Đọc Thấu Tâm Can | Review sách

Thái Hà Books
Th 5 25/07/2024

 

ThaiHaBooks- Mong muốn tìm hiểu về người khác ban đầu xuất phát từ việc chúng ta có nhu cầu dự đoán xem đối phương sẽ làm gì tiếp theo

Đọc thấu tâm can, cuốn sách gồm 20 bài học Build + Become, giúp chúng ta xác định và gọi tên những cảm xúc tâm lý tồn tại trong cơ thể của chính mình. Mỗi bài học là một chiếc chìa khóa đưa bạn đến hành trình đọc vị cảm xúc của riêng bạn và người khác, giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết phục và nắm bắt được nghệ thuật giao tiếp nơi công sở. 

Việc nắm rõ những chiều tính cách sẽ không giúp bạn thay đổi được chúng, nhưng bạn sẽ hiểu rõ người khác hơn, và thấy được mặt “bên kia” của họ

Bên trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại những bản ngã nhỏ, xuất hiện tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể và đóng một vai trò nhất định. Các ý tưởng, quan niệm, thái độ sống là những mảnh tính cách ta vô tình tiếp nhận được từ người khác và xây dựng chúng thành một cá tính cho riêng mình. Từng mảnh ghép ấy là những cử chỉ nhỏ nhặt, câu nói và trào lưu văn hóa được ta hấp thu và hút chúng vào chiếc túi chứa đựng tính cách. Khi ta còn nhỏ, hoạt động này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và đến khi ta lớn lên, một số mảnh tính cách này sẽ bị đào thải còn một số khác thì vẫn ở lại. 

Theo Rita Carter – tác giả của cuốn sách này cho rằng, phần lớn mọi người đều có một tính cách nổi trội, bền vững, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể có tính cách thứ hai. Một người có thói quen phân tích bằng lý trí vẫn có niềm tin vào thế giới siêu nhiên. Một đứa trẻ vốn vô tư thỉnh thoảng sẽ làm bạn bất ngờ vì những câu nói vô cùng chín chắn. Những tính cách này tuy tồn tại ở dạng đối lập và nằm tại các vị trí khác nhau trong tâm trí, nhưng chúng vẫn hiện diện và thuộc về một phần ở bên trong bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết một người có trung bình 7 bản ngã nhỏ tồn tại song song và luân phiên thay đổi vị trí tùy theo từng bối cảnh. Việc nhận thức được những hoạt động chuyển đổi tính cách này có thể giúp bạn trau dồi khả năng thích nghi và xử lí được nhiều tình huống khác nhau. Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi các nhóm người trong xã hội, đó có thể là những người cùng mối quan tâm, tư tưởng hoặc do sự đồng thuận của nhiều thành viên trong nhóm khiến lựa chọn của chúng ta bị lung lay. Trong cuốn Đọc thấu tâm can, tác giả đã sử dụng những phương pháp tiếp cận độc đáo, thực tế để khám phá và xây dựng một hệ thống gồm những hành vi cơ bản và động cơ đằng sau những tương tác và phản ứng đó. 

“Những người quen biết xã giao khi thấy không hợp có thể không tiếp tục gặp nhau nữa; nhưng khi vợ chồng, đồng nghiệp hay bạn bè tạo ra một hình thức tương tác tiêu cực, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khổ sở. Đôi khi, vấn đề nằm ở mâu thuẫn về tính cách, hoài bão hay giá trị. Song, có thể mọi chuyện là do thất bại trong giao tiếp và vấn đề này có thể hóa giải thông qua việc phân tích cách chúng ta nói chuyện với nhau, từ đó đưa ra những điều chỉnh nhỏ trong hành vi.”

Theo phương pháp phân tích tương giao (Transactional Analysis – TA) của nhà tâm lý học Eric Berne, hầu hết chúng ta đều hình thành một cái tôi trưởng thành bên ngoài và ẩn chứa bên trong mình dáng dấp cái tôi phụ huynh và hình bóng của cái tôi đứa trẻ.

Cái tôi trưởng thành là trạng thái cái tôi ở hiện tại, chịu trách nhiệm xử lý mọi thứ đang diễn ra trước mắt. Cái tôi phụ huynh là những suy nghĩ, cảm nhận, và hành động giống như bố mẹ hoặc người nuôi dạy ta. Một bậc phụ huynh có thể la mắng hoặc chu đáo quan tâm đến con. Cái tôi đứa trẻ là suy nghĩ, cảm giác hoặc hành vi đã từng được trải nghiệm lúc nhỏ. Đứa trẻ có thể ở hai phiên bản: tự do hoặc thích nghi.

“Một cuộc giao tiếp sẽ diễn ra hiệu quả nếu hai bên lựa chọn đúng cái tôi phù hợp.”

Khi phân tích và quan sát các cuộc giao tiếp, ta sẽ học được cách nhận ra ba phiên bản cái tôi (trưởng thành, phụ huynh, đứa trẻ) ở người khác và sử dụng chúng như thế nào để cho phù hợp. 

Ví dụ: Người sếp nói với nhân viên: “Sang đây ngồi cạnh anh để em không phải nói to quá” (cái tôi phụ huynh quan tâm)

  • Nhân viên dùng cái tôi đứa trẻ biết thích nghi đáp: “Cảm ơn anh”
  • Nhân viên dùng cái tôi trưởng thành đáp: “Nếu anh không thấy phiền thì em ngồi đây cũng được

“Cuộc giao tiếp có diễn ra suôn sẻ hay không tùy thuộc vào sự chuyển đổi giữa trạng thái cái tôi của từng nhân viên. Tuy cuộc trao đổi không quá gay gắt nhưng lại bị kết thúc và mất tính kết nối. Giao tiếp vốn là chìa khóa của thành công. Để một mối quan hệ có thể phát triển theo hướng tích cực và tạo được thiện cảm trong mắt người khác, ta hãy tập phản hồi người khác theo hướng bổ sung, và dần dần nó sẽ trở thành bản năng thứ hai của bạn.

Mỗi cá nhân tập hợp nhiều khát vọng, hoài bão, quá khứ và quan điểm riêng. Vì thế, đừng tập trung quá nhiều vào hành vi của một cá nhân- nhất là những hành động tự phát, không diễn ra thường xuyên. Lời khuyên của Rita Carter trong cuốn sách này là “Hành vi của một người trong cuộc họp kinh doanh có thể khác xa với những gì họ thể hiện ở một bữa tiệc”.

Vân Nhu

Tin liên quan

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với "10 ngày ngắm thế giới của Mắt Nhắm Tịt"

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Con không thích học tiếng ViệtCon ghét Tập làm vănĐừng có bắt con viết văn miêu tảÀ hay là mở văn mẫu chép theo nha!Ai đang... Đọc tiếp

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam-Ngũ giới rất gần với khái niệm về quyền con người. Năm nguyên tắc này là sự tôn trọng chung/phổ quát... Đọc tiếp

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Báo Giác Ngộ-Trong đoàn rước chào đón Thế Tôn lần đầu trở về thăm lại Kapilavatu (Ca-tỳ-la-vệ) đầy đủ cả hoàng tộc, triều thần và dân... Đọc tiếp

Nội dung bài viết