CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG CON NGƯỜI THAY ĐỔI VẬN MỆNH
Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024
Chúng ta thường nghĩ rằng khi được sinh ra, vận mệnh của bản thân đã được định sẵn như chỉ tay của mình vậy. Nhưng, có bao giờ bạn nghĩ, vận mệnh như chỉ tay nhưng chẳng phải chỉ tay nằm trong lòng bàn tay hay sao?
Cuốn sách Tôi trồng cỏ 4 lá giới thiệu đến bạn một số câu chuyện về những con người thay đổi vận mệnh để bạn có thể thấy rằng chỉ cần chúng ta có suy nghĩ, hành động đúng đắn, mọi thứ đều có thể thay đổi.
Matsushita Konosuke và Matsushita
Người sáng lập Tập đoàn Công nghiệp Điện khí Matsushita (Panasonic), ngài Matsushita Konosuke là một ví dụ điển hình. Khi Konosuke còn nhỏ, công việc kinh doanh của bố ông gặp thất bại, gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, ông buộc phải nghỉ học ở trường Tiểu học Wakayama và một mình lên Osaka để kiếm sống. Lúc đó, ông vẫn chưa tròn 10 tuổi.
Matsushita từng nói rằng, khoảng thời gian này, ông vô cùng chán ghét cuộc sống và ông nguyền rủa số phận của mình.
Ông nghĩ rằng: “Cả đời này mình sẽ chỉ là một người làm công, đó là số phận của mình”. Trong sáu năm làm việc ở Công ty Điện tử Osaka, ông đã tự mình phát triển loại chuôi bóng đèn mới nhưng khi trình bày ý tưởng đó với cấp trên thì lại bị bác bỏ.
Ông xin nghỉ việc. Vì nhận ra khả năng tìm một công việc có liên quan đến điện khí là rất thấp, nên ông quyết định mở một nhà xưởng để sản xuất loại chuôi đèn này.
Heinrich Schliemann
Nói về việc vươn lên từ tận cùng nghèo khó cũng không thể không nhắc đến Heinrich Schliemann.
Có một điểm chung giữa Heinrich Schliemann và Matsushita, đó là, bố của Heinrich Schliemann cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính khiến giấc mộng học hành của ông tan vỡ. Heinrich Schliemann bỏ học năm 14 tuổi, phải phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống.
Hằng ngày, ông thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và làm việc cho tới đêm khuya. Cuộc sống lao động cực nhọc cứ thế tiếp diễn. Lao động quá sức khiến Schliemann ngã bệnh, cuộc sống của ông lúc này gắn liền với giường bệnh. Hằng đêm, ông ngước nhìn lên bầu trời và chìm đắm trong suy nghĩ “ngôi sao bất hạnh đang chiếu vào cuộc đời mình có lẽ đang ở một nơi nào đó giữa bầu trời này.”
Bạn nghĩ rằng cuộc đời của Heinrich Schliemann sẽ đi về đâu nếu ông cứ mãi chìm đắm trong những suy nghĩ như vậy?
Những năm tháng sau đó, Schliemann gặt hái được nhiều thành công với vị trí nhà tư vấn kinh doanh cho các đối tác. Từ đó, cuộc sống của ông thay đổi. Ông có được khối tài sản kếch xù từ công việc làm ăn. Ông trở thành một thương nhân giàu có và là người đầu tiên khai quật được di tích Thành cổ Troy.
Vincent Van Gogh
Một ví dụ nữa cần phải kể đến đó là danh họa nổi tiếng của thế kỷ XIX Vincent Van Gogh.
Thời thanh niên, Van Gogh làm việc cho một công ty buôn bán tranh. Sau đó, ông làm giáo viên và truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo nhưng thời gian ông làm những công việc đó cũng không kéo dài.
Từ khi bắt đầu hoạt động vẽ tranh năm 27 tuổi cho đến lúc qua đời năm 37 tuổi, Van Gogh đã dành toàn bộ sức lực và tâm huyết của mình phụng sự cho nghệ thuật.
Một trong số những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của Van Gogh là bức họa nổi tiếng Les Tournesols (Hoa hướng dương). Tranh của Van Gogh được giới phê bình nghệ thuật hiện nay đánh giá rất cao và có ảnh hưởng sâu sắc đến các họa sĩ sau này.
Tin liên quan

Lợi nhuận không còn là đích đến mà là công cụ tạo ra giá trị bền vững
Thái Hà Books
Th 7 14/06/2025
Đại xu hướng "Lợi nhuận có mục đích" là gì?Khi người tiêu dùng và đội ngũ người lao động đặt cho doanh nghiệp yêu cầu về các... Đọc tiếp

So sánh kinh tế học Phật giáo và kinh tế học hiện đại
Thái Hà Books
Th 6 13/06/2025
"Sinh kế đúng đắn" (chánh mạng) là một trong những phẩm chất cần có trong Bát chánh đạo của Đức Phật. Do đó, rõ ràng là phải... Đọc tiếp

Học từ khủng hoảng để trưởng thành và phục hồi
Thái Hà Books
Th 4 16/04/2025
[ThaiHaBooks] Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách tăng thuế nhập khẩu... Đọc tiếp