Trăm năm trong cõi…

Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024

Phunuonline.com.vn - Trăm năm trong cõi… (NXB Văn Học) là tập sách mới của GS Phong Lê viết về những tác giả thuộc “Thế hệ Vàng của văn chương Việt Nam hiện đại”.

Đó là những tên tuổi lớn như Tản Đà (1889 – 1939) với nhu cầu canh tân văn học; Ngục trung nhật ký – bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh (1890 -1969); Ngô Tất Tố (1893 – 1954) – nhà văn, nhà văn hóa lớn, người cùng thời với chúng ta;Hoàng Ngọc Phách (1896 – 1973) – người khai mạc nền tiểu thuyết mới và trào lưu lãng mạn; Bậc thầy Đặng Thai Mai(1902 – 1984); Vũ Ngọc Phan (1902 – 1987) với các giá trị văn chương – học thuật dân tộc; Một đời văn lực lưỡng: Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977); Hoài Thanh (1909 – 1982) – tác giả Thi nhân Việt Nam; Thạch Lam (1910 – 1942) giữa hai bờ lãng mạn và hiện thực; Nguyễn Tuân (1910 – 1987) – người đến được với cái đẹp và cái thật; Ngọc Giao (1911 – 1997) – người khỏi bị lãng quên vào cuối thế kỷ; Thanh Tịnh (1911 – 1988) – một chân dung đa hệ; Dấu ấn Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939).

Bên cạnh đó, còn có những tên tuổi lừng danh khác như Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), Thanh Châu (1912-2007); Lưu Trọng Lư (1912 – 1991); Nguyễn Đình Lạp (1913 – 1952); Vũ Đình Liên (1913-1996); Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004); Vũ Bằng(1913-1984); Trương Tửu (1913-1999); Xuân Diệu (1916 – 1985)…

Tại sao gọi đây là “Thế hệ vàng”?

Giáo sư Phong Lê cho biết, bởi họ là những người có công đầu trong khai mở và hoàn thiện diện mạo hiện đại cho văn chương – học thuật dân tộc; được thể hiện một cách tập trung và nổi bật trong mùa gặt ngoạn mục thời kỳ 1930-1945. Chẳng hạn, với Tản Đà, ông nhấn mạnh vào đặc điểm thơ đi sâu vào “cái tôi”, công cuộc giải phóng cá nhân của tác giảThề non nước. Từ đó, đánh giá Tản Đà như một nhà cách mạng văn chương, một sứ giả tiên phong: “Tản Đà chỉ làm thơ, chứ không làm thơ cách mạng, càng chưa làm cách mạng, nhưng thơ ông đã là một nhu cầu của đời sống tinh thần và tình cảm quần chúng.

Với Hoài Thanh, theo GS Phong Lê: “Tính từ tiểu luận Thơ mới đến hợp tuyển Thi nhân Việt Nam – khoảng thời gian mà ông cùng với Hoài Chân “đã đọc tất cả một vạn bài thơ, và trong số ấy có non một vạn bài dở”. Ở bài viết vào cuối năm 1934 này, Hoài Thanh đã nói đến những khởi động quan trọng rồi sẽ phát triển thành một phong trào thơ, một cuộc cách mạng trong thơ, một thời đại của thi ca. Ông đã đứng trên lập trường ủng hộ nó, khẳng định nó và ca ngợi nó, dẫu Thơ mới lúc này còn đang trên đường hình thành giữa một biển thơ cũ, và cố nhiên số người phản đối nó gồm cả những nhà Cựu học có uy tín vẫn đang còn là một lực lượng áp đảo. Trong một buổi giao thời, giao tranh cũ mới, khi cái mới còn rất mong manh và lẻ loi, phải nói là Hoài Thanh đã làm được việc tiên đoán đầy tài năng và dũng cảm”.

Khi thực hiện tập sách công phu này, GS Phong Lê mong muốn “giúp các thế hệ sau biết được lịch sử hình thành và phát triển của văn chương Việt hiện đại; qua đó trước hết như một cách tri ân; tiếp đó là chia sẻ với những khổ công, nỗ lực, thử thách, và những rủi ro, bất hạnh của một lớp người đi trước”.  Tập sách được viết với những thông tin chính xác, nhận định thỏa đáng bởi GS Phong Lê đã gắn bó cả đời trong việc nghiên cứu dòng văn học 1932-1945 từ nhiều thập kỷ. Được biết, từ cuối năm 1959 ông đã công tác ở Viện Văn học – Ủy ban Khoa học Nhà nước, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; từng là Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập tạp chí Văn Học; tham gia Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam… Do đó, không phải ngẫu nhiên mà ngay cả các tựa ông đặt cũng có sức khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của từng tác giả “Thế hệ vàng”.

Thiết nghĩ, tập sách Trăm năm trong cõi…, cần thiết và hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà báo và các bạn SVHS nếu muốn tìm hiểu một giai đoạn rực rỡ của nền văn học Việt Nam hiện đại.

L.V.N

 

Tin liên quan

TRẠI HÈ PHẬT GIÁO 2024 DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN 13 – 23 TUỔI TẠI ĐẠI TÙNG LÂM HOA SEN

TRẠI HÈ PHẬT GIÁO 2024 DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN 13 – 23 TUỔI TẠI ĐẠI TÙNG LÂM HOA SEN

Long
Th 3 30/07/2024

ThaiHaBooks- Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ... Đọc tiếp

Ứng dụng Phật giáo vào cuộc sống

Ứng dụng Phật giáo vào cuộc sống

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

“Đạo Phật thực chất là Đạo của giáo dục hơn là một tôn giáo”, Tuệ Lạc (tác giả cuốn Sống Sâu) lý giải. Từ các triết... Đọc tiếp

Những bí mật trong lịch sử chữ Quốc ngữ và sự thú vị của tiếng Việt

Những bí mật trong lịch sử chữ Quốc ngữ và sự thú vị của tiếng Việt

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Nhân dịp ra mắt hai cuốn sách ‘Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659’ và ‘Tiếng Việt ân tình’, Thái Hà Books tổ chức buổi giao lưu... Đọc tiếp

Nội dung bài viết