11h00 ngày mùng 3 Tết (18/02/2018) Chương trình giao lưu “Hoàng đế”
11/02/2018
[ThaiHaBooks] “Hoàng Đế là cuốn sách không chỉ mở đầu sự nghiệp quốc tế của phóng sự gia tầm cỡ nhất Ba Lan, mà còn đưa thể loại phóng sự lên ngang tầm văn học cao cấp.” – Đại sứ Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam, Barbara Szymanowska.
Hoàng đế của Ryszard Kapuściński là tác phẩm chứa đựng chuẩn mực của ngành báo, xứng đáng để chúng ta đọc và thưởng thức cách thức tác giả kể chuyện về thế giới. Trong cuốn sách, hầu như không bao giờ ông giới thiệu về bản thân và các quan điểm cá nhân. Ông luôn cố gắng tìm hiểu và trình bày quan điểm của cả hai phía. Ông hành xử theo những gì đã được học trong trường phái phóng sự của Ba Lan – một trường phái có tên tuổi và được đánh giá cao trên thế giới, trường phái mà ông không chỉ là người đồng sáng lập, mà bản thân còn là một trong số những ngôi sao lớn.
Hoàng Đế được xuất bản thành sách lần đầu năm 1978. Trước đó, tác phẩm được đăng dài kì trên tuần báo Văn Hóa và đoạn kết đã giúp tác phẩm gây tiếng vang lớn. Hoàng Đế được in trên 20 lần tại Ba Lan và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng, giúp Ryszard Kapuściński trở thành một trong hai nhà văn Ba Lan có tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới.
Với Hoàng Đế, Ryszard Kapuściński không chỉ tạo được danh tiếng nhờ tài năng của mình mà còn “chứng minh một cách thuyết phục rằng phóng sự văn học không chỉ là văn học đích thực, nó còn mang trong mình những giá trị rất lớn, đặc biệt là trong một thế giới không ngừng thay đổi.”
Ryszard Kapuściński đã từng chia sẻ về đứa con tinh thần của mình như sau: “Trong đời chỉ có thể viết được một cuốn sách loại này. Ý tưởng chỉ xuất hiện một lần và không bao giờ lặp lại, bởi nếu lặp lại thì coi như thất bại. Hoàng Đế được viết từ một tình huống khá đơn giản. Khi đó, tôi đã là người viết phóng sự có thâm niên ở châu Phi 10 năm. Tôi đã viết rất nhiều phóng sự, hay có, dở có, rất khác nhau. Khi tôi được cử đi Ethiopia để viết về cuộc nổi dậy ở đây, tôi nghĩ sự kiện này là một cuộc đảo chính quân sự bình thường. Tôi đã thu thập tài liệu để viết loạt bài phóng sự như thường lệ. Nhưng khi trở về nước, tôi cảm thấy không thể viết như kiểu đã viết trước đây. Trong cuốn Hoàng Đế, ông vua Ethiopia thực sự không xuất hiện. Đây là cuốn sách về đám quần thần của ông và người đọc có thể nhận ra một điều: những người dưới quyền có thể tạo ra một chế độ độc tài như thế nào.”
Hẹn gặp bạn tại chương trình!
![[Thái Hà Books – Wow Art] Dự án “Mở” – Vì một thế giới đầy sáng tạo và yêu thương](https://thaihabooks.com/wp-content/uploads/2017/09/avartar-ma_.png)
[Thái Hà Books – Wow Art] Dự án “Mở” – Vì một thế giới đầy sáng tạo và yêu thương
07/09/2017[ThaiHaBooks] Có thể nói công việc đáng giá nhất và quan trọng nhất đó chính là công việc cống hiến cho thế hệ tương lai. Và cũng có thể nói...

Reading Books Together tại Vinschool Book Fair 2018
19/11/2018[ThaiHaBooks] Tôi may mắn được đi cùng Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập kiêm Chủ tịch công ty Sách Thái Hà đến tọa đàm với các thầy cô giáo,...

Cuộc thi viết về ẩm thực chay ‘ăn chay hạnh phúc’
31/05/2017[Phathocdoisong] Thế là đã nửa năm trôi qua kể từ ngày Tết Chay lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của 44 đơn vị...

ThaiHaBooks tham gia Phố sách Xuân 2022 (29/01 – 06/02/2022)
28/01/2022[ThaiHaBooks] Phố sách Xuân được tổ chức từ ngày 29/01 – 06/02/2022 (tức 27 tháng Chạp đến 6 Tết) tại Phố sách Hà Nội, phố 19/12, Hai Bà Trưng. Năm...