9 thói quen gây lãng phí thời gian

Thái Hà Books
Th 3 21/05/2019

Hãy thử tìm cách loại bỏ một số thủ phạm gây lãng phí thời gian nghiêm trọng – hay ít nhất là giảm lượng thời gian dành cho chúng; biết đâu bạn sẽ có thêm một, hai, ba, thậm chí nhiều giờ hơn nữa trong ngày để thực hiện những hoạt động quan trọng đối với mình. Dưới đây là một số yếu tố ngốn nhiều thời gian của bạn nhất.

1. Không dừng lại suy nghĩ

Nếu dành quá ít thời gian để chuẩn bị, bạn sẽ mất quá nhiều thời gian cho việc thực thi. Thời gian ban bỏ ra để thu thập, sắp xếp và tổ chức các suy nghĩ của mình trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án sẽ mang lại trái ngọt là tiết kiệm thời gian và nâng cao kết quả.

Thậm chí chỉ cần 10 phút cuối ngày ngồi lại rà soát lại lịch trình và sắp đặt các tài liệu cần thiết cho ngày mai, bạn cũng có thể gia tăng đáng kể năng suất và hiệu quả làm việc của mình cho ngày hôm sau.

2. Ôm đồm nhiều việc cùng lúc

Rất nhiều bằng chứng khoa học đều cho thấy sự ôm đồm – thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc – là phương pháp rất thiếu hiệu quả để hoàn thành công việc. Các nhà nghiên cứu cho hay, khi ôm đồm nhiều việc, bạn sẽ khiến não bộ mất thời gian để chuyển sang một kĩ năng khác và một trải nghiệm trí nhớ khác.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng khi liên tục bắt đầu rồi dừng lại đối với một số nhiệm vụ trong một khoảng thời gian cho trước, người ta thường sẽ tăng thời gian cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ lên tới 500%.

3. Làm việc không có giải lao

Có một quy luật gọi là quy luật hiệu suất giảm dần, trong đó khả năng tập trung của bạn bắt đầu sụt giảm đáng kể. Để thực sự nghỉ ngơi, hãy đi dạo một vòng quanh khu làm việc. Hãy rời khỏi văn phòng và dịch chuyển cơ thể. Hành vi di chuyển vật này sẽ kết nối với hoạt động làm thoáng tâm trí, thư giãn các cơ não bộ, và giải phóng stress. Đừng nghỉ ngơi ngay tại bàn; hãy tách mình khỏi công việc đang làm trong ít nhất 10 phút.



4. Cầu toàn

Khối lượng thời gian, nỗ lực, năng lượng, và cảm xúc cần thiết để đạt được sự hoàn hảo sẽ làm giảm đi đáng kể năng suất của bạn.
Khối lượng thời gian và năng lượng mà bạn bỏ ra để tăng điểm năng suất từ 95% lên 100% cũng tương đương với khối lượng thời gian và năng lượng mà bạn bỏ ra để tăng điểm năng suất từ 0% lên 95% đấy. Tốt hơn hết, hãy đầu tư công sức để bắt tay vào một dự án mới thay vì chăm chăm tập trung hoàn thiện dự án cũ. Năng suất quan trọng hơn sự hoàn hảo.
Và nếu bạn cứ chờ cho đến khi mình hoàn hảo mới thử làm điều gì đó, thì đến bao giờ bạn mới hoàn hảo đây?

 

5. Lo lắng và chờ đợi

Lo lắng và chờ đợi là hai thủ phạm gây lãng phí thời gian có thể ảnh hưởng xấu đến mức độ thành công và hạnh phúc của bạn trong cuộc sống. Sự lo lắng thường xuất phát từ việc tập trung quá nhiều vào những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng nếu bạn dành thời gian lo lắng, thì bạn đâu còn thời gian để nghĩ phương án chuẩn bị hay tránh né những lực lượng đó.
Chuyên gia nổi tiếng Dale Carnegie nhìn nhận vấn đề này như sau: “Nếu bạn trằn trọc không ngủ được, vậy thì hãy dậy và làm gì đó thay vì nằm trên giường mà lo lắng. Chính nỗi lo mới là thứ khiến bạn khổ sở, chứ không phải sự thiếu ngủ.”

 

6. Lướt web

Các nghiên cứu cho thấy chúng ta đang ngày càng dành nhiều thời gian cho việc lướt web hơn. Internet là một công cụ tuyệt vời nhưng nó cũng là nơi chứa rất nhiều thông tin vô bổ nữa. Bạn có thể dành cả tiếng trời ngồi lướt các làn sóng dữ liệu để tìm kiếm những thông tin cần thiết, nhưng đến khi giật mình tỉnh ra thì có khi cả nửa ngày trời đã trôi qua mất rồi! Ý định ban đầu của bạn thế là đi tong vì bạn bị dòng thông tin cuốn trôi ra khỏi bờ.

7. Thư rác

Vốn từ lâu hộp thư của chúng ta đã bị tấn công dồn dập với đủ thứ thư mời chào làm thẻ tín dụng, catalog, và các tài liệu marketing trực tiếp, bây giờ đến lượt các hộp thư điện tử cũng phải chịu trận với những dòng thác không mời mà đến này, được gọi là thư rác. Ít nhất, những lời mời chào qua email cũng không làm lãng phí hàng tấn giấy (mà rốt cuộc, chúng sẽ bị vo tròn lại và ném vào thùng rác thôi mà). Nhưng ai cũng tốn rất nhiều thời gian để đọc lướt qua các thư gửi đến vì sợ rằng họ có thể bỏ lỡ một thư quan trọng nào đó.

 

8. Giết thời gian cho những lần di chuyển

Nếu bạn ở xa chỗ làm và hàng ngày phải di chuyển vài tiếng đồng hồ thì thất tốn nhiều thời gian. Nếu có thể, hãy chuyển tới chỗ ở gần hơn. Hoặc nếu di chuyển bằng các phương tiện công cộng, hãy tận dụng thời gian trên xe để nghe podcast, nghe các diễn giả truyền cảm hứng và các cuốn sách hướng dẫn cách phát triển bản thân về mọi chủ đề, từ tài chính cá nhân cho đến quản lí các mối quan hệ – bất cứ thứ gì bạn muốn tìm hiểu.

9. Dành thời gian với những người tiêu cực

Tôi không có ý khuyên bạn hãy từ bỏ những người bạn hay họ hàng thân quen đang trải qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống do bệnh tật, rắc rối về tài chính, hay rắc rối cá nhân. Nhưng tôi khuyên bạn nên tránh xa những người có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, bất kể họ giàu có hay may mắn đến mức nào.
Hãy cố hết sức để giảm thiểu thời gian cho những người tiêu cực. Làm như vậy, không những bạn có thể lấy lại được khoảng thời gian quý giá để dành cho những hoạt động tích cực hơn, mà sự vắng mặt của họ còn xóa đi bầu không khí u ám che mất tầm nhìn lạc quan vốn có của bạn.

Thông tin được trích ra từ quyển sách Quản lý thời gian for Dummies
Đặt sách tại: https://nhasachthaiha.vn/products/quan-ly-thoi-gian-for-dummies

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Triết lý 3D và ứng dụng trong cuộc sống

Triết lý 3D và ứng dụng trong cuộc sống

Thái Hà Books
Th 6 20/12/2024

"Ken - Ngày mai sống hay chết?" - viết về hành trình của một chàng trai trẻ trên con đường tìm lại chính mình, Ken đã được... Đọc tiếp

Ken - Ngày mai sống hay chết?

Ken - Ngày mai sống hay chết?

Thái Hà Books
Th 6 20/12/2024

"Ken - Ngày mai sống hay chết?" tác phẩm đầu tay của tác giả KINGKHA, viết về hành trình vượt lên nghịch cảnh của một chàng... Đọc tiếp

Chia sẻ của tác giả Patrick Faniel về cuốn sách Làm lãnh đạo

Chia sẻ của tác giả Patrick Faniel về cuốn sách Làm lãnh đạo

Thái Hà Books
Th 4 09/10/2024

[ThaiHaBooks] Patrick Faniel là giám đốc điều hành của Management Centre Europe (MCE), tác giả cuốn sách Làm lãnh đạo: Ba động lực tạo ra hiệu... Đọc tiếp

Nội dung bài viết