Sống chung với ung thư – Một hành trình của nghị lực

Thái Hà Books
Th 5 25/07/2024

 

 ThaiHaBooks-“Theo một nghĩa nào đó, chúng ta đều đang sống chung với ung thư.”

  • Hành trình tư duy mới về ung thư

Theo nhà bệnh học người Đức Rudolf Virchow đã nói trong cuốn sách “Bệnh lý tế bào” của ông: “Các tế bào trong cơ thể con người giống như người dân của một quốc gia, mỗi người có một khả năng khác nhau, nhưng có quyền lợi như nhau, phụ thuộc lẫn nhau, để cơ thể con người có thể tồn tại. Vì thế ung thư là kết quả của việc một số tế bào tự cho mình là đúng, tự tung tự tác, chúng đe dọa cơ thể con người bằng cách tiếp tục sinh sản.” Sự đột biến của tế bào diễn ra trong cơ thể của con người hằng ngày, vào bất kỳ thời điểm nào, có thể nói mỗi người chúng ta đều đang sống chung với ung thư mà không hề hay biết. Nếu nghiên cứu thêm một chút và mở rộng tư duy, ta sẽ thấy ung thư chính là một phần trong quá trình tiến hóa của loài người.

Trong vài thập kỷ sắp tới, sẽ ngày càng có nhiều người mắc ung thư hơn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ dự đoán: giả sử tuổi thọ của công dân Mỹ là 90, thì sẽ có khoảng 47% nam giới và 32% nữ giới mắc ung thư. Những suy nghĩ về căn bệnh mạn tính này chưa bao giờ là những suy nghĩ tích cực, ta luôn nghĩ ngay đến đau đớn, gian nan và mất mát nhưng trước sự gia tăng chóng mặt của ung thư, nếu tư duy khác đi, nhìn nhận ung thư từ chính bản chất của nó, sẽ có nhiều hướng cho chúng ta lựa chọn để đối mặt với căn bệnh này. Bước đầu tiên chính là thay đổi tầm nhìn để có thể đối mặt, chiến đấu hay ít nhất là chuẩn bị cho căn bệnh này. Tất cả mọi người hoàn toàn có thể tự chủ để từng bước tiến đến giải pháp chính trong cuộc chiến chống ung thư đó là sống chung với nó.

  • Cuộc sống “bình thường” cùng ung thư

Với mỗi trường hợp bệnh tình, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp can thiệp như phẫu thuật, cắt bỏ, hóa trị và xạ trị chỉ có thể ức chế chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Chính vì vậy, ung thư là một hành trình rất dài mà giải pháp duy nhất chính là sống cùng nó và với những nỗ lực của cá nhân, người bệnh hoàn toàn có thể đạt đến trạng thái ‘sống bình thường” với ung thư.

Chúng ta vẫn thường được nghe những lời khuyên như hãy cố gắng thư giãn, sống nhẹ nhàng, tích cực để cải thiện bệnh tình. Chính xác thì để đối mặt với ung thư, người bệnh cần cải thiện đời sống của mình trên cả phương diện tinh thần lẫn thể chất. Tác giả Từ Khắc Thành –  bác sĩ, chuyên gia y tế cao cấp cũng khuyên mọi người nên thực hiện những biện pháp phù hợp, chọn lựa bác sĩ đúng, ăn uống điều độ hơn, thường xuyên vận động, làm việc và nghỉ ngơi khoa học,… Những biện pháp chi tiết và thiết thực cùng những câu chuyện có thật qua nhiều năm làm nghề đã chứng minh là phù hợp với người bệnh và đúng theo tâm niệm của tác giả: “Khối u thu nhỏ chưa chắc đã là thành tựu, nhưng việc người bệnh có thể khỏe mạnh sống tiếp mới là gốc rễ điều trị ung thư.”

  • Không ai đơn độc trên hành trình chống chọi ung thư

Các bệnh nhân không bao giờ một mình trên hành trình chiến đấu với ung thư,  trên khắp thế giới có hàng ngàn y bác sĩ vẫn miệt mài đồng hành cùng bệnh nhân. Họ là những người bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị hay là những người lùi về sau âm thầm nghiên cứu, tìm tòi và chuyển đổi mô hình điều trị để phù hợp với từng loại bệnh lý. Với bác sĩ Vương Chấn Nghĩa hay chính tác giả Từ Khắc Thành, bệnh nhân là trách nhiệm, là động lực và cũng là hy vọng cho công cuộc nghiên cứu và chữa trị.

Tác giả không giấu được niềm vui, sự tự hào, kỳ vọng và cả nỗi muộn phiền trong suốt quyển sách “Sống chung với ung thư”. Bệnh nhân đến rồi đi, có người có tiến triển tốt đẹp, bệnh án được cải thiện, một số khác trở lại vì bệnh tình chuyển xấu. Hơn ai hết, chính những y bác sĩ ý thức được trách nhiệm của mình, với trường hợp nào họ cũng cố hết sức và không ngừng đồng hành bên cạnh bệnh nhân không chỉ ở những khâu như xét nghiệm, phẫu thuật, chẩn đoán mà còn về mặt tinh thần. Không chỉ với tác giả – Bác sĩ Từ Khắc Thành mà còn với những chuyên khoa ung thư, khi điều trị cho bệnh nhân, họ không chỉ điều trị khối u của họ, mà quan trọng là còn phải cùng họ sống tiếp, sống có chất lượng, tôn nghiêm, vui vẻ tận hưởng cuộc sống. 

Nói tóm lại, chúng ta cần phải chiến đấu với những tế bào ung thư, nhưng cũng không quên phải kiểm soát, cải tạo, và sống chung với chúng. Với những tỷ lệ rất đáng ngại về căn bệnh này, chỉ có chủ động nắm bắt kiến thức và hướng đến sống chung với nó là giải pháp tốt nhất. Ung thư không có nghĩa là cuộc sống của chúng ta kết thúc ngay tại thời điểm bác sĩ đưa ra chẩn đoán, mà phía trước là một hành trình dài phức tạp và phải có hy sinh, nhưng khi đã có “cuộc sống bình thường” với nó thì việc kéo dài thời gian hoàn thành những việc còn dang dở, để thật sự hiểu và tận hưởng cuộc sống, yêu thương bản thân là hoàn toàn có thể.

Thanh Hoa

Tin liên quan

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với "10 ngày ngắm thế giới của Mắt Nhắm Tịt"

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Con không thích học tiếng ViệtCon ghét Tập làm vănĐừng có bắt con viết văn miêu tảÀ hay là mở văn mẫu chép theo nha!Ai đang... Đọc tiếp

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam-Ngũ giới rất gần với khái niệm về quyền con người. Năm nguyên tắc này là sự tôn trọng chung/phổ quát... Đọc tiếp

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Báo Giác Ngộ-Trong đoàn rước chào đón Thế Tôn lần đầu trở về thăm lại Kapilavatu (Ca-tỳ-la-vệ) đầy đủ cả hoàng tộc, triều thần và dân... Đọc tiếp

Nội dung bài viết