“CEO Lệch Chuẩn”: Bản Kế Hoạch Sáng Suốt Của 8 CEO Thiên Tài.
Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024
William Thorndike đã kể câu chuyện hấp dẫn về 8 CEO “khác người”, đồng thời nỗ lực giải mã bí mật về cách đầu tư thông minh cũng như về lợi nhuận lâu dài của công ty này trong suốt nửa thế kỷ qua.
Các CEO được giới thiệu trong cuốn sách này là những kẻ ngoài lề, lội ngược dòng, xem nhẹ những phương pháp truyền thống đã được chấp nhận lâu đời (như trả cổ tức và tránh mua lại cổ phần) và ưa thích sự phi chính chính thống của mình. Họ có đi lệch cái chuẩn của CEO thường thấy, nhưng ngẫm lại thì không hẳn đúng nghĩa “lệch chuẩn”.
Guồng máy bất tử tạo lợi nhuận
Warren Buffett thường so sánh kình địch giữ công ty của Tom Murphy, CEO công ty phát thanh – truyền hình Capital Cities và CBS như một cuộc đua xuyên Đại Tây Dương giữa một chiếc thuyền chèo tay và một con tàu du lịch nổi tiếng QE2 (Queen Elizabeth 2), để minh họa cho tác động to lớn mà hoạt động quản trị có thể có đối với lợi nhuận dài hạn.
Khi Murphy trở thành CEO của Capital Cities năm 1966, CBS, dưới sự điều hành của Bill Paley, đang là công ty truyền thông thống lĩnh cả nước, với các đài truyền hình và truyền thanh ở những thị trường lớn nhất, mạng lưới phát sóng hàng đầu cùng quyền sở hữu các ấn phẩm và âm nhạc có giá trị. Ngược lại, lúc đó, Capital Cities có năm đài truyền hình và bốn đài truyền thanh, đều ở các thị trường nhỏ. Giá vốn hóa của thị trường của CBS gấp 16 lần Capital Cities. Tuy nhiên, sau 30 năm, khi Murphy bán công ty mình cho Disney thì Capital Cities có giá trị gấp ba lần CBS. Nói cách khác, con thuyền chèo tay đã thắng QE2 một cách hoàn toàn thuyết phục.
Đó chính là nhờ phương pháp quant lý khác biệt từ trong nền tảng. CBS đã dùng dòng tiền khổng lồ của mình được tạo ra nhờ mạng lưới và hoạt động phát sóng để tài trợ mạnh cho một chương trình mua lại, chương trình này đã đưa công ty vào những linhc vực hoàn toàn mới mẻ, bao gồm cả việc mua một công ty đồ chơi và đội bóng chày Yankess của New York. CBS phát hành cổ phiếu để tài trợ cho một số những thương vụ này, xây dựng một tòa nhà văn phòng đồ sộ và lộng lẫy ở ngay giữa Manhattan với chi phí khổng lồ, phát triển một cơ cấu doanh nghiệp với 42 chủ tịch và phó chủ tịch.
Capital Cities dưới thời Murphy là một ví dụ cực kỳ thành công của cái mà giờ đây chúng ta gọi là kiểu đầu tư cuốn chiếu (roll – up). Đó là cách mà một công ty sẽ mau một loạt các công ty khác, cố gắng cải thiện hoạt động và rồi tiếp tục mua theo thời gian, hưởng lợi ích của lợi thế quy mô và hoạt động quản trị hàng đầu. Nếu như các công ty vào khoảng giữa thập niên 1990 và những năm đầu thập niên 2000 cũng áp dụng nhưng thất bại thì Murphy lại thành công. Bởi ông không giống họ. Họ mua quá nhanh và đánh giá thấp độ khó cũng như tầm quan trọng của việc mua, sáp nhập và cải thiện hoạt động. Còn Murphy hành động chậm rãi, phát triển những kiến thức thực sự chuyên sâu về cách vận hành, tập trung vào một số lượng nhỏ các thương vụ mua mà ông biết sẽ có tỷ lệ thành công cao, kết hợp được sự xuất chúng trong cả quản lý lẫn phân bổ vốn với một mức độ phi thường.
Murphy từng nói với tôi: “Công việc kinh doanh này bao gồm rất nhiều những quyết định nhỏ mỗi ngày, pha trộn với một vài quyết định lớn”.
Tom Murphy sinh năm 1925 ở Brooklyn, New York, là thành viên nổi bật của Trường Kinh doanh Havard (HBS) niêm khóa 1949 huyền thoại (khóa có một người trở thành Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Mỹ – SEC và rất nhiều các doanh nhân thành đạt cũng như CEO của các công ty thuộc danh sách Fortune 500). Vì ông là một người hoàn toàn không uống rượu, cuộc đời ông ngoặt sang một hướng khác – từ vị trí quản lí sản phẩm của người khổng lồ Lever Brothers trong lĩnh vực hàng hóa đóng gói đến làm việc cùng Frank Smith, bạn chí cốt của bố ông, và rồi trở thành CEO ở tuổi 40. Khi đã ở vị trí CEO, Murphy không tốn nhiều thời gian để lại dấu ấn của mình.
Năm 1967, ông mua KTRK, chi nhánh của đài ABC của Houston, với giá 22 triệu đô la – thương vụ mua lớn nhất trong lịch sử ngành này tính tới thời điểm đó. Năm 1968, Murphy mua Fairchild Communications, một nhà xuất bản hàng đầu trong ngành tạp chí thương mại , với giá 42 triệu đô la. Và đầu năm 1970, ông thực hiện lần mua lớn nhất của mình với thương vụ mua Triagle Communications từ tay Walter Annerberg với giá 120 triệu đô la. Sau giao dịch Triangle, Capital Cities sở hữu năm đài truyền hình VHF, đó là con số tối đa mà FCC (Ủy ban Truyền thông Liên bang của Mỹ) cho phép.
Sauk hi mua vài tờ nhật báo nhỏ trong những năm đầu thập niên 1970, ông mua Tờ Forth Worth Telegram với giá 75 triệu đô la vào năm 1974 và Tờ Kansas City Star với giá 95 triệu đô la năm 1977.
Trong suốt quãng thời gian thị trường gâu kéo dài giữa thập niên 1970 tới đầu thập niên 1980, Murphy trở thành người hăng hái mua lại các cổ phần của mình, cuối cùng, ông mua vào gần 50%, phần lớn trong số đó có số nhân giá trên thu nhập (P/E) ở mức một chữ số ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] tháng 1 năm 1986, Murphy, trong một nước đi thần sầu, đã mua ABC Network cùn với các tài sản phát sóng liên quan (bao gồm cả các đài truyền hình có thị trường lớn ở New York, Chicago và Los Angeles) ở mức giá gần 3,5 tỷ đô la với sự tài trợ từ phía bạn ông, Warren Buffett.
Có hai dạng nguồn lực mà bất cứ CEO bào cũng phải phân bố tài chính và con người. Chúng ta đã đả động một chút đến dạng thứ nhất rồi. Tuy nhiên, dạng thứ hai cũng cực kỳ quan trọng và ở đây, một lần nữa, các CEO lệch chuẩn lại có chung một cách làm khác thường, phương thức chú trọng vào các tổ chức phẳng và đội ngũ nhân sự “teo tóp”.
Triết lý dẫn dắt hoạt động quản lý nhân sự của công ty, mà Murphy nhắc đi nhắc lại không ngớt, là “tuyển những người giỏi nhất có thể và để họ yên”.
Thực tế, việc tuyển dụng ở công ty cũng khác thường không kém. Đều là những người chưa từng có kinh nghiệm về phát thanh – truyền hình trước khi gia nhập Capital Cities. Họ tìm kiếm những “chú cáo” trẻ tuổi, tài năng với góc nhìn mới mẻ. Murphy cũng hoàn toàn thoải mái khi trao trách nhiệm cho các quản lý trẻ.
Trong lĩnh vực phân bổ vốn, ông khác biệt so với các CEO khác.
Ông tránh đa dạng hóa, trả cổ tức ở mức tối thiểu, hiếm khi phát hành cổ phiếu, sử dụng đòn bẩy linh hoạt, mua lại cổ phiếu đều đặn và giữa những khoảng thời gian dàn án binh bất động, thỉnh thoảng ông lại làm một thương vụ mua cực lớn.
Hai nguồn vốn chính cho Capital Cities là dòng tiền hoạt động nội bộ và nợ. Như chúng ta đã thấy, công ty liên tục tạo ra dòng tiền hoạt động ở mức cao, dẫn đầu ngành, nhờ đó Murphy có một nguồn vốn đáng tin cậy để phân bổ vào các thương vụ mua, mua lại, trả nợ và những lựa chọn khác.
Một ông chủ tập đoàn khác thường
Sinh năm 1916, Singleton là một nhà toán học và khoa học cực kỳ tài năng, ông chưa bao giờ kiếm được một tấm bằng MBA. Thay vào đó, ông lại học ở MIT. Ông làm kỹ sư nghiên cứu cho các công ty sản xuất máy bay. Sau đó, được Tex Thornton, tuyển về Litton Industries. Mặc dù, được thăng lên chức Tổng giám đốc công ty Electronic System của tập đoàn nhưng ông thấy rõ ràng mình sẽ không kế nghiệp CEO Thornton, khi ông 43 tuổi, cùng bạn mình thành lập Teledyne. Họ bắt đầu bằng cách mua lại ba công ty điện nhỏ, với bàn đạp này, họ đã đấu thầu thành công một hợp đồng hải quân lớn. Teledyne trở thành công ty đại chúng năm 1961, ở buổi bình minh của kỷ nguyên tập đoàn.
Singleton còn được coi là một tiền – Buffett, bởi có một sự tương đồng kỳ lạ giữ hai vị CEO này.
- CEO đồng thời là nhà đầu tư. Cả Buffett và Singleton đều thiết kế nên những tổ chức cho phép họ tập trung vào việc phân bổ vốn chứ không phải các hoạt động quản lý. Cả hai đều coi bản thân ở khía cạnh là nhà đầu tư, chứ không phải nhà quản trị.
- Phân quyền trong hoạt động, tập quyền trong quyết định đầu tư. Cả hai đều điều hành những tổ chức phân quyền cực mạnh với rất ít nhân sự ở hội sở và ít, nếu có, các lớp trung gian giữa các công ty đang hoạt động và ban quản trị cao nhất. Cả hai đều đưa ra tất cả các quyết định phân bổ vốn chính cho công ty mình.
- Triết lý đầu tư. Cả hai đều tập trung các khoản đầu tư của mình vào các lĩnh vực họ thực sự am hiểu và hoàn toàn thoải mái với các danh mục đầu tư cổ phiếu đại chúng không dàn trải.
- Phương thức quan hệ với nhà đầu tư. Cả hai đều không đưa ra những chỉ dẫn theo quý cho các nhà phân tích hay tham gia cá hội thảo. Cả hai đều cung cấp các báo cáo thường niên giàu thông tin với thông tin chi tiết về các đơn vị kinh doanh.
- Cổ tức. Teledyne, đơn độc giữa rừng tập đoàn, không trả cổ tức trong 26 năm hoạt động của mình. Berkshire chưa bao giờ trả cổ tức.
- Chia tách cổ phiếu. Teledyne là cổ phiếu có giá cao nhất trên sàn NYSE cho phần lớn thập kỷ 1970 và 1980. Buffett chưa bao giờ chia tách cổ phiếu A của Berkshire (hiện nay đang được giao dịch ở mức 120.000 đô la một cổ phiếu).
- Quyền sở hữu lớn trong tay CEO. Cả hai đều nắm quyền sở hữu đáng kể trong công ty mình (13% với Singleton và hơn 30% với Buffett). Họ suy nghĩ như những ông chủ bởi vì họ chính là ông chủ thực sự.
- Công ty bảo hiểm. Cả Singleton và Buffett đều nhận ra tiềm năng đầu tư các tài khoản “thả nổi” của công ty bảo hiểm để tọa giá trị cho cổ đông và đối với cả hai công ty, bảo hiểm là hoạt động kinh doanh lớn nhất và quan trọng nhất.
- Phép so sánh với nhà hàng. Phil Fisher, một nhà đầu tư nổi tiếng từng so sánh hai công ty này với các nhà hàng – qua thời gian, nhờ sự kết hợp của các chính sách và quyết định, họ đã tự lọc được đối tượng khách hàng thân thiết. Với tiêu chuẩn này, cả hai đều cố ý điều hành những nhà hàng cực kỳ khác so với bình thường mà qua thòi gian đều hấp dẫn những khách hàng/ cổ đông có cùng tư duy, định hướng dài hạn.
Khi trí tuệ cầm cương
Con đường trở thành Chủ tịch và CEO của công ty Washington Post của Katharine Graham vô cùng lạ lùng. Là con gái của một nhà tài chính nổi danh (và chủ nhân của Washington Post) Eugene Meyer. Bà kết hôn với một luật sư tài giỏi tốt nghiệp trường Havard, Philip Graham. Graham được Meyer lựa chọn để điều hành công ty, nhưng có thể là do áp lực công việc mà ông đã tự vẫn vào năm 1963. Sau cái chết của chồng, bà bất ngờ bị đẩy vào vị trí CEO. Ở tuổi 46, bà là mẹ của của bốn đứa con và kể từ khi sinh đứa con đầu lòng lúc bà 20 tuổi bà đã không làm một việc nào đều đặn cả. Trước cái chết bất ngờ của chồng, bỗng nhiên bà trở thành một nữa lãnh đạo điều hành duy nhất của một công ty tầm cỡ Fortune 500. Vốn là người nhút nhát, dễ hiểu bà đã phát hoảng lên như thế nào.
Điều ít được chú ý hươn chính là những gì Graham làm cho các cổ đông của bà. Từ thời điểm công ty thực hiện IPO năm 1971 cho tới khi bà rời ghế chủ tịch năm 1993, lợi nhuận gộp hàng năm cho cổ đông đạt được con số đáng ngưỡng mộ 22,3% bỏ xa cả S&P (7,4%) và những người đồng cấp của bà (12,4%). Một đô la đầu tư vào đợt IPO sẽ đáng giá 89 đô la vào thời điểm bà về hưu, so với 5 đô la đối với S&P và 14 đô la đối với nhóm người đồng cấp của bà. Bà đã vượt S&P gấp 18 lần và bạn bè đồng cấp hơn 6 lần. Đơn giản,bà là vị lãnh đạo tuyệt vời không ai sánh kịp trong giới báo chí Mỹ suốt thời giai đoạn 22 năm này.
Graham, dưới sự chỉ dạy của Buffett, đã chứng tỏ mình là một nhà phân bổ vốn cực kỳ hiệu quả, nếu không nói là phá cách. Phương thức tiếp cận của bà trong lĩnh vực quan trọng này mang đặc tính: các mức nợ và cổ tức thấp so với ngành, mức mua lại cổ phiếu cao so với ngành, tương đối ít các thương vụ mua và cẩn trọng trong chi tiêu vốn. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào những lĩnh vực này, bắt đầu từ các nguồn vốn của công ty.
Trong suốt nhiệm kỳ của Graham, công ty Post đã liên tục tạo ra dòng tiền vững mạnh, với khả năng sinh lời cải thiện rõ rệt trong suốt thập niên 1980 khi doanh thu báo chí lao dốc, sau khi tờ Star ngừng hoạt động và Dick Simmons tăng biên lợi nhuận ở khắp các đơn vị hoạt động. Thêm vào làn sóng tiền mặt này, công ty có hai nguồn vốn khác, cả hai đều hiếm khi được dùng đến: đòn bẩy và bán tài sản.
Dưới thời Graham, công ty Post, giống như Berkshire của Buffett, rất hiếm khi bán các đơn vị kinh doanh đang hoạt động và chủ động tránh phân tách công ty, thay vào đó, mô hình mà họ ưa chuộng là sở hữu trực tiếp dài hạn hơn. Chỉ có duy nhất ngoại lệ đáng kể vào đầu năm 1988 khi công ty quyết định bán các tài sản ở mảng điênh thoại di động với một hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư mỹ mãn.
Graham đầu tư số tiền này rất cẩn trọng. Trong suốt cả thời kỳ tại nhiệm của mình, bà đã duy trì một mức cổ tức tối thiểu, tin rằng những khoản tiền này bất lợi về thuế. Một lần nữa, rất đáng để nhấn mạnh bản chất trái ngược của cách thức tiếp cận này đặc biệt trong ngành báo chí, nơi mà các gia đình sáng lập – một vài thành viên của các gia đình này chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập từ cổ tức – thường có tỷ lệ sở hữu rất cao. Post, dưới thời Graham, lúc nào cũng trả cổ tức ở mức thấp nhất so với nhóm các công ty ngang tầm và do đó có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao nhất.
Phương pháp đầu tư các khoản lợi nhuận này của Graham chịu ảnh hưởng của Simmons, Buffett và một giám đốc khác, Dan Burk của Capital Cities. Tất cả các quyết định chi tiêu vốn đều được đệ trình qua một quy trình phê duyệt ngặt nghèo, quy trình này yêu cầu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư phải thật hấp dẫn.
Alan Spoon từng tổng kết rằng: “Các hệ thống đều được liên kết chặt chẽ, toàn bộ tiền dư thừa đều được gửi về hội sở. Các nhà quản lý phải bảo vệ tất cả các dự án vốn. Câu hỏi chính đặt ra là “Đồng đô la tiếp theo tốt nhất nên được dùng vào đâu?” Và công ty rất khắt khe và hoài nghi khi trả lời câu hỏi đó”.
Mặc dù rất thành công, Graham cũng gặp nhiều phiền phức bởi những cơn nghi ngờ bản thân gần 30 năm làm CEO. May mắn thay, bà là người có ý chí mạnh mẽ, độc lập và không ngại đưa ra những quyết định gây tranh cãi, trái lệ thường, cho dù những quyết định ấy có liên quan tới việc từ chối những yêu sách của đám công nhân đình công ngang bướng, không nhượng bộ trước những đe dọa không ngừng từ phía chính quyền Nixon, hay tảng lờ các lãnh đạo khác trong ngành báo khi họ nghi ngại về nỗi ám ảnh của bà đối với việc tự mua cổ phiếu và sự rụt rè của bà với hoạt động mua công ty. Cuối cùng, vị CEO tay ngang này đã để lại một di sản báo chí và tài chính khiến những người đồng cấp phải ghen tị và bà làm điều này với một phong cách và sự tự tin rằng: “Bà ấy đơn giản là rất vui vẻ”.
Trên đây là ba CEO, và bạn thấy đấy mỗi người đều có một cơ duyên khác nhau để tới vị trí CEO nhưng họ đều thể hiện hết mình năng lực bản thân. Có chút rụt rè đấy, có sự hoảng sợ đấy nhưng họ không lùi bước mà còn là “tường thần sống” để chúng ta học tập. Còn năm vị CEO không kém đặc biệt: Bill Anders, John Malone, Bill Stiritz, Dick Smith và Warren Buffett này được William N. Thorndike nói tới hết sức chân thực. Các bạn hãy cùng đón đọc để tự mình cảm nhận và khám phá những điều giá trị nhất. Mong rằng cuốn sách sẽ đưa bạn tới thế giới của những kẻ “lệch chuẩn” .
Tác giả: Thu Hằng – Bookademy
Tin liên quan
Tập luyện cổ họng – Cách tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên
Long
Th 2 29/07/2024
ThaiHaBooks- Cuốn sách “Tập luyện cổ họng” của tác giả Otani Yoshio là một tác phẩm đơn giản và dễ hiểu, giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng... Đọc tiếp
“Bạn càng cười không cần lý do thì cuộc sống sẽ càng cho bạn lý do để cười” – Yoga cười
Thái Hà Books
Th 2 29/07/2024
ThaiHaBooks- Phương pháp hoàn hảo để bạn có thể vừa cười vừa tập thể dục,phương pháp coi cười là một bài tập thể dục – “Yoga cười” của tác... Đọc tiếp
Bí quyết đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Long
Th 2 29/07/2024
ThaiHaBooks- Bạn đã làm việc rất chăm chỉ nhưng vẫn không có dư? Bạn muốn học cách quản lý tài chính cá nhân? Bạn muốn đầu tư... Đọc tiếp