Xây dựng sự tự tin hữu cơ trong bạn

Thái Hà Books
Th 7 10/12/2016

Thaihabooks- Nhận thức về bản thân dẫn đến sự tự tin về bản thân

Về sự tự nhận thức, Daniel Goleman định nghĩa tự nhận thức tức là “biết các trạng thái bên trong, các ưu tiên, các nguồn lực, và các trực giác của mình”. Tự nhận thức chính là lĩnh vực mấu chốt của trí thông minh cảm xúc. Từ đây mới tạo ra tất cả những thứ khác. Đó là bởi sự tự nhận thức có liên quan đến phần tân vỏ não (não tư duy) trong quá trình cảm xúc. Sự tự nhận thức mở đường vào trong những khu vực não tư duy có liên quan đến sự chú ý tập trung vào bản thân và ngôn ngữ, vì vậy khi chúng ta có sự tự nhận thức mạnh, các khu vực não đó sẽ được thắp sáng, và điều này có thể tạo ra sự khác biệt giữa hét vào mặt ai đó hay kiềm chế lại và tự nhủ: “Tôi không thể hét vào mặt ông ta; ông ta là CEO cơ mà!”. Sự tham gia của tân vỏ não trong mọi trải nghiệm cảm xúc là một bước cần thiết để đạt được khả năng kiểm soát cuộc sống cảm xúc.

Những năng lực tự nhận thức

Daniel Goleman cho rằng, trong lĩnh vực tự nhận thức có ba năng lực cảm xúc là:

  1. Nhận thức cảm xúc: nhận ra cảm xúc của mình và các tác động của chúng
  2. Tự đánh giá chính xác: Biết các điểm mạnh và giới hạn của mình
  3. Tự tin: Cảm giác mạnh mẽ về giá trị và năng lực của bản thân

Sự khác biệt chủ yếu giữa năng lực một và hai là năng lực một hoạt động chủ yếu ở cấp độ sinh lý còn năng lực hai hoạt động chủ yếu ở cấp độ ý nghĩa. Năng lực tự đánh giá chính xác được xay dựng trên năng lực nhận thức cảm xúc.

Năng lực nhận thức cảm xúc thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận. Ví dụ, hai nhà tâm lý học tổ chức là Cary Cherniss và Robert Caplan đã báo cáo rằng việc dạy các kỹ năng nhận thức cảm xúc cho các chuyên viên tư vấn tài chính tại American Express Financial Advisors đã tạo ra kết quả là làm tăng doanh thu bình quân tính trên mỗi chuyên viên. Những chuyên viên tư vấn tái chính đó đã đọc được cách xác định những phản ứng của mình trong các tình huống khó khăn, cũng như nhận thức được nhiều hơn những lời tiêu cực mà họ nói với chính mình, những lời khiến họ nghi ngờ bản thân và xấu hổ. Khả năng nhận thức cảm xúc đó giúp họ áp dụng các chiến lược giải quyết và làm việc hiệu quả hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, đem lại cho khách hàng nhiều lời tư vấn tài chính tốt hơn.

Năng lực tự đánh giá chính xác còn được gọi là “năng lực khách quan về bản thân”. Nó hữu dụng cho tất cả mọi người đặc biệt hữu dụng cho các nhà quản lý. Daniel Goleman đã nói như sau:

Với hàng trăm quản lý đến từ 12 tổ chức khác nhau thì năng lực tự đánh giá chính xác chính là dấu hiệu của những người làm việc vượt trội… Các các nhân có năng tự tự đánh giá chính xác nhận thức rõ các khả năng và giới hạn của mình, tìm kiếm những lời nhận xét và học hỏi từ các sai lầm. Họ biết họ cần cải thiện ở đâu và khi nào họ nên làm việc với những người khác có các thế mạnh bổ sung cho họ.

Về cơ bản, không có ai hoàn hảo, và năng lực tự đánh giá chính xác giúp chúng ta thành công bất chấp những hạn chế của mình.

Tự tin là một năng lực rất mạnh. Norman Fischer đã đưa ra một miêu tả rất đáng yêu về sự tự tin đích thực:

Tự tin không phải là tự phụ… Khi bạn thực sự tự tin, cái tôi của bạn sẽ mềm dẻo: tùy tình huống, bạn có thể nắm lấy cái tôi hoặc buông bỏ nó để học một cái gì đó hoàn toàn mới thông qua việc lắng nghe. Và nếu bạn phát hiện ra rằng bạn không thể buông bỏ cái tôi, ít nhất bạn biết điều đó. Bạn có thể thừa nhận điều đó với bản thân. Cần rất nhiều sự tự tin để đủ khiêm tốn nhận ra các giới hạn của bản thân mà không chỉ trích chính mình.

Chúng ta không có gì ngạc nhiên khi tự tin rất hữu dụng trong công việc, có lẽ tôi không cần phải trình bày thêm các nghiên cứu về sự hữu dụng của đức tính này nữa vì điều đó bạn có thể nhìn thấy ngay trong cuộc sống hàng ngày của mình rồi.

Từ năng lực nhận thức cảm xúc đến sự tự tin

Khi bạn tham dự một hội thảo và diễn giả hét vào mặt bạn và bảo bạn tuyệt vời đến thế nào. “Bạn có thể thành công! Bạn rất tuyệt vời! Bạn có thể làm được!”. Và khi về nhà bản cảm thấy tuyệt vời về bản thân. Điều này có thể kéo dài trong ba ngày. Nguồn tự tin bền vững nhất đến từ sự hiểu biết sâu sắc bản thân và sự trung thực về bản thân không giấu giếm.

Trong chuyên ngành kỹ sư, tôi coi điều đó giống như việc am hiểu hai chế độ quan trọng: chế độ thất bại và chế độ phục hồi. Nếu tôi có thể hiểu một hệ thống thấu đáo đến mức biết chính xác nó thất bại như thế nào, thì tôi cũng biết khi nào nó không thất bại. Khi đó, tôi có thể cực kỳ tự tin vào hệ thống, bất chấp việc biết rằng nó không hoàn hảo. vì tôi biết cách điều chỉnh cho từng tình huống.

Ngoài ra, nếu tôi biết chính xác cách hệ thống phục hồi sau thất bại, tôi có thể tự tin ngay cả khi nó thất bại vì tôi biết các điều kiện có thể giúp hệ thống trở lại đủ nhanh đến mức thất bại cũng không còn là điều quan trọng nữa. Tương tự, bằng việc hiểu biết tâm trí, cảm xúc, và khả năng của mình, tôi có thể có được sự tự tin về bản chất bất chấp việc tôi gặp nhiều thất bại và bất chấp việc tôi trong giống như một kẻ thất bại.

Hiểu biết bản thân sâu sắc và trung thực với bản thân không giấu giếm, hai điều kiện cần thiết cho sự tự tin bền vững, tức là không có gì phải che giấu với chính mình. Nó đến từ việc tự đánh giá chính xác. Nếu có thể tự đánh giá chính xác, chúng ta có thể nhìn rõ Rnfg và khách quan những điểm mạnh lớn nhất và nhwuxng điểm yếu lớn nhất của chính mình. Chúng ta trở nên trung thực với bản thân về những ham muốn đen tối nhất và những nguyện vộng thiêng liêng nhất của mình. Chúng ta biết về những ưu tiên sâu sắc nhất trong đời, điều gì là quan trọng, và điều gì không quan trọng mà chúng ta có thể buông bỏ.

Cuối cùng chúng ta đạt đến một điểm khiến chúng ta thoải mái với bản thân. Không có bí mật khủng khiếp nào mà chúng ta chưa biết về nó. Không có gì về bản thân mà chúng ta không thể giải quyết. Đây là nền tảng của sự tự tin.

Năng lực tự đánh giá chính xác xuất phát từ năng lực nhận thức cảm xúc mạnh. Tôi coi nó là khả năng nhận được dữ liệu cảm xúc ở một tỷ lệ tín hiệu cao hơn nhiều so với tiếng ồn (tức là, thu được tín hiệu sạch). Để phát triển năng lực nhận thức cảm xúc, chúng ta phải nghiên cứu cẩn thận các trải nghiệm cảm xúc của mình. Chúng ta phải giống như một huấn luyện viên đang luyện ngựa; bạn càng quan sát cẩn thận ngựa trong các tình huống khó khăn, bạn càng hiểu các xu hướng cũng như hành vi của nó, và bạn càng thành thạo trong việc đối phó với nó. Với sự rõ ràng đó, chúng ta tạo ra một không gian cho phép chúng ta xem xét cuộc sống cảm xúc của mình như thể một bên  thứ ba khách quan. Nói cách khác, chúng ta đạt được sự khách quan, và chúng ta bắt đầu nhận thức từng trải nghiệm cảm xúc một cách rõ ràng và khách quan đúng như bản chất của nó. Đây chính là tín hiệu sạch tạo nên các điều kiện để tự đánh giá chính xác.

Như vậy, giữa ba năng lực cảm xúc của tự nhận thức có một mối quan hệ tuyến tính đơn giản – khi có khả năng nhận thức cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta sẽ tự đánh giá chính xác hơn, và khi tự đánh giá chính xác hơn, chúng ta sẽ tự tin hơn. ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code]

Nhất Mặc, Trích lược “Search Inside Yourself”

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Chia sẻ của tác giả Patrick Faniel về cuốn sách Làm lãnh đạo

Chia sẻ của tác giả Patrick Faniel về cuốn sách Làm lãnh đạo

Thái Hà Books
Th 4 09/10/2024

[ThaiHaBooks] Patrick Faniel là giám đốc điều hành của Management Centre Europe (MCE), tác giả cuốn sách Làm lãnh đạo: Ba động lực tạo ra hiệu... Đọc tiếp

Giới thiệu sách Từ những đam mê

Giới thiệu sách Từ những đam mê

Thái Hà Books
Th 6 23/08/2024

Có được một việc làm ổn định là điều ai cũng mong muốn, nhưng để gắn bó và phát triển nghề nghiệp thì cần phải có... Đọc tiếp

Happy Organizations - Tạo ra tổ chức hạnh phúc, nuôi dưỡng nhân viên và tác động tích cực đến xã hội

Happy Organizations - Tạo ra tổ chức hạnh phúc, nuôi dưỡng nhân viên và tác động tích cực đến xã hội

Thái Hà Books
Th 6 23/08/2024

Đối mặt với những thách thức khó khăn của thời đại như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội...đòi hỏi các công ty ngày... Đọc tiếp

Nội dung bài viết