Bước đầu tạo lập mô hình kinh doanh cho doanh nhân khởi nghiệp
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks- Doanh thu của doanh nghiệp khởi nghiệp có được dựa vào giá trị khách hàng nhận được từ sản phẩm của bạn, chứ không phải là một con số tuỳ ý dựa trên các chi phí mà bạn bỏ ra. Mục tiêu của bạn là hướng đến việc xây dựng mô hình kinh doanh và định giá dựa trên giá trị, ngay cả khi bạn phải thực hiện những thay đổi tạm thời trên con đường tiến tới mục tiêu đó.Hai bước quan trọng trong việc tạo lập một kế hoạch kinh doanh dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm:
- Khảo sát mô hình kinh doanh ở các ngành khác nhau để biết được giá trị sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng
- Sử dụng những nghiên cứu bạn đã thực hiện ở các bước trước để lên ý tưởng cho mình sáng tạo đột phá cho doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn
04 yếu tố chính trong việc tạo lập mô hình kinh doanh:
- Khách hàng: Hãy tìm hiểu để biết những việc khách hàng sẵn lòng làm. Bạn có thể sử dụng những thông tin thu thập được ở bước mô tả Đơn vị ra quyết định và Quá trình có được khách hàng trả tiền.
- Tạo lập và nắm bắt giá trị: Hãy ước tính sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng giá trị là bao nhiêu và khi nào. Sau đó xác định những cách phù hợp để bạn nắm bắt được giá trị đó. Những thông tin trong phần Lượng hoá đề xuất giá trị sản phẩm sẽ hữu ích ở phần này.
- Cạnh tranh: Xác định đối thủ cạnh tranh của mình đang hoạt động như thế nào
- Phân phối: Hãy chắc chắn rằng kênh phân phối có được những ưu đãi phù hợp khi bán sản phẩm của bạn
Mô hình 24 bước khởi sự kinh doanh trong Bộ sách Kinh điển về khởi nghiệp
Khái quát 10 mô hình kinh doanh thường thấy hiện nay:
- Phí trả trước một phần cộng thêm phí bảo trì: Đây là mô hình kinh doanh phổ biến nhất, trong đó, khách hàng trả trước một khoản phí để có sản phẩm, với các tuỳ chọn để đảm bảo sản phẩm sẽ được nâng cấp hoặc bảo trì với một khoản phí định kỳ.
- Tính giá trên cơ sở giá thành (Cost plus): Với mô hình này, khách hàng trả một tỷ lệ % cao hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Mô hình này có thể hấp dẫn khi sản phẩm của bạn chưa hoàn thiện, bạn muốn khách hàng chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Tính phí theo giờ: Mô hình này cũng có xu hướng đề cao hoạt động hơn là sự tăng trưởng, thường thấy ở các công ty dịch vụ.
- Mô hình thuê bao hoặc cho thuê: Đây là khoản thanh toán cố định hàng tháng hoặc khoảng thời gian được thoả thuận trước
- Cấp phép: Cấp phép địa chỉ IP của bạn cho khách hàng và nhận về một khoản tiền bản quyền có thể dẫn đến hệ số biên lợi nhuận gộp rất cao (hệ số biên lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu biên và chi phí biên. Tuy nhiên mô hình này chỉ có hiệu quả khi bạn có thế mạnh về quyền sở hữu trí tuệ (IP).
- Hàng tiêu dùng: Chi phí ban đầu do khách hàng bỏ ra thấp và chi phí tiếp theo phụ thuộc vào mức độ khách hàng sử dụng sản phẩm. Mô hình này phù hợp cho doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, nhờ đó giảm chi phí bán hàng và tăng đáng kể doanh thu trong một thời gian dài. Ví dụ như mô hình lưỡi dao cạo râu và dao cạo nổi tiếng Gillette
- Bán gia tăng đối với sản phẩm lợi nhuận cao: Sản phẩm trung tâm sẽ được bán với mức lợi nhuận rất thấp, nhưng tổng lợi nhuận vẫn cao là nhờ bán các sản phẩm đi kèm với mức lợi nhuận cao. Ví dụ: Khi bạn mua một chiếc xe, những mặt hàng mua thêm như gia hạn bảo hành, phụ kiện, đồ chống gỉ, khoá chống trộm và những sản phẩm tương tự mới mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Quảng cáo: Như tạp chí và báo trong thời kỳ hoàng kim và bây giờ là các website, họ thu hút khách hàng nhờ nội dung bài viết hấp dẫn, và bán các vị trí quảng cáo trên báo/ trang web cho các bên thứ ba để giới thiệu đến độc giả.
- Bán lại các dữ liệu thu thập được – quyền truy cập dữ liệu: Việc bán dữ liệu về người dùng đòi hỏi bạn phải thu hút người dùng cuối bằng một sản phẩm miễn phí, sau đó nhận tiền từ các bên thứ ba trả cho việc truy cập vào các thông tin của nhóm người dùng cuối đó.
- Nhượng quyền: Nếu doanh nghiệp khởi nghiệp có một ý tưởng thú vị và có thể thực hiện hoá nó nhưng lại không có khát khao, kỹ năng hoặc tiền bạc để phát triển quy mô, họ có thể sử dụng mô hình nhượng quyền và sẽ được trả tỉ lệ phần trăm trên doanh số bán hoặc nhận một khoản phí ban đầu lớn để đổi lại việc cung cấp các kiến thức và thương hiệu đã được phát triển.
Lựa chọn mô hình kinh doanh là một quyết định quan trọng mà bạn cần đầu tư thời gian. Các quyết định này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của bạn và được đo bằng hai thông số chính là Giá trị trọn đời của một khách hàng (LTV- Lifetime Value of an Acquired Customer) và Chi phí để có được khách hàng (COCA – Cost of Customer Acquisition), những chỉ số này sẽ được đề cập chi tiết trong bước số 17 của cuốn sách Kinh điển về khởi nghiệp. Đừng tập trung vào việc định giá trong bước này bởi việc lựa chọn một mô hình kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn so với việc định giá.
Hãy lựa chọn mô hình kinh doanh có thể giúp bạn tạo được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và mang lại cho bạn lợi thế nhiều hơn họ, vì đối thủ cũng không thể dễ dàng thay đổi mô hình kinh doanh của họ để họ cạnh tranh với bạn.
Trích từ: Kinh điển về khởi nghiệp
>>> Độc giả quan tâm tìm đọc cuốn sách TẠI ĐÂY
>>> Xem thêm bài viết Bộ sách Kinh điển về khởi nghiệp – 24 bước khởi sự kinh doanh
Quỳnh Dương.
Tin liên quan
Làm chủ thiết kế đồ họa chỉ trong một cuốn sách
Thái Hà Books
Th 6 02/08/2024
ThaiHaBooks - Trong thời đại số hóa hiện nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực từ kinh... Đọc tiếp
Cẩm nang Canva - Thiết kế dễ như chơi
Thái Hà Books
Th 6 02/08/2024
ThaiHaBooks - Trong thời đại số hóa ngày nay, thiết kế đồ họa không còn là lĩnh vực dành riêng cho những người có kỹ năng chuyên... Đọc tiếp
Tố thư - Bí quyết thành công từ triết lý Đạo và Đức của Tiên nhân Hoàng Thạch Công
Thái Hà Books
Th 6 02/08/2024
ThaiHaBooks - "Tố thư" tương truyền là do vị tiên nhân Hoàng Thạch Công truyền lại cho Trương Lương để giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang bình... Đọc tiếp