Chủ nghĩa khắc kỷ – Phong cách sống bãn lĩnh và bình thản

Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024

ThaiHaBooks- ” Bạn định đợi đến bao giờ mới mong cầu điều tốt nhất cho bản thân?” – Epictetus, Triết gia Khắc kỷ.

Sự tiếc nuối trước sự lụi tàn của triết học thực tiễn 

Hoạt động triết học từng chỉ là những giọt nước nhỏ giọt trước thời Socrates đã trở thành một dòng chảy thực sự sau cái chết của ông. Hai trường phái triết học phân nhánh sau cái chết của Socrates là lý thuyết và thực tiễn. Dẫn đầu của hai trường phái này đó là Plato (lý thuyết) và Antisthenes (thực tiễn).

Sẽ là một điều tuyệt vời nếu con người có thể kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn của triết học. Khi ấy chúng ta sẽ tìm thấy con đường cho mình, một con đường sáng suốt và dễ dàng hơn rất nhiều cho tâm trí cũng như đạo đức. Bởi “lý do quan trọng nhất để có một triết lý sống là nếu ta thiếu nó, ta sẽ có nguy cơ sống lỗi – rằng chúng ta sẽ bỏ cả cuộc đời mình chạy theo những mục tiêu phù phiếm hoặc sẽ theo đuổi những mục tiêu đáng giá nhưng theo cách dại dột và vì thế mà không đạt được chúng.”

Thật đáng tiếc là hiện nay triết học thực tiễn đã bị lãng quên thay vào đó là những giờ giảng lý thuyết dài dằng dặc và sự thờ ơ trước những triết lý thông thái ngàn năm tuổi. Vậy nhưng với “Chủ nghĩa Khắc kỷ – Phong cách sống bản lĩnh và bình thản”, William B.Irvine đã làm sống dậy một khuynh hướng triết học sống động, thực tế và vô cùng ý nghĩa cho đời sống con người.

Chủ nghĩa khắc kỷ – viên ngọc sáng của phương cách sống bình thản và bản lĩnh

Chủ nghĩa Khắc kỷ đã bị hiểu lầm quá lâu. Con người cho rằng trường phái triết học này xa rời thực tế và biến mọi thứ trở nên tiêu cực. Cha mẹ sợ hãi bắt con cái tránh xa Chủ nghĩa Khắc bởi họ thường mang định kiến sai lầm rằng triết lý sống này cổ suý con người phải sống ẩn dật, kham khổ và khắc nghiệt.

Còn những ai đã nghe qua, nhưng không thật sự hiểu và thực hành Chủ nghĩa Khắc kỷ thì cho rằng những nhà Khắc kỷ đạo đức giả, sống trái ngược với đạo lý và là những con người lãnh cảm.

Nhưng thật ra Chủ nghĩa Khắc kỷ sâu sắc, uyên thâm và cần một thời gian dài rèn giũa để có thể nhận thấy được giá trị vô giá mà nó mang lại cho cuộc sống. Những quan niệm cứng nhắc và những hiểu lầm cần được xóa bỏ.

Đầu tiên, Chủ nghĩa Khắc kỷ không gò ép con người vào mốt cuộc đời ẩn dật kham khổ. Ngược lại, Chủ nghĩa Khắc kỷ chấp nhận và nhìn thẳng vào những mặt tốt của cuộc sống và còn khuyên con người nên biết tận hưởng chúng. Né tránh và phản ứng mạnh với những điều tốt đẹp chỉ là sự phủ nhận một cách gượng ép và không hề có tính bền vững. Chủ nghĩa Khắc kỷ hy vọng con người có thể tận hưởng những điều tốt đẹp, nhưng mặt khác phải luôn ý thức được sự vô thường của chúng. Có nghĩa là ta phải luôn nhớ chúng không tồn tại mãi và có thể bị đánh mất bất cứ lúc nào.

Điều này dẫn đến cốt lõi của Chủ nghĩa Khắc kỷ, đó là thường niên dành một khoảng thời gian để “thực hành tưởng tượng tiêu cực”. William B.Irvine nhấn mạnh rằng các nhà Khắc kỷ chỉ dành một khoảng thời gian nhất định để chiêm nghiệm về về sự mất mát chứ không sầu bi và chìm đắm trong nó.

Thực hành tưởng tượng tiêu cực khiến con người ý thức về các giá trị mà mình đang có. Seneca nhiều lần nhắc nhở rằng chúng ta nên quý trọng những thứ mình đang sở hữu, dù là nhỏ bé bởi chúng chính là phúc phận mang đến cho bạn sự thoả mãn. Dễ hiểu nhất chính là tưởng tượng tiêu cực giúp chúng ta sống trọn vẹn trong hiện tại và biết ơn những gì mình đang có. Từ đó ta sẽ có một cái nhìn thiết thực và biết được cần tập trung vào những gì trong cuộc sống hơn là chạy theo những điều phù phiếm xa hoa.

Xã hội hiện đại và chủ nghĩa Khắc kỷ

Các giá trị của Chủ nghĩa Khắc kỷ dần bị quên lãng kể từ khi nhà Khắc kỷ, minh vương vĩ đại Marcus Aurelius qua đời. Thêm nữa là vào những thập niên đầu của thế kỳ 20, cách sử dụng từ ngữ cẩu thả, tùy tiện đã khiến các nhà triết học mất hứng thú với Chủ nghĩa Khắc kỷ.

William B.Irvine qua “Chủ nghĩa Khắc kỷ – Phong cách sống bình thản và bản lĩnh” mong muốn người đọc có thể hiểu đúng hơn về Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng như cuộc đời tuyệt vời của các nhà Khắc kỷ. triết lý sống tuyệt vời này có thể được lan tỏa và thực hành nhiều hơn, nhất là trong xã hội hiện đại, dường như con người bị quá nhiều nhu cầu và vật chất cuốn đi. Chúng ta không nhận ra rằng đến cuối cuộc hành trình, những gì thực sự cần thiết chỉ là sự bình thản của tâm hồn. 

Thực hành Chủ nghĩa Khắc kỷ trong ngay trong xã hội là cách thức mở ra một trạng thái bình thản giữa vật chất và tham vọng, tạo dựng một phong cách sống đứng trên những cám dỗ tầm thường và là cách hiệu quả để nhìn nhận thấu đáo nhân sinh.

Thanh Hoa

Tin liên quan

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với "10 ngày ngắm thế giới của Mắt Nhắm Tịt"

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Con không thích học tiếng ViệtCon ghét Tập làm vănĐừng có bắt con viết văn miêu tảÀ hay là mở văn mẫu chép theo nha!Ai đang... Đọc tiếp

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam-Ngũ giới rất gần với khái niệm về quyền con người. Năm nguyên tắc này là sự tôn trọng chung/phổ quát... Đọc tiếp

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Báo Giác Ngộ-Trong đoàn rước chào đón Thế Tôn lần đầu trở về thăm lại Kapilavatu (Ca-tỳ-la-vệ) đầy đủ cả hoàng tộc, triều thần và dân... Đọc tiếp

Nội dung bài viết