Khẳng định những giá trị của tập thơ "Bắc hành tạp lục"
Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024
Thaihabooks- Sáng ngày 1/11/2013, Công ty Cổ phần sách Thái Hà, kết hợp cùng Hội Kiều học và Viện Văn học tổ chức thành công chương trình Hội thảo khoa học “Bắc hành tạp lục” của đại thi hào Nguyễn Du. Chương trình diễn ra tại: Viện Văn Học- 20 Lý Thái Tổ- Hà Nội.
Hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi như: phó giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phi, Phạm Đan Quế, Trần Đình Sử, cùng sự quan tâm của Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và đông đảo đội ngũ trí thức, người dân có nhiều tình cảm yêu mến Nguyễn Du.
Tập thơ Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ, những bài thơ này được viết trong quá trình Nguyễn Du được triều đình cử đi cống tuế từ năm 1813 đến năm 1814. Đó là tập ký sự bằng thơ, ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về đời sống nghèo khổ của người dân Trung Quốc.
Tại buổi họi thảo, các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá sâu sắc, bởi đây là một tác phẩm “đặc sắc, đầy chất nhân văn”. Trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã dành nhiều tình cảm cho những con người, những thân phận nghèo khó. Những nhân vật được ông viết thường là những thân phận như người hát rong, người mù đi ăn xin, người nghèo… những điều Nguyễn Du viết đều là những khúc hát thấm đẫm chất nhân văn.
Đa số những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu tại hội thảo đều tập trung ca ngợi tác phẩm “Bắc hành tạp lục”. Nếu như Truyện Kiều, viết bằng chữ Nôm, nhanh chóng đến được với công chúng, thì tập thơ “Bắc hành tạp lục” lại được viết hoàn toàn bằng chữ Hán. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế gọi “Bắc hành tạp lục” là đỉnh cao nhất trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Những cái khác lạ của của “Bắc hành tạp lục” là cái tất yếu thể hiện cái cốt cách cứng cỏi, thâm trầm, tình cảm lớn lao của Nguyễn Du- nhà tư tưởng, nhà Văn hoá lớn đồng thời cũng là người nghệ sỹ lớn của dân tộc và thời đại. Ông đã rất thành công với loại hình thơ chữ Nôm, nhưng nếu độc giả chú ý sẽ nhận thấy ông lại tỏ ra thích thú hơn với thơ chữ Hán. Phải chăng trong thời đại Nguyễn Du, thơ chữ Nôm được coi là quá bình dân? Hay do Nguyễn Du muốn thử bút ra ngoại vi sở trường của mình?…
Ban tổ chức đã nhận được 14 bài tham luận của các nhà khoa học xoay quanh vấn đề về bút pháp tả thực – trữ tình, chính luận trong tập thơ, nỗi niềm của Nguyễn Du, sự đồng cảm sâu sắc với lớp người nhỏ bé trong xã hội Trung Quốc… Theo phó giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, ông coi đây là một tập thơ du ký khác biệt. Còn Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Nương lại đánh giá “Bắc hành tạp lục” là một “đỉnh Thái Sơn” của văn học du ký.
Đọc và luận “Bắc hành tạp lục”, cảm nhận những sắc thái đó trong thơ Nguyễn Du, cũng là một cách để biết bao thế hệ sau này được “tương phùng, tao ngộ” đại thi nhân theo một cách thật riêng và đặc biệt. Buổi Hội thảo đã khẳng định những giá trị của tập thơ “Bắc hành tạp lục” sẽ còn lại mãi với thời gian.
Phương Huy
Tin liên quan
Chương trình ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” đã diễn ra thành công
Long
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks- Vào lúc 17h30, ngày 09/10 đã diễn ra chương trình ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành... Đọc tiếp
Thái Hà Books hơn cả hạnh phúc đón tuổi 16
Thái Hà Books
Th 2 29/07/2024
ThaiHaBooks- Thái Hà Books được thành lập từ ngày 22/06/2007. Sau hơn 16 năm xây móng và phát triển, Thái Hà Books luôn nỗ lực để mang... Đọc tiếp
HẠNH PHÚC CỦA TÔI
Thái Hà Books
Th 2 29/07/2024
HẠNH PHÚC CỦA TÔINhạc: Vũ Sang | Lời thơ: TS Nguyễn Mạnh HùngCa sĩ: NSUT Đức HoàiCó người hỏi tôi hạnh phúc là gì?Là vàng nhiều,... Đọc tiếp