Phạm vi giải quyết vấn đề của người quản lý trong thời đại ngày nay
Thái Hà Books
Th 2 29/07/2024
Trong cuốn sách Quy luật bất biến về lãnh đạo, tác giả Shunichi Yoshihara đã chia năng lực của người quản lý trong doanh nghiệp làm 03 phần chính như sau:
Thứ nhất là Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn là các kiến thức và kỹ năng đặc thù của từng ngành nghề được dùng đến khi làm việc.
Thứ hai là Năng lực ứng xử với người khác: Đây chính là năng lực giao tiếp bao gồm cả kỹ năng lãnh đạo.
Cuối cùng là Năng lực giải quyết vấn đề: Điều này được thể hiện từ việc xử lý các tình huống cụ thể cho đến chuyện hoạch định những chiến lược lâu dài
Ngoài ra cũng có các quan điểm khác về kỹ năng lãnh đạo phân chia vai trò, hành động của người lãnh đạo thành hai mảng là “phương diện công việc” và “phương diện con người”. Và trong phương diện công việc, người ta còn chia thành “quản lý duy trì vận hành” và “cải thiện – cải cách”.
Quản lý duy trì vận hành là đảm bảo chất lượng nghiệp vụ hằng ngày ở mức “chất lượng phổ thông” dù ở bất kỳ công ty nào trong cùng lĩnh vực. Công việc này cũng có thể gọi là duy trì quản lý chất lượng phổ thông. Chất lượng nghiệp vụ hạ xuống dưới mức phổ thông này có thể trở thành vết thương trí mạng cho doanh nghiệp.
Về phía “cải thiện – cải cách”, có thể hiểu là công việc nâng cao tiêu chuẩn công việc hiện tại. “Cải thiện” là thay đổi cách làm việc từ trước đến giờ một cách từ từ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong khi “cải cách” là thay đổi hoàn toàn cách làm cũ nhằm tạo ra những bước phát triển đột phá. Tạo ra được “chất lượng hấp dẫn vượt trội” mà không công ty nào trong ngành có được chính là chìa khóa quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.
Theo bảng biểu, hai trục trên (Phương diện công việc và Phương diện con người; cùng với Quản lý duy trì vận hành và Cải thiện – cải cách) tạo ra bốn vùng phạm vi. Dựa vào bốn vùng này, người quản lý có thể điều chỉnh được vai trò của bản thân.
Có thể thấy qua bảng biểu, vùng 1 và vùng 2 là vùng “giải quyết vấn đề trong vận hành thường nhật” trong khi vùng 3 và vùng 4 là “giải quyết vấn đề với tầm nhìn dài hạn”.
Vùng 1 và 2 là khu vực không thể thiếu để xây dựng nền móng cốt lõi cho công ty. Tuy nhiên, việc các nhà lãnh đạo đầu tư bao nhiêu thời gian ngay từ khi còn trẻ cho vùng 3 và 4 cũng là điều rất quan trọng cho sự phát triển của công ty, cấp dưới và chính bản thân mình. Điều quan trọng là khi đã ở vai trò quản lý, ta hãy cố gắng giao phần công việc ở vùng 1 và 2 cho cấp dưới, đồng thời hệ thống hóa các nghiệp vụ trong khu vực này, từ đó tập trung thời gian cho vùng 3 và 4.
Cuốn sách “Quy luật bất biến về lãnh đạo” được viết bằng kinh nghiệm nhiều năm trong vị trí cố vấn quản lý của tác giả Shunichi Yoshihara. Cuốn sách như thông điệp gửi đến với các bạn trẻ trong tương lai không xa sẽ trở thành nhóm trưởng (team leader), hay những người vừa bước vào công việc lãnh đạo, đặc biệt là ở môi trường công ty vừa và nhỏ. Độc giả quan tâm tìm đọc cuốn sách TẠI ĐÂY.
Quỳnh Dương.
Tin liên quan
Làm chủ thiết kế đồ họa chỉ trong một cuốn sách
Thái Hà Books
Th 6 02/08/2024
ThaiHaBooks - Trong thời đại số hóa hiện nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực từ kinh... Đọc tiếp
Cẩm nang Canva - Thiết kế dễ như chơi
Thái Hà Books
Th 6 02/08/2024
ThaiHaBooks - Trong thời đại số hóa ngày nay, thiết kế đồ họa không còn là lĩnh vực dành riêng cho những người có kỹ năng chuyên... Đọc tiếp
Tố thư - Bí quyết thành công từ triết lý Đạo và Đức của Tiên nhân Hoàng Thạch Công
Thái Hà Books
Th 6 02/08/2024
ThaiHaBooks - "Tố thư" tương truyền là do vị tiên nhân Hoàng Thạch Công truyền lại cho Trương Lương để giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang bình... Đọc tiếp