Hội thảo “Nền kinh tế trước thử thách tái cơ cấu"

Thái Hà Books
Th 4 24/07/2024

Cấu trúc cố hữu của nền kinh tế cho thấy những bước tái cơ cấu tiếp theo (DNNN, đầu tư công) sẽ không dễ dàng. Nền kinh tế toàn cầu vẫn chứa đựng nhiều bất trắc và phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến Việt Nam.

Do đó, Việt Nam phải đối diện với thử thách to lớn trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, với chi phí kinh tế-xã hội không nhỏ, đòi hỏi quyết tâm chính trị lớn và tư duy thực sự đổi mới. Vì những lý do trên vào ngày 19/09/2012 tại Trung tâm triển lãm giảng võ Hà Nội, Thái Hà Books phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Nền kinh tế trước thử thách tái cơ cấu và lễ ra mắt cuốn sách báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012: Đối diện thách thức tái cơ cấu”.

Hội thảo có sự tham gia của TS Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc kiêm trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); TS Nguyễn Mạnh Hùng – CTHĐQT kiêm GĐ của Công ty cổ phần sách Thái Hà.

Tiếp nối những phân tích về “Nền kinh tế trước ngã ba đường” và đòi hỏi cấp thiết về việc tái cơ cấu nền kinh tế trong báo cáo năm 2011. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ, mà trọng tâm là 3 chương trình tái cơ cấu theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 3 (2011): tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công.

Các chuyên gia nhận định, tái cơ cấu ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do sự phức tạp của diễn biến nợ xấu. Chúng ta phải làm ra được một văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, các văn bản liên quan đến cam kết, sở hữu, mua bán tài sản ở Việt Nam và chỉ có xử lý được vấn đề này, thì mới có vốn rẻ cho doanh nghiệp một cách bền vững, lâu dài. Các giải pháp khác có thể làm hài lòng một nhóm lợi ích hay nhóm kinh tế nào đó, nhưng đây là cách làm không bền vững, vì theo ông Nguyễn Đức Thành “không có bữa trưa nào miễn phí cho nền kinh tế”

Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước là 1 trong những vấn đề được quan tâm của hội thảo. Mục tiêu tổng quát của tái cấu trúc là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh. Theo lộ trình từ nay đến năm 2015 chúng ta sẽ thực hiện cổ phần hóa 700 doanh nghiệp nhà nước trong tổng số 1.000 doanh nghiệp hiện nay. Theo các chuyên gia, việc cổ phần hóa không phải chỉ để thu ngân sách về cho nhà nước, mà còn phải khiến doanh nghiệp thay đổi cách làm ăn, cách quản trị điều hành, trên cơ sở thu hút được những đối tác chiến lược. Đặc biệt khi các doanh nghiệp đã cổ phần phải thực hiện chính sách công khai minh bạch.

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đang có xu hướng suy giảm trong thời gian qua thể hiện niềm tin nhà đầu tư nước ngoài cũng như thực lực các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, cuộc cạnh tranh giành giật dòng vốn FDI giữa các nước đang ngày càng trở nên khốc liệt. Theo các chuyên gia, khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư và làm trong sạch môi trường đầu tư là điều nhất định phải làm trong thời gian tới. Ông Võ Trí Thành đang lo ngại, khi ASEAN xóa bỏ hàng rào thuế quan, các công ty Nhật Bản hay Mỹ, châu Âu có thể sẽ chuyển nhà máy sang các nước khác có môi trường đầu tư tốt hơn trong những năm tới, dòng vốn sẽ chảy vào Indonesia, Thái Lan, Myanmar… chứ không phải vào Việt Nam.

Trước việc CPI Hà Nội tháng 9 tăng cao trở lại (tăng 2,47% so với tháng 8), ông Nguyễn Đức Thành cho rằng lạm phát có thể xuất hiện sau Tết hoặc đầu quý II năm sau: “Tôi tin là năm sau lạm phát sẽ lại cao. Mặc dù vậy, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng lạm phát cả năm 2012 từ 4,57% đến 6,18% như kịch bản kinh tế VEPR đưa ra hồi tháng 5”.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước ngưỡng cửa của những cuộc cải cách đã được đề xuất trong năm 2011, với mục đích tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế.

Với tựa đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, Báo cáo gồm 7 chương và 2 phụ lục, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới và Việt nam trong năm qua. Đặc biệt, gần như toàn bộ nội dung của Báo cáo được dành để phân tích ba chương trình tái cơ cấu kinh tế hiện nay là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công. Để làm rõ tính cấp thiết của chương trình tái cơ cấu kinh tế, Báo cáo dành một chương để phân tích khuynh hướng suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhiều khuyến nghị chính sách được đưa ra với mong muốn thúc đẩy một quá trình cải cách thực sự nền kinh tế.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của VEPR là chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn ở mức chuyên sâu. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề kinh tế hiện nay tại Việt Nam.

 

Tin liên quan

Hội sách Frankfurt 2024: Ngành xuất bản kiên cường trước nhiều thử thách

Hội sách Frankfurt 2024: Ngành xuất bản kiên cường trước nhiều thử thách

Thái Hà Books
CN 20/10/2024

[ThaiHaBooks] Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair lần thứ 76 đã có hơn 4.300 đơn vị xuất bản đến trưng bày và giới... Đọc tiếp

Hội sách lớn nhất thế giới - Frankfurt Book Fair 2024 chính thức khởi động

Hội sách lớn nhất thế giới - Frankfurt Book Fair 2024 chính thức khởi động

Thái Hà Books
Th 5 17/10/2024

[ThaiHaBooks] Hội sách Frankfurt (Frankfurt Book Fair) 2024 đã chính thức diễn ra vào ngày 16/10/2024 tại Frankfurt, Đức. Đây là sự kiện ngành xuất bản... Đọc tiếp

TỌA ĐÀM ONLINE “TIẾNG VIỆT ÂN TÌNH” NGÀY 08/09

TỌA ĐÀM ONLINE “TIẾNG VIỆT ÂN TÌNH” NGÀY 08/09

Minh Đức
Th 6 06/09/2024

"Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếngCao quý thâm trầm rực rỡ vui tươiTiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim ngườiNhư tiếng sáo như... Đọc tiếp

Nội dung bài viết