Lãnh Đạo Là Người Sẵn Sàng Hy Sinh Mọi Thứ Của Riêng Mình

Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024

Nhà lãnh đạo là người đầu tiên tìm hiểu về những gì chưa biết.

Họ vội vã hướng về phía có nguy hiểm.

Họ đặt sự quan tâm sang một bên để bảo vệ chúng ta hoặc kéo chúng ta về phía tương lai.

Nhà lãnh đạo sẽ sớm hi sinh những gì thuộc về họ để bảo vệ những gì thuộc về chúng ta.

Và họ sẽ không bao giờ hi sinh những gì thuộc về chúng ta để bảo vệ những gì thuộc về họ.

Đây là điều làm nên một nhà lãnh đạo.

Có nghĩa họ chọn là người đầu tiên hướng về phía nguy hiểm, về phía những gì chưa biết.

Và khi cảm thấy chắc chắn họ sẽ giúp chúng ta an toàn, chúng ta sec đi theo họ và làm việc không mệt mỏi để thấy được tầm nhìn của họ đến với cuộc sống và tự hào coi bản thân chúng ta là người đi theo họ.

1. Động lực

 Trong mỗi tổ chức luôn có một tấm gương điển hình đạt được những thành công vang dội nhất. Đó là người vượt trội và năng động hơn hẳn những người khác, nhận được sự tôn trọng, khâm phục từ những người bên trong và bên ngoài tổ chức. Đó là người có lòng trung thành cao nhất và ít bị lay động nhất, là người có khả năng vượt qua bão tố và thách thức. Tất cả tổ chức đặv biệt này đều có một nền văn hóa mà ở đó những người lãnh đạo sẽ đưa ra sự che chắn, bảo vệ và những người ở dưới cũng bảo vệ cho cấp trên của họ. Đây là lý do mà họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, chấp nhận hiểm nguy trong công việc của mình. Và bất kỳ tổ chức nào cũng có thể làm được điều này. Đó là sự đồng cảm.

Đại úy Mike Drowley hay còn được biết đến với biệt danh Johnny Bravo, trong trận chiến đấu ác liệt vị chỉ huy đó luôn sát cánh bên cạnh những đồng đội, cảm nhận được những nỗi lo lắng, sợ hãi của họ. Ông hiểu rõ hơn hết các đồng đội luôn cần có một người theo dõi, nó giúp đội bộ binh cảm thấy tự tin hơn. Đại úy lãnh nhiệm vụ chỉ huy trên không cho đội bộ binh bên dưới. Ông hỗ trợ cho đồng đội mình, sẵn sàng bất chấp hiểm nguy luôn rình rập trên không, nhất quyết lựa chọn cùng sống chết với những người anh em của mình.

Sống còn khổ hơn là chết. Sông còn khổ hơn cả chết khi bạn vô tình giết chết đồng đội của mình. Hay một cuộc đời sống còn khổ hơn cả chết khi bạn sống sót trở về còn 22 người khác thì không.

Sự hi sinh có thể là bẩm sinh hay không nhưng nó chắc chắn có thể được tôi luyện trong điều kiện nơi chúng ta làm việc. Một nhà lãnh đạo là người phải biết lưa chọn sáng suốt, luôn ưu tiên đến lợi ích của nhân viên, bảo vệ lợi ích của nhân viên và tổ chức lên trước cá nhân mình.

Một người lãnh đạo cũng phải là người biết bảo vệ tổ chức khỏi những tranh giành bên trong tổ chức. Một tổ chức có vững bền hay không tùy thuộc vào mối quan hệ của những người bên trong. Sự hào nhoáng bên ngoài không thể mãi che đậy sự rời rạc của những con người trong cùng một tổng thể. Sự bền chặt của một tổ chức dựa trên tinh thần tin tưởng và hợp tác cùng nhau phát triển. Một nhà lãnh đạo cũng giống như cha mẹ và công ty là một gia đình mới của mỗi người lao động.

Mỗi người lao động đều là con trai hoặc con gái của một người nào đó. Giống như các bậc làm cha mẹ, nhà lãnh đạo của công ty sẽ phải có trách nhiệm về cuộc sống quý giá của họ.

Người lãnh đạo giống như cha mẹ, người luôn mong muốn con cái có một nền giáo dục tốt, một cuộc sống tốt để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc, trở thành những con người trưởng thành, tự tin, đầy đủ bản lĩnh và đạo đức trước sống gió cuộc đời. Nếu những người lãnh đạo được làm việc và phát triển giống như vậy, họ sẽ trở thành những người có trách nhiệm với công ty mình, một người hết lòng trung thành, tận tụy.

Chúng ta không chỉ yêu cầu nhân viên dùng sức lực và khả năng của họ để làm việc, mà còn truyền động lực cho sự hợp tác, niềm tin và lòng trung thành của họ để họ cam kết cùng với mục tiêu của chúng ta. Đối xử với nhân viên giống như trong một gia đình chứ không đơn thuần chỉ là người làm thuê.

Một công ty có thể chịu trực tiếp những đe dọa từ bên ngoài, như sự sụt giảm của thị trường, sự thay đổi mối quan tâm của khách hàng, sự cạnh tranh từ các công ty. Bên cạnh đó vẫn luôn có những mối đe dọa từ bên trong, nó không biểu hiện rõ ràng, mà như những đợt sóng ngầm, cứ thầm lặng bào mòn giá trị công ty. Mối đe dọa đó xuất phát từ chính những người trong công ty, có thể là cảm giác đe dọa, cô lập, cảm thấy không thể lên tiếng, cảm thấy vô dụng và bị từ chối. Mỗi nhà lãnh đạo trong một tổ chức cần phải đối phó, để phá vỡ những bức tường rào cản giữa họ với mục tiêu chung của công ty. Hãy tạo cho mọi người cảm giác thân thuộc, đến công ty họ không phải chịu đựng những áp lực từ công việc, và làm nó trong tư thế để đối phó với cấp trên. Tạo cho họ một vòng tròn an toàn, nơi đó họ được cảm thông, tin tưởng, tự do thể hiện. Bằng cách đó người lãnh đạo sẽ giảm được mối lo lắng xuất phát từ những người trong cuộc. Vòng tròn an toàn giúp chúng ta hợp tác để tạo thành một khối thống nhất, có khả năng tồn tại và phát triển tốt hơn.

Các nhà lãnh đạo không chỉ chịu trách nhiệm xây dựng vòng tròn an toàn cho những nhân viên của mình mà còn chỉ cho họ cách để mở rộng vòng an toàn của chính mình. Sự mở rộng vòng tròn an toàn không được mang tính thiên vị, không được mang tính lựa chọn. Mọi người, mọi nhân viên trong công ty đều nên được cung cấp những lợi ích như nhau, được hưởng thành quả công việc bình đẳng, chế độ đãi ngộ công bằng.

Gần đay chắc hẳn bạn đọc được không ít những tin tức về những vụ đột tử do làm việc quá sức. Và thật đau lòng con số ngày càng tăng cao khi nhiều công ty chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ rơi những người đang ngày đêm giúp họ tăng cao những con số đó. Việc đối xử tệ với nhân viên khi tài chính công ty gặp vấn đề, la mắng khi những con số không được cải thiện luôn xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Điều đó không giúp cải thiện được vấn đề của công ty, mà chỉ làm nội bộ công ty chia rẽ, và đến cuối cùng chỉ còn một mình người chủ công ty đó ở lại, anh ta sẽ học được rằng một vị tướng mà không có quân thì không phải là một vị tướng. Trận chiến đó kết thúc và người chịu đựng cuối cùng là anh ta. Xét theo quan điểm kinh doanh, việc đối xử tốt với người lao động trong bất kỳ một tình trạng kinh tế nào sẽ có chi phí hiệu quả hơn là không đối xử tốt với người lao động.

Sống trong một xã hội cùng với nhau con người không thể nào tránh được những xung đột lợi ích, con người ai cũng sẽ có lúc ích kỉ, đặt lợi ích của bản thân lên trước. Điều đó là không thể trách được, dẫu sao chúng ta cũng chỉ là những con người bình thường, chứ không phải đấng tối cao, thần thánh. Đến ngay cả trong cơ thể chúng ta cũng luôn tồn tại những tác nhân đối nghịch. Trong cơ thể chúng ta có bốn chất hóa học là endorphins, dopamine,serotonin và oxytoin. Hai chất endorphins và doparmine thúc đẩy các hoạt động kiếm ăn, xây dựng nơi ở, phát minh ra các công cụ, định hướng làm việc. Đó là những chất ích kỉ. Hai chất còn lại khuyến khích chúng ta làm việc cùng nhau, phát triển cảm giác tin tưởng và trung thành. Bạn thấy đấy ngay chính nội tại cơ thể cũng luôn có sự mâu thuẫn, vì lợi ích hay vì cộng đồng. Tuy nhiên chúng ta sẽ chết nếu như không có những tác nhân “ích kỷ” đấy. Mục tiêu của các nhà lãnh đạo là làm cân bằng những tác nhân này, giống như việc làm cân bằng giữa những cái tôi với nhau vì mục tiêu chung. Dopamine là động lực giúp chúng ta đạt được những thành tựu, nhưng ta sẽ cảm thấy cô đơn cho dù ta có giàu có và quyền lực đến đâu. Vì vậy chúng ta luôn cần đến oxytoxin, tác nhân giúp chúng ta có thể sống cùng trong một cộng đồng. Chỉ có khi đó chúng ta mới nhìn thấy được giá trị bản thân, mục tiêu sống của mình. Bên cạnh cân bằng những nội tiết tố trong một tổ chức, trách nhiệm của nhà lãnh đạo còn là phải dạy cho nhân viên các nguyên tắc, quy định, đào tạo họ để nâng cao năng lực và sự tự tin. Hơn thế nữa người lãnh đạo cũng phải mang đến sự chở che, bảo vệ yêu thương từ bên trên cho những người đang làm việc bên dưới.

Sự can đảm của chúng ta đến từ cấp trên của mình. Sự tự tin làm những điều đúng đắn của chúng ta cũng được quyết định bởi mức độ tin cậy mà chúng ta cảm nhận được với người lãnh đạo của mình.

2. Con đường chúng ta chọn

Khi người lãnh đạo ăn đầu tiên- Những con người chỉ quan tâm đến những con số hay tài nguyên, và đặt nó lên trước những nhân viên. Việc đó xác định họ đang cố gắng phá vỡ những kết cấu trong một tổ chức. Một tổ chức không thể bền chặt nếu mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo chỉ đơn thuần là chủ-tớ. Các nhà lãnh đạo càng cảm thấy có nhiều áp lực để đáp ứng sự mong đợi của các thành phần bên ngoài thì họ càng làm giảm khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Con đường mà mỗi người lựa chọn là con đường được phát triển, chứ không phải là con đường phải chịu phục tùng và nhận lệnh từ người khác.

Trách nhiệm của một nhà lãnh đạo là gì? Trách nhiệm của anh ta với những người bị tác động bởi quyết định của anh ta là gì? Trách nhiệm của một nhà lãnh đạo, hay nói rộng ra trách nhiệm của một doanh nghiệm là gì? Theo như Milton Friedman đã nói thì trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có một và duy nhất, đó là trách nhiệm xã hội. Mọi quyết định của anh ta không chỉ ảnh hưởng đến những nhân viên trong công ty, mà còn ở những khách hàng của anh, những con người khác sống trong xã hội. Lấy một ví dụ đơn giản về ngành học của các bạn. Nếu như công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng luôn lấy tiêu chí thân thiện với môi trường, nhưng những rác thải trong sản xuất lại bị đem đi tiêu hủy không đúng quy định. Nó làm mất lòng tin của khách hàng, làm giảm xút danh tiếng công ty, làm điêu đứng nhân viên vì họ có nguy cơ thất nghiệp, không việc làm, nó gây ô nhiễm, bệnh tật cho những người sống quanh khu vực nhà máy. Vậy thử hỏi trách nhiệm này sẽ thuộc về ai. Lãnh đạo cần phải học cách để kiểm soát các con số, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt. Khi họ biết rằng cuộc sống của mỗi người đều liên quan mật thiết đến họ, lãnh đạo mới có thể thấy được trách nhiệm của mình với những người khác như đối với gia đình mình. Những tổ chức bị lợi nhuận, bị lợi ích, bị sự giàu có hủy hoại, thì ở đó sẽ không còn tồn tại sự chính trực và hợp tác, thay vào đó chỉ là sự đấu tranh, đến khi bản thân con người trở thành một thứ hàng hóa được quản lý, giống như hóa đơn tiền điện.

3. Thách thức và cám dỗ

Trong một nền văn hóa yếu, chúng ta sẽ tránh làm “việc đúng đắn” mà ủng hộ làm “việc tốt cho bản thân”.

Trong một doanh nghiệp với nền văn hóa mạnh thì nhân viên sẽ tạo ra sự gắn bó tương ứng. Họ sẽ hòa nhập với công ty theo một cách rất riêng. Khi bắt đầu làm việc tại môi trường mới, ban đầu chắc hẳn mỗi chúng ta đều cảm thấy bỡ ngỡ, không quen. Nếu như văn hóa công ty không được xây dựng từ đầu, thì rất dễ khiến cho nhân viên cảm thấy khó hòa hợp, luôn cảm thấy môi trường làm việc đầy ngột ngạt, khó thở, chán nản, trầm cảm, buồn bực. Và vì vậy dẫn đến những xung đột, sự không bằng lòng với cấp trên, chống đối, phản ứng lại với những nhà lãnh đạo. Hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng bởi môi trường chúng ta làm việc, nó có thể tốt hơn hoặc tệ hơn. Nền văn hóa tồi tệ không chỉ sản sinh ra những nhân viên tồi tệ mà còn là cội nguồn của những lãnh đạo tồi tệ.

Khi nhà lãnh đạo càng tập trung chú ý vào sự giàu có hay quyền lực riêng của họ, thì họ sẽ ngừng hành động như một nhà lãnh đạo và bắt đầu thể hiện thái độ của một kẻ bạo chúa nhiều hơn.

Những người lãnh đạo them khát quyền lực đồng tiền sẽ dần tách ra khỏi thế giới của một tổ chức nguyên thủy. Họ thiết lập những hàng rào xung quanh họ, ngăn không cho ai cướp đi ngai vàng của mình. Chính vì vậy nó đã gia tăng sự cô lập của họ với mọi người. Và điều đó làm tổ chức bị thiệt hại nặng nề. Khi thiếu sự quan tâm từ chính những người lãnh đạo của mình, các nhân viên sẽ không còn muốn hợp tác, họ tranh giành xem ai là người kế tiếp có thể ngồi vào vị trí quyền lực đó. Và trò chơi vương quyền bắt đầu.

Người lãnh đạo độc tài luôn có ý muốn che giấu những điều mình biết, họ cho rằng trí thông minh của họ, địa vị, các mối quan hệ làm nên giá trị của họ. Nhưng không phải vậy, một tổ chức muốn trở nên mạnh là khi người lãnh đạo sẵn sàng chia sẻ các kiến thức, điều đó cũng thôi thúc những người bên dưới làm như vậy. Khi người lãnh đạo sẵn sàng chia sẻ những lợi ích của họ, thì khi họ gặp khó khăn sẽ luôn có những người bên cạnh chia sẻ và giúp đỡ. Trong một tổ chức sợ nhất là khi mọi người đều che giấu mình, giấu đi những yếu điểm của bản thân, mà tự mình giải quyết các vấn đề. Đôi khi năng lực của chúng ta không đủ nhưng trong một tổ chức sẽ có người sẵn sàng giúp chúng ta nếu bạn biết mở lòng chấp nhận nó, bỏ qua cái tôi.

Mục tiêu của một nhà lãnh đạo không phải là đưa ra mệnh lệnh. Người lãnh đạo sẽ là người đưa ra các định hướng, ý định và cho phép những người khác tìm hiểu, suy nghĩ cách làm để đạt được điều đó. Chúng ta thường đào tạo nhân viên tuân theo mà không phải suy nghĩ. Nếu mọi người chỉ biết tuân theo, chúng ta không thể mong đợi họ sẽ chịu trách nhiệm về hành động của họ. Trách nhiệm không phải là làm những gì đúng đắn.

Lãnh đạo không chỉ là người dạy cho nhân viên của mình thế nào là tinh thần trách nhiệm, mà còn truyền họ sự dũng cảm, chính trực, trung thực. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo hãy bắt từ việc bạn luôn nói sự thật. Sự thành thật của nhà lãnh đạo giúp xây dựng niềm tin vững chắc giữa họ với những nhân viên. Một người lãnh đạo cũng như một người bạn. Bạn bè sẽ luôn là những người bên nhau, sát cánh trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

4. Vực thẳm

Những vực thẳm đen tối trong cốt cách những nhà lãnh đạo xảy ra khi họ bằng bất cứ giá nào phải đạt được lợi nhuận cao nhất. Họ chấp nhận bán ra những thứ sản phẩm có chứa các thành phần độc hại nhưng mang lại lợi nhuận. Mà quên mất rằng xứ mệnh của một doanh nghiệp vững mạnh là việc định hướng chiến thắng không bao giờ được đặt trước yêu cầu chăm sóc những người mà họ có trách nhiệm phục vụ. Truyền thông đang càng ngày trở thành một ngành kinh doanh tin tức, khi họ bán cho khách hàng những câu chuyện đời tư, những scandal được thổi phồng, bất kể đúng sai, họ đang lừa dối những người đang sử dụng dịch vụ của họ.

Thế hệ chúng ta đang là một thế hệ với những vấn nạn nghiện ngập, những kẻ luôn cảm thấy cô đơn, bị cô lập, sống ngày càng xa cách nhau, lạnh lùng và thờ ơ. Một thế hệ sao nhãng những phẩm chất của cha ông, những giá trị sống, để mải mê theo đuổi thứ tiền tài, danh vọng, quyền lực, không ngại chà đạp lẫn nhau, không ngại ngần lừa lọc. Một thế hệ lấy tiền tài làm thước đo cho thành công. Đã từ bao giờ bạn không còn trở về nhà sớm với bố mẹ để ăn cơm, đã bao lâu bạn quên mất mình trong gương trước đây như thế nào. Chúng ta càng cố gắng theo đuổi hạnh phúc, nhưng lại mãi mắc kẹt trong những định nghĩa của những kẻ áp đặt, chúng ta cứ mãi chạy theo mà không bao giờ đạt được. Những con người luôn băn khoăn về đỉnh vinh quang khi cứ luẩn quẩn bên dưới chân núi. Những con người thay vì tự đi trên đôi chân của mình, họ lựa chọn những cách nhanh hơn. Họ khao khát thời gian nhưng lại đang hàng giờ đốt cháy nó trong sự chần chừ, và vì thế chúng ta lại càng oán trách số phận này.

5. Trở thành nhà lãnh đạo

Khi động vật hợp tác với nhau cần phải có sự tin tưởng, nhưng có quá nhiều người đang làm việc trong môi trường mang lại những điều tồi tệ nhất. Chúng ta trở nên hoài nghi, hoang tưởng, ích kỷ và dễ dàng nghiện ngập. Chúng ta không phải là nạn nhân trong các tình huống của chính chúng ta. Chúng ta là những kiến trúc sư đã tạo nên tình trạng này.

Chúng ta cần học cách tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta không thể một mình đối đầu với những khó khăn, ít nhất thì điều đó cũng không hiệu quả. Chúng ta cần có những người bên cạnh tin tưởng chúng ta để giúp đỡ. Khi ở một mình những gánh nặng chi tiêu sẽ đè nặng lên bản thân bạn, nhưng khi bạn sống với gia đình thì bạn lại không cảm thấy như thế. Vì đó là mọi người cùng nhau chia sẻ những gánh nặng đó. Cùng nhau chia sẻ gánh nặng sẽ giúp những người trong gia đình luôn gắn kết bền chặt với nhau. Mở rộng ra là xã hội, là nơi bạn làm việc. Áp lực công việc sẽ giảm bớt nếu bạn biết lên tiếng “ Tôi không thể làm điều đó một mình” thay vì ôm hết mọi việc và oán trách mọi người. Tình bạn trong công việc sẽ giúp chúng ta chiến đấu với những khó khăn.

Một nhà lãnh đạo sẽ biết tin tưởng khả năng của nhân viên, để họ có thể sử dụng những năng lực vượt cả trên giới hạn của mình để giải quyết vấn đề. Những người đó không chỉ phát mình và thúc đây công ty mà thậm chí còn thay đổi cả ngành đó. Hãy xây dựng cho những nhân viên của mình những điều họ làm, những đóng góp của họ không phải để đảm bảo và nâng tầm quyền lợi của nhà lãnh đạo. Mục đích chung của một tổ chức là phục vụ mọi người. Một mục đích cao cả và đầy tình người.

Con người đã phát triển trong hơn 50.000 năm, không phải bởi vì chúng ta được định hướng để phục vụ bản thân mình, mà bởi vì chúng ta được khuyến khích để phục vụ người khác.

Kết

Trong tương lai thế hệ chúng ta, thế sau này và sau nữa sẽ cần cành nhiều những nhà lãnh đạo. Những người lãnh đạo không chỉ là những người mang quyền lực to lớn, mà ngay chúng ta hãy trở thành những nhà lãnh đạo cho riêng cuộc sống của mình.

 

Tác giả: Mai Hương – Bookademy

Tin liên quan

Tập luyện cổ họng – Cách tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên

Tập luyện cổ họng – Cách tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên

Long
Th 2 29/07/2024

ThaiHaBooks- Cuốn sách “Tập luyện cổ họng” của tác giả Otani Yoshio là một tác phẩm đơn giản và dễ hiểu, giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng... Đọc tiếp

“Bạn càng cười không cần lý do thì cuộc sống sẽ càng cho bạn lý do để cười” – Yoga cười

“Bạn càng cười không cần lý do thì cuộc sống sẽ càng cho bạn lý do để cười” – Yoga cười

Thái Hà Books
Th 2 29/07/2024

ThaiHaBooks-  Phương pháp hoàn hảo để bạn có thể vừa cười vừa tập thể dục,phương pháp coi cười là một bài tập thể dục – “Yoga cười” của tác... Đọc tiếp

Bí quyết đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Bí quyết đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Long
Th 2 29/07/2024

ThaiHaBooks- Bạn đã làm việc rất chăm chỉ nhưng vẫn không có dư? Bạn muốn học cách quản lý tài chính cá nhân? Bạn muốn đầu tư... Đọc tiếp

Nội dung bài viết