Đây là lý do khiến Bill Gates, Mark Zuckerberg chỉ nhận lương 1 USD/năm dù tạo ra công ty tỷ đô?
Thái Hà Books
Th 5 20/07/2017
Nhịp sống Kinh tế - Khi sở hữu một công ty đang làm ăn tốt, không ít người cho mình quyền được nhận một mức lương cao chót vót, nhưng số ít còn lại chỉ nhận lương danh nghĩa kiểu 1 USD. Sự khác biệt giữa hai kiểu doanh nhân này là gì?
Steve Jobs – CEO của Apple nhận lương 1 USD/năm kể từ năm 1998; William Ford Jr – giữ vai trò là CEO của Ford Motor từ năm 2001 đến 2006, chỉ nhận mức lương 1 USD; CEO Larry Page của Google, cùng với người đồng sáng lập mạng này là Sergey Brin và cựu CEO Eric Schmidt, bắt đầu hưởng lương 1 USD/năm kể từ năm 2007; CEO Facebook nhận lương 1 USD/năm kể từ năm 2013.
Ý tưởng lương 1 USD cho CEO lần đầu được đưa ra bởi cựu CEO khả kính Lee Iacocca của hãng xe Chrysler vào cuối thập niên 1970. Còn ở Nhật, “vị thần doanh nhân” Inamori Kazuo chỉ nhận lương 3 triệu yên, trong khi mức mà lẽ ra ông có thể nhận là 200 triệu yên.
Vậy lý do nào khiến các doanh nhân này làm như thế?
Với Kazuo, ông từng đắn đo việc có nên tự tăng lương cho bản thân, nhất là khi tập đoàn Kyocera do ông làm chủ có lợi nhuận 10 tỷ yên, trong khi lương tháng của ông chỉ mới là 3 triệu yên.
“Tôi từng nghĩ mình còn tiết kiệm cả giấc ngủ để cố gắng mang lại cho công ty lợi nhuận hàng tỷ yên. Dù một tháng mình có nhận 10 triệu yên thì một năm chỉ là 120 triệu yên mà thôi. Lợi nhuận hàng tỷ yên là do mình làm ra nên nếu mình nhận được từng đó thì cũng xứng đáng”.
Khi đó, Kyocera cũng đang đứng trước việc niêm yết trên sàn chứng khoán Osaka. Công ty tư vấn niêm yết của Kyocera còn khuyên Inamori Kazuo đưa phần cổ phiếu của mình kèm cổ phiếu mới phát hành lên sàn cùng lúc để thu được một khoản lợi hàng trăm triệu yên.
Đứng trước khoản lợi “đã là con người thì chắc chắn không có ai không bị thu hút với lời mời hấp dẫn đó”, Inamori Kazuo thấy rằng bản ngã tham lam liên tục gào thét trong đầu ông.
Nhưng sau đó, Inamori Kazuo nhắc nhờ mình nhớ rằng bản thân ông chỉ là một cảnh phim trong thước phim của cuộc đời, nơi đó việc ông đứng trên chiếc ghế CEO chỉ là “sự phân công ở phim trường”.
“Mỗi người chúng ta phải nỗ lực nhìn nhận lại bản thân mình qua từng ngày, vừa phải ngăn không cho bản ngã ngạo mạn chi phối trái tim, tâm hồn của mình.
Doanh nhân sáng lập công ty vốn có tinh thần mạnh mẽ, không chịu khuất phục và hiếu chiến. Đồng thời, tham vọng của họ cũng cao gấp đôi người khác,. nếu những người như vậy phó mặc tâm hồn họ cho cái tôi tham lam, xấu xa, ịch kỷ thì họ sẽ bị xúi giục và điều khiển trở thành những con người tham lam không có điểm dừng.
Trong thâm tân, tôi luôn nghĩ chắc chắn đó là điều tối kị khi bạn muốn xây dựng lên một công ty tuyệt vời, có chỗ đứng trên thương trường”.
Bài viết dựa trên một phần nội dung trích từ cuốn sách “Triết Lý Kinh Doanh Inamori Kazuo” do Hương Linh dịch, ThaiHaBooks phát hành.
Cuốn sách là những ghi chép về “vị thần doanh nhân” Nhật Bản, người sáng lập và phát triển tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia Kyocera, được tạp chí Nikkei Top Leader vinh danh, để trả lời câu hỏi “Doanh nhân là gì” trong thời đại thế giới phẳng. Sách đã được phát hành trên toàn quốc.
Tin liên quan
TRẠI HÈ PHẬT GIÁO 2024 DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN 13 – 23 TUỔI TẠI ĐẠI TÙNG LÂM HOA SEN
Long
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks- Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ... Đọc tiếp
Ứng dụng Phật giáo vào cuộc sống
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
“Đạo Phật thực chất là Đạo của giáo dục hơn là một tôn giáo”, Tuệ Lạc (tác giả cuốn Sống Sâu) lý giải. Từ các triết... Đọc tiếp
Những bí mật trong lịch sử chữ Quốc ngữ và sự thú vị của tiếng Việt
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
Nhân dịp ra mắt hai cuốn sách ‘Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659’ và ‘Tiếng Việt ân tình’, Thái Hà Books tổ chức buổi giao lưu... Đọc tiếp