Nghĩ khác cách ta đang nghĩ với 4 phương pháp rèn luyện tâm thế cởi mở
Thái Hà Books
Th 5 15/05/2025
“Không có gì tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai, cũng không có thiện hay ác, không có tốt và không có xấu. Đúng hôm nay, ngày mai có thể sai. Đúng nơi này nơi khác có thể sai. Đúng với người này thì người kia có thể sai.” - GS. Trương Nguyện Thành
Tâm thế cởi mở là khả năng đón nhận những ý tưởng, quan điểm, hoặc thông tin mới mà không vội vàng phán xét hoặc loại bỏ chúng vì chúng không trùng khớp với những gì mình đã tin tưởng hoặc quen thuộc. Một người có tâm thế cởi mở sẽ dễ dàng học hỏi, phát triển, thích nghi với các hoàn cảnh mới, bởi họ không bị giới hạn bởi các định kiến cá nhân, xã hội hay văn hóa.
Tuy nhiên, để có một tâm thế cởi mở không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì tư duy của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi định kiến văn hóa, gia đình, và xã hội từ khi còn nhỏ. Những định kiến này tạo ra một bối cảnh nhận thức cho cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá thế giới xung quanh, đôi khi làm chúng ta trở nên bảo thủ mà không hề nhận ra.
Dưới đây là những phương pháp để xây dựng cho mình một tâm thế cởi mở cho cuộc sống
1.Tò mò
Bạn có thể chủ động tìm kiếm nhiều nguồn thông tin, văn hóa, và quan điểm khác nhau để làm giàu và đa dạng hóa cách nhìn nhận của bản thân. Tâm thế “không có đúng hay sai, không có tốt hay xấu, chỉ là có phù hợp với bối cảnh đó hay không” rất quan trọng để phá vỡ lối suy nghĩ cũ và tiếp cận với những cách giải quyết sáng tạo hơn. Nhưng để tạo động lực cho việc tìm kiếm thông tin đa chiều này, bạn cần kích hoạt trí tò mò. Tò mò là yếu tố quan trọng trong việc khám phá và học hỏi. Chúng ta nên duy trì sự tò mò như trẻ nhỏ, luôn đặt câu hỏi “Tại sao” và “Như thế nào” để từ đó khám phá những cách giải quyết vấn đề mới mẻ.
2.Tư duy đối lập
Để có thể đưa ra những ý tưởng đột phá, bạn hãy xây dựng cho mình có một tư duy đối lập, khả năng tiếp cận vấn đề bằng cách xem xét và phản biện những quan điểm hoặc giả định mà ta thường coi là hiển nhiên. Bạn có thể tự đặt câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu giả định của mình là sai?” để khám phá ra các góc nhìn mới. Điều này cũng đồng thời phát triển tư duy phản biện của bạn.
3. Tư duy sáng tạo
Thường những ý tưởng sáng tạo qua việc suy nghĩ khác thường đến từ việc kết nối kiến thức hay trải nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, và có thể không liên quan gì với nhau.
Việc sử dụng các công cụ như bản đồ tư duy để sắp xếp các ý tưởng theo một cấu trúc mở, giúp ta dễ dàng nhìn thấy những kết nối và mối liên hệ giữa các ý tưởng khác nhau, hay thảo luận nhóm cho phép các thành viên phản biện và thách thức quan điểm của nhau, ngay cả tranh luận cũng giúp luyện tập kỹ năng lập luận logic, bảo vệ quan điểm, đồng thời phát triển khả năng linh hoạt khi phải chuyển đổi và đánh giá lại các giả định và ý kiến.
4. Think out of box - Nghĩ ngoài chiếc hộp
Điều này đòi hỏi chúng ta phải thoát khỏi sự gò bó của những nguyên tắc và khuôn mẫu thông thường để tiếp cận vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Nghĩ ngoài chiếc hộp khuyến khích sự linh hoạt, cho phép chúng ta chấp nhận các ý tưởng tưởng như không hợp lý hoặc không thể thực hiện được. Bằng cách này, chúng ta có thể phát triển các giải pháp đột phá, tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững.
Cuối cùng, nghĩ khác là nền tảng của hành động khác. Khi phát triển tư duy đối lập và sáng tạo, chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để hành động khác đi. Điều này có thể đòi hỏi sự dũng cảm để bước ra khỏi lối mòn, chấp nhận rủi ro và thất bại, nhưng chính những hành động này mới là động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực và bền vững.
Trích từ: Nghĩ khác - Làm khác: Bí quyết thay đổi tư duy
>>> Xem thêm bài viết Quy trình làm khác - Vượt qua rào cản của não bộ
>>> Mời bạn tìm đọc chi tiết cuốn sách TẠI ĐÂY
Quỳnh Dương.
Tin liên quan

Quản trị kinh doanh lấy cái tâm làm gốc
Thái Hà Books
Th 6 23/05/2025
[ThaiHaBooks] Giữa một thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh, liệu có thể xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững chỉ bằng... cái tâm?... Đọc tiếp

Quản trị kinh doanh lấy cái tâm làm gốc
Thái Hà Books
Th 6 23/05/2025
[ThaiHaBooks] Giữa một thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh, liệu có thể xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững chỉ bằng... cái tâm?... Đọc tiếp

Quy trình làm khác - Vượt qua rào cản của não bộ
Thái Hà Books
Th 5 15/05/2025
[ThaiHaBooks] Từ “nghĩ khác” đến “làm khác” là một quá trình phức tạp, đòi hỏi không chỉ sự thay đổi về tư duy mà còn về... Đọc tiếp