Vì sao sư tử săn mồi rồi ăn ngay nội tạng? Con người cần học "bí quyết" đó để khỏe mạnh
Thái Hà Books
Th 2 29/07/2024
Từ bé, tôi đã có một bí quyết để có thể làm thân ngay lập tức với bất kỳ chú chó nào. Và nó cũng không khó như các bạn tưởng tượng.
Có một điều không phải bàn cãi là rau, củ, quả hay thịt, cá càng tươi thì càng chứa nhiều enzyme. Mỗi khi chúng ta ăn thực phẩm tươi mới, chúng ta cảm thấy “ngon” là do trong đó chứa rất nhiều enzyme.
Chỉ cần nhổ nước bọt ra lòng bàn tay, để cho chú chó đấy liếm là nó thân với bạn ngay. Bằng cách này, bạn có thể làm quen với bất kỳ chú chó nào.
Từ bé tôi đã nuôi chó, thế nên tôi cũng biết rằng chó rất hay liếm miệng chủ. Và tôi nhận ra một điều là chúng “rất thích nước bọt”. Bởi vậy, nếu thử cách làm quen mà tôi đã nói, bất kỳ chú chó nào cũng sẽ vui vẻ vẫy đuôi với bạn.
Lúc tôi dùng cách này đi làm quen với tất cả các chú chó xung quanh mình là hồi còn học tiểu học. Lúc đó, tôi vẫn không hiểu tại sao loài chó lại thích nước bọt đến vậy. Thời điểm tôi khám phá được điều bí mật này chính là khi tôi trở thành bác sĩ và bắt đầu chú ý đến vấn đề enzyme.
“Đúng vậy! Những chú chó này thích các enzyme có trong nước bọt.”
Từ quan điểm này, tôi bắt đầu xem xét lại các vấn đề và nhận thấy một điều là các loài động vật đều thích có enzyme.
Các loài động vật ăn thịt như sư tử, khi bắt được con mồi chúng đều ăn nội tạng trước bởi nội tạng chính là kho chứa enzyme. Những người dân sống ở các vùng lạnh lẽo không trồng được thực vật như người Eskimo, khi ăn thịt hải cẩu, bao giờ cũng ăn từ nội tạng trước.
Loài thỏ cũng tự ăn phân mềm do chính nó thải ra lần đầu tiên để hấp thu lại thức ăn chưa tiêu hóa hết và các enzyme trong đó.
Gần đây, bệnh tật ở vật nuôi ngày càng tăng, và tôi có thể biết được nguyên nhân của tình trạng này. Đó là do thức ăn của vật nuôi. Thức ăn tốt cho vật nuôi là phải chứa các loại dinh dưỡng cần thiết cho chúng, tuy nhiên tất cả các loại thức ăn này đều tuân theo cơ sở của dinh dưỡng học hiện đại, bỏ qua vai trò của enzyme.
Dù có đủ lượng calo, vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác, nhưng nếu không có enzyme, sinh vật cũng không thể duy trì sự sống của mình.
Cần chú ý là các enzyme quan trọng này lại rất kém bền với nhiệt, chúng sẽ chết ở nhiệt độ 48 độ C đến 115 độ C. Tuy nhiên, các loại thức ăn cho vật nuôi hiện nay, dù là loại đóng hộp hay thức ăn khô, chúng đều đã trải qua giai đoạn xử lý nhiệt. Hay nói cách khác, trong quá trình chế biến, các loại enzyme đã bị loại bỏ khỏi thức ăn cho vật nuôi.
Vốn dĩ các loài động vật hoang dã không ăn các món được nấu chín. Vậy nên, tôi cho rằng các căn bệnh của vật nuôi trong thời gian gần đây phần lớn đều do thói quen sinh hoạt của chúng gây ra.
Các vấn đề trong thức ăn cho vật nuôi mà tôi nêu ở trên cũng chính là các vấn đề trong chế độ ăn của người.
Trọng tâm của dinh dưỡng học hiện đại là dinh dưỡng và calo. Khẩu hiệu của dinh dưỡng học hiện đại là “hạn chế hấp thu quá nhiều calo, cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng”. Lượng calo cần thiết trong một ngày đối với nam giới trưởng thành là 2000 kcal, với nữ giới trưởng thành là 1600 kcal.
Việc hấp thu cân bằng dinh dưỡng lý tưởng là dựa theo bốn nhóm thực phẩm chia theo đặc trưng dinh dưỡng. Nhóm thứ nhất chính là các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, canxi, vitamin A, B2, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhóm thứ hai là thịt, cá, đậu và các món có nguyên liệu từ các loại thực phẩm này. Nhóm này chứa chất đạm, chất béo, vitamin B1, B2, canxi… giúp phát triển cơ thịt, bổ máu.
Nhóm thứ ba là các loại rau quả, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, giúp ổn định tình trạng cơ thể.
Nhóm cuối cùng là ngũ cốc, đường, các loại dầu mỡ… có chứa nhiều đường, chất béo, đạm… là chìa khóa duy trì năng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong bất kỳ nhóm nào cũng không xuất hiện chữ “enzyme”.
Tất nhiên, việc xác định lượng enzyme trong thực phẩm không phải là điều dễ dàng. Mỗi người có một lượng enzyme trong cơ thể khác nhau, tương tự như vậy, mỗi loại thực phẩm cũng có lượng enzyme khác nhau.
Ví dụ, cùng là quả táo, nhưng quả táo này được trồng trong môi trường như thế nào, được thu hoạch bao nhiêu ngày rồi… tùy vào các điều kiện trên mà lượng enzyme trong quả táo cũng không đồng đều.
Điều cơ bản trong phương pháp ăn uống là thực phẩm chứa nhiều enzyme là thực phẩm tốt, ngược lại thực phẩm chứa ít hoặc không có enzyme đều là thực phẩm xấu.
Do đó, tốt nhất là ăn các thực phẩm được trồng ở các vùng đất đai màu mỡ, giàu khoáng chất, không sử dụng các chất hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật và ăn ngay sau khi thu hoạch.
Có một điều không phải bàn cãi là rau, củ, quả hay thịt, cá càng tươi thì càng chứa nhiều enzyme. Mỗi khi chúng ta ăn thực phẩm tươi mới, chúng ta cảm thấy “ngon” là do trong đó chứa rất nhiều enzyme.
Tuy nhiên, con người chúng ta khác động vật ở chỗ biết ăn đồ nấu chín. Chúng ta nấu nướng, đôi khi còn chiên trong dầu. Enzyme rất kém bền với nhiệt nên càng nấu thì càng làm mất enzyme trong thực phẩm.
Mặc dù nói như vậy nhưng không phải bất cứ thứ gì chúng ta cũng “ăn sống” được. Chính vì vậy, cách chọn nguyên liệu, cách nấu và cách ăn – tôi sẽ đề cập kỹ lưỡng ở phần sau – đều rất quan trọng.
* Còn tiếp…
* Nội dung bài viết được rút từ cuốn sách “Nhân tố Enzyme” của giáo sư Hiromi Shinya, Như Nữ dịch, Thái Hà Books phối hợp Nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Bài viết được chỉnh lý bởi Biên tập viên Tuệ Tâm.
LTS: Ai có chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp bổ sung và bảo vệ được càng nhiều “enzyme diệu kỳ” thì càng khỏe mạnh, chống chọi được mọi bệnh tật, kể cả ung thư.
Cuốn sách “Nhân tố Enzyme” của giáo sư Nhật Hiromi Shinya (đã được dịch ra tiếng Việt) thật sự là một tài liệu quý giá cho cộng đồng.
Giáo sư Hiromi Shinya (SN 1935) đã có hơn 40 năm trong nghề y, khám chữa cho 300.000 bệnh nhân chủ yếu ở Nhật và Mỹ. Ông là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp đại tràng mà không cần mở ổ bụng bệnh nhân.
Chúng tôi tiếp tục trích đăng một số phần trong cuốn “Nhân tố Enzyme” tuyệt vời của ông để độc giả tìm hiểu.
Theo Soha.vn
Tin liên quan
TRẠI HÈ PHẬT GIÁO 2024 DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN 13 – 23 TUỔI TẠI ĐẠI TÙNG LÂM HOA SEN
Long
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks- Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ... Đọc tiếp
Ứng dụng Phật giáo vào cuộc sống
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
“Đạo Phật thực chất là Đạo của giáo dục hơn là một tôn giáo”, Tuệ Lạc (tác giả cuốn Sống Sâu) lý giải. Từ các triết... Đọc tiếp
Những bí mật trong lịch sử chữ Quốc ngữ và sự thú vị của tiếng Việt
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
Nhân dịp ra mắt hai cuốn sách ‘Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659’ và ‘Tiếng Việt ân tình’, Thái Hà Books tổ chức buổi giao lưu... Đọc tiếp