Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động – Cuốn sách dành cho những nhà lãnh đạo đích thực 12/08/2020

Thái Hà Books
Th 5 25/07/2024

Trải qua những đợt khủng hoảng không vô cùng khó kiểm soát chẳng hạn như Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (năm 1963) và thảm họa khủng bố 11/09/2001, chính phủ Mỹ và đại học Harvard đã đi đến quyết định thành lập chương trình Sáng kiến Huấn luyện Lãnh đạo Sẵn sàng Ứng phó Quốc gia (NPLI). Đây là nơi nghiên cứu và huấn luyện đội ngũ lãnh đạo, những người sẽ phải phản ứng đầu tiên và đứng ra ứng phó với các tình huống khẩn cấp cấp độ quốc gia.

Chương trình Sáng kiến Huấn luyện Lãnh đạo Sẵn sàng Ứng phó Quốc Gia (NPLI) (Nguồn: Internet)

Các tác giả Leonard J. Marcus, Eric J. McNulty, Joseph M. Henderson, and Barry C. Dorn, cũng là các trụ cột của chương trình NPLI đã đúc kết lại những kinh nghiệm lãnh đạo khủng hoảng của chính họ và trong quá trình giảng dạy để viết nên cuốn sách “Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động”. Những ai đang muốn tìm kiếm con đường lãnh đạo đúng đắn mà chưa có cơ hội tham gia chương trình NPLI, thì cuốn sách này sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Lãnh đạo trong khủng hoảng có nhiều điểm khác biệt so với lãnh đạo thông thường. Khi có biến động xảy ra, nhà lãnh đạo cần chuyển ngay sang trạng thái “siêu lãnh đạo”. “Siêu lãnh đạo” gồm 3 chiều kích mà bạn phải tập trung vào, bao gồm:

  • Con người – bản thân nhà lãnh đạo
  • Tình huống đang cần được lãnh đạo
  • Sự kết nối trong mạng lưới các bên liên quan đến tình huống

Sách Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động do Thái Hà Books xuất bản

Trong cuốn sách, ba chiều kích sẽ được các tác giả lý giải rõ ràng và kèm thêm dẫn chứng sinh động. Những cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong lịch sử và cách mà những nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm cho các cuộc khủng hoảng đó cũng được đề cập, phân tích chuyên sâu một cách khách quan. Nhờ đó, mà bạn có thể dễ dàng hình dung ra các khung cảnh “siêu lãnh đạo”. Hơn nữa, những kỹ năng cần có, cách xây dựng tầm nhìn, cách rèn luyện bộ não và tâm thế của một nhà siêu lãnh đạo cũng sẽ được giải đáp tường tận.

Sau đây là một vài ví dụ về các cuộc khủng hoảng có sức ảnh hưởng lớn đã xảy ra trong lịch sử:

  1. Sự cố tràn dầu của giàn khoan Deepwater Horizon và sự lão luyện của Thad Allen

Ngày 20/04/2010, giàn khoan dầu Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico đã bị nổ và cướp đi sinh mạng của 11 công nhân. Không dừng lại ở đó, dầu và gas đã ào ạt chảy mất kiểm soát ra các vùng nước xung quanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nơi đây. Hơn nữa, việc lấp miệng giếng có thể gây ra việc đáy đại dương xung quanh bị nứt. Do đó, một cuộc khủng hoảng chính trị là hoàn toàn có thể xảy ra.

Sự cố tràn dầu của giàn khoan Deepwater Horizon (Nguồn: Internet)

Đô đốc Thad Allen, tư lệnh của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ – một người đã đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng trong suốt cuộc đời mình đã sử dụng tư duy siêu lãnh đạo để đứng ra giải quyết sự cố tràn dầu này. Nhờ vào tầm nhìn rộng và biết cách liên kết các bên liên quan, đặc biệt là công ty BP – vừa là “bên chịu trách nhiệm” vừa là bên duy nhất sở hữu các kiến thức chuyên môn và trang thiết bị chuyên dụng để khắc phục tình hình, Allen đã giải quyết được khủng hoảng và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

2. Thiệt hại lớn của Coca-Cola tại Bỉ, Pháp và sai lầm của Douglas Ivester

Vào tháng 6 năm 1999, hơn 250 người đã bị bệnh do uống Coca-Cola tại Bỉ và Pháp (trong đó có 33 trẻ nhỏ). Truyền thông ồn ào vào cuộc và khiến nỗi sợ hãi của người dân càng lan rộng. Coca-Cola đã phải đưa ra quyết định thu hồi sản phẩm lớn nhất trong lịch sử hoạt động bao gồm 17 triệu thùng ở 5 quốc gia.

Sau đó, mặc dù công ty này đã chứng minh được rằng nước giải khát của họ không hề gây hại cho sức khỏe người dùng, nguyên nhân ngộ độc là do quá trình bảo quản và vận chuyển xảy ra lỗi, nhưng tình hình vẫn không hề được cải thiện. Trường hợp của Coca-Cola được nhận định rằng: sự thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng là do CEO của họ lúc bấy giờ – ông Doulas Ivester. Là một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm và thành tích lão luyện, đáng lẽ Ivester phải nhận biết được tình hình một cách toàn diện. Nhưng hướng mà ông tập trung vào để giải quyết vấn đề lại không phải là hướng nhìn của người dân – đối tượng chủ yếu cần được nhắm tới và chính phủ. Vì vậy mà họ không cảm thấy được xoa dịu cho dù Coca-Cola đã có nhiều hành động khắc phục tích cực.

3. Bi kịch của ngân hàng đầu tư Sandler O’Neill và nhà siêu lãnh đạo đa chiều Jimmy Dunne

Ngày 11/09/2001 có lẽ là ngày mà những người Mỹ thuộc thế hệ Y sẽ không bao giờ quên. Đây là ngày mà cuộc khủng bố khủng khiếp của Osama Bin Laden đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân Mỹ. Sandler O’Neill là một trong những tổ chức hứng chịu thiệt hại to lớn nhất vì văn phòng chính của ngân hàng đặt ngay tại Trung tâm Thương mại Thế giới 2 – nơi bị chiếc máy bay số hiệu 175 của hãng United Airlines đâm vào. Rất nhiều cộng sự và nhân viên của Sandler O’Neill đã ra đi, trong đó có hai nhà đồng điều hành của ngân hàng này.

Vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ (Nguồn: Internet)

Jimmy Dunne – người duy nhất còn lại trong bộ ba điều hành của Sandler O’Neill,  đã gần như ngã quỵ khi biết tin bi kịch đã xảy ra. Nhưng để Sandler O’Neill trường tồn và ông nên là người xoa dịu nỗi mất mát của những người ở lại, Dunne đã vực dậy bản thân để hồi sinh công ty. Ông xác định rõ ràng các vấn đề cần giải quyết bao gồm “tay trái” và “tay phải”. “Tay trái” chính là hoạt động của công ty: văn phòng mới, nhân viên mới và chăm sóc khách hàng. “Tay phải” không gì khác hơn là các gia đình đang chịu cảnh mất người thân và các nhân viên đang chìm trong đau khổ và tuyệt vọng. Tất nhiên, “tay phải” sẽ luôn luôn được ưu tiên. Nhờ vào tầm nhìn đa chiều của Dunne, Sandler O’Neill lại một lần nữa có thể đứng vững trên thị trường.

Thuật lãnh đạo là thứ bạn có thể rèn luyện và học hỏi. Đây không phải là tài năng bẩm sinh nhưng nó cần được trau dồi thường xuyên, thậm chí là hàng ngày, đặc biệt là tư duy siêu lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động. Việc này giúp bạn có thể sẵn sàng ứng phó với sự cố quy mô lớn không lường trước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Siêu lãnh đạo là mô hình tuyệt vời có thể áp dụng cho cả những khủng hoảng quốc gia và cả khủng hoảng doanh nghiệp.

Thiên Ngân

Tin liên quan

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với

Xử lý nỗi sợ văn miêu tả cho bé cấp 1 với "10 ngày ngắm thế giới của Mắt Nhắm Tịt"

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Con không thích học tiếng ViệtCon ghét Tập làm vănĐừng có bắt con viết văn miêu tảÀ hay là mở văn mẫu chép theo nha!Ai đang... Đọc tiếp

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam-Ngũ giới rất gần với khái niệm về quyền con người. Năm nguyên tắc này là sự tôn trọng chung/phổ quát... Đọc tiếp

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Như Lai “vẫn là con người cũ”

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

Báo Giác Ngộ-Trong đoàn rước chào đón Thế Tôn lần đầu trở về thăm lại Kapilavatu (Ca-tỳ-la-vệ) đầy đủ cả hoàng tộc, triều thần và dân... Đọc tiếp

Nội dung bài viết