Ngày thứ 3 có gì mới tại Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2017
Thái Hà Books
Th 7 14/10/2017
ThaiHaBooks - Hôm nay, ngày 12/10, là ngày thứ 2 Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair mở cửa đón các doanh nhân, lãnh đạo các tập đoàn, công ty đến tham quan, đàm phán, mua bán bản quyền. Tuy nhiên, đối với những ai quan tâm thực sự và đang hết mình cho hội sách lớn nhất thì đây là ngày thứ 3.
Nếu ngày 10/10 một ngày trước khi chính thức mở cửa để các giao dịch được diễn ra nhưng đã có các sự kiện rất quan trọng. Đó là Hội nghị Giám đốc Bản quyền toàn cầu, Hội nghị Bàn tròn Dummies “Biết tuốt” toàn cầu, Hội nghị 7 thị trường sách đáng quan tâm nhất thế giới. Và dĩ nhiên phải nói đến lễ khai mạc long trọng vào chiều ngày 10/10.
Ngày mở cửa đầu tiên hôm qua, 11/10 Khu trưng bày của Hà Nội Việt Nam chính thức đã tiếp khách và có tiệc nhẹ đầu tiên trong lịch sử. Cũng ngày đầu tiên Indonesia và Philippines đã mở tiệc chiêu đãi. Cả ngày gian hàng Hà Nội Việt Nam nườm nượp khách từ khắp thế giới đến tận khi đóng cửa Hội sách.
Còn ngày hôm nay, 12/10, các đoàn quốc tế đến thăm chúng ta rất đông. Trong đó phải kể đến Chủ tịch Hội Xuất bản Singapore và Myanmar. Còn buổi chiều, đúng 14h45 Chủ tịch Hội sách Frankfurt Juergen Boos đã đón tiếp trọng thể đoàn Hà Nội Việt Nam tại phòng khách của FBF.
Tại buổi tiếp, thay mặt cho đoàn Hà Nội Việt Nam, anh Nguyễn Minh Khánh đã gửi lời chúc mừng Hội Sách Frankfurt 2017 từ Chủ tịch Nguyễn Đức Chung và lãnh đạo thành phố Hà Nội. Anh Khánh cũng giới thiệu về quá trình chuẩn bị cho gian trưng bày của Hà Nội Việt Nam năm nay và cũng chuyển cam kết của lãnh đạo Thủ đô Hà Nội sẽ liên tục tham gia gian hàng hàng năm trong những năm tới. Anh Khánh cũng giới thiệu những thành tựu xuất bản, văn hóa của Hà Nội và Việt Nam trong thời gian qua đến Chủ tịch FBF. Anh Khánh cũng chuyển lời mời của Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung sang HN ký biên bản ghi nhớ hợp tác 2 bên sớm nhất.
Anh Khánh cũng cám ơn Bộ Ngoại giao Đức và lãnh đạo FBF đã tài trợ và tổ chức 3 ngày đào tạo cho biên tập viên, marketing và bản quyền rất tốt tại Hà Nội. Anh mong rằng sẽ có thêm nhiều hợp tác trong tương lai như thế nữa.
Chủ tịch Hội sách Frankfurt Juergen Boos cám ơn anh Khánh và đoàn Hà Nội Việt Nam. Ông rất vui mừng khi diện tích và cách trưng bày của Hà Nội Việt Nam thay đổi nhanh và có sự đột phá chỉ trong 2 năm. Ông Boos thấy rất rõ rằng đằng sau những kết quả mà ai cũng nhìn thấy của khu trưng bày Hà Nội Việt Nam phải là những cố gắng, nỗ lực lớn và không ngững nghỉ. Ông cũng rất vui về sự ra đợi của Phố Sách Hà Nội cũng như những thành tựu của Thủ đô trong văn hóa đọc rất ấn tượng. Ông kể về kỷ niệm trong chuyến đi Việt Nam với tấm lòng và tình cảm thân thiết của lãnh đạo HN nhất là chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Ông kể rằng cũng đã học được và biết thêm nhiều sau 3 buổi làm việc với lãnh đạo 3 bộ Thông Tin Truyền Thông, Văn hóa Thể thao Du lịch và Giáo dục. Ông Boos sẽ thu xếp để đến Hà Nội sớm nhất.
Ông Boos cũng tâm sự rằng ông vẫn theo dõi facebook của TS Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Thái Hà Books nhờ đó mà biết được nhiều thông tin về sách tại Hà Nội và Việt Nam.
Chủ tịch Hội sách Frankfurt Juergen Boos cũng bật mý rằng ông đang thu xếp và đích thân sẽ đến thăm khu trưng bày của Việt Nam tại FBF. Ông dự kiến sẽ thăm vào 2 ngày cuối tuần bởi trong những ngày này ông kín lịch gặp gỡ với lãnh đạo các nước và các tập đoàn theo lịch đã sắp xếp. Lịch đến thăm khu trưng bày của Hà Nội, Việt Nam sẽ thông báo qua TS Nguyễn Mạnh Hùng.
Một sự kiện quan trọng nữa của ngày hôm nay là diễn đàn sách và văn hóa đọc các nước ASEAN do Phillipines chủ trì. Tham dự tọa đàm có các chuyên gia từ 7 nước gồm chị Laura từ Indonesia, Anh Hasri Hasan của Malaysia, anh Tha Toon Oo của Myanmar, anh Peter từ Singapore, anh Arthorn Techatada của Thái Lan, TS Nguyễn Mạnh Hùng từ Việt Nam và chị Romana Cruz đến tử Philippines.
Nội dung tọa đàm xoay quay các vấn đề chính như văn hóa đọc tại từng nước và cả khối Asean, các quốc gia Asean đang xuất bản những sách gì, xu hướng xuất bản của từng nước trong những năm tới, những chia sẻ của mỗi nước mong muốn cho cả khối Asean và cho thế giới. Đai diện của Indonesia giới thiệu về quốc gia có 17000 hòn đảo và kể về các kết quả có được khi năm 2015 Indonesia là nước đầu tiên của Asean là khách mời danh dự của Frankfurt Book Fair. Văn hóa đọc nói riêng, du lịch kinh tế chính trị văn hóa của Inddosia tăng rất mạnh kể từ năm được là khách mời danh dự của Frankfurt. Tuy nhiên Indonesia có một vấn đề là văn hóa đọc tại những hòn đảo xa còn kém phát triển. Đại diện của Malaysia giới thiệu về thành phố sách Kotabuku và các dự án tạo ra một nền tảng đọc cho không chỉ Maylaysia mà cả khối Asean. Hiện nay, một người dân Malaysia đọc 15 cuốn/năm. Đại diện Myanmar cho biết ở quốc gia mới phát triển này trên 80% là dân biết đọc. Tai Thái Lan đang khuyến khích mọi người đọc 95 phút mỗi ngày. Tại các vùng thành phố con số này đã tăng từ 77 lên 82%. Ở Philipines, 96% dân biết đọc và đang có xu thế chuyển nội dung sách thành phim.
Liên quan đến sách dịch xuất bản tại các nước trong 6 năm nay, tại Indonesia sách trẻ em, sách tâm linh và sách văn học được ưu chuộng nhất. Ở quốc gia 17000 hòn đảo này, nữ đọc nhiều hơn nam và chiếm 70%. Độ tuổi đọc nhiều nhất từ 19 đến 35 tuổi. Tại Malaysia thì đọc sách theo mùa và tiểu thuyết, sách tôn giáo và truyện tranh là 3 loại sách nhiều người đọc nhất. Lứa tuổi đọc nhiều nhất từ 20 đến 25 tuổi. Tại Myanmar, 3 năm nay do thay đổi về thể chế chính trị nên loại sách được đọc nhiều nhất là sách chính trị. Đối với Singapore, sách giáo dục xuất bản nhiều nhất, tiếp đó là sách tiếng anh, sách giáo trình và sách văn học. Ở đây in khoảng 7000 đến 8000 tựa sách trên 1 năm. Đối với Thái Lan sách xuất bản nhiều nhất là sách giáo trình và sách trẻ em. Bao gồm cả truyện tranh, ngoài ra sách tâm lý cũng được xuất bản nhiều. Tại Philipin sách được in nhiều nhất là kinh thánh, chiếm 58%, tiếp đó là sách tiểu thuyết và văn học chiếm 25%, sách lịch sử 14%, sách sức khỏe 12%, ngoài ra sách nấu ăn cũng rất được quan tâm.
Liên quan đến xu hướng xuất bản, tại Indonesia chính phủ chi cho mỗi một làng, trong số 82000 làng quê, 300 euro để mua sách. Ngoài ra chính phủ sẵn sàng gửi sách đến tất cả các đảo xa có nhu cầu đọc sách. Ở Malaysia xuất bản sách giảm trong 2 năm gần đây, lý do là chính phủ giảm ngân sách cho xuất bản. Và theo báo cáo con số giảm là 25%. Tai Myanmar sách bán với giá rất rẻ để thu hút người đọc. Nhưng phần lớn các công ty xuất bản là công ty nhỏ và công ty gia đình. Và các nhà xuất bản đang đề xuất với chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa để ngành xuất bản phát triển hơn trong năm tới. Ở Singapore, việc bán lẻ sách được bảo vệ rất tốt. Xuất bản tại Singapore tiếp tục tăng trưởng. Tại Thái Lan mỗi năm có hai hội sách lớn và số lượng bạn đọc đến thăm quan là 2 triệu lượt. Trong tương lai sách giáo trình cũng là loại sách sẽ phát triển mạnh. Liên quan đến Philipines, tiếng anh là ngôn ngữ chính nên sách phần lớn đươc in bằng tiếng anh. Và hội sách tháng 9 hàng năm là sự kiện lớn và thu hút nhiều người tham dự. Số lượng sách xuất bản theo thống kê của ISBN năm 2011 là 6327 tựa nhưng đến năm 2015 tăng lên 9480 tựa.
Các nước cùng chia sẻ yêu thương, bình an đến nhau trong cả khối Asean. Các diễn giả có mặt đều rất ủng hộ để Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Indonesia là khách mời danh dự của Frankffurt năm 2021. Đồng thời đang cùng nhau hỗ trợ và giúp đỡ để Kulua Lumpur được trở thành thủ đô sách của thế giới năm 2020. Trước đó Bangkok đã là thành phố đầu tiên của Asean trở thành thủ đô sách của thế giới. Đại diện của Singapore đề xuất xuất bản nhiều hơn sách của Asean và ít nhất sách này được in bằng 7 thứ tiếng của 7 đại diện đang ngồi tại tạo đàm này. Một sự kiện rất quan trọng sẽ diễn ra tại Singapore vào cuối năm nay là StoryDrive Asean vào ngày 13 và 14/11. Thái Lan cũng mời tất cả các nước đến hội sách thiếu nhi tại ChiangMai vào tháng 12 tới. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị sớm có sân khấu Asean tại Frankfurt. Trong khi chờ đợi chưa có sân khấu Asean chúng ta tiếp tục sử dụng sân khấu quốc tế này để làm sân khâu cho các cuộc tạo đàm. Ông cũng chia sẻ về thành công của chương trình Reading tour với hơn 60 sự kiên do Thái Hà Books tổ chức thành công năm nay và đề nghị tổ chức chuổi Reading tour tại 7 nước Asean. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cũng giới thiệu về đường sách TP Hồ Chí Minh và phố sách Hà Nội, tạo cảm hứng rất nhiều cho các nước và họ cũng mong muốn học tập để triển khai tại 6 nước Asean còn lại. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng mới các nước đến dự hội sách Hồ Chí Minh vào tháng 3 sang năm và hội sách Hà Nội vào tháng 9. Ông Hùng cũng nhấn mạnh, việc bán bản quyền ra thế giới của các nước Asean còn khó khăn nên đề xuất các nước Asean nên mua bán và trao đổi bán quyền lẫn nhau.
Cuối buổi tọa đàm đại diện của 7 nước đã nắm chặt tay nhau và cam kết vì sự phát triển chung của 1 Asean.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và đưa tin về Hội sách lớn nhất thế giới này.
Nguyễn Hương, Nguyễn Hà, Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà
21h00 ngày 12/10 giờ Frankfurt tức 02h sáng ngày 13/10 giờ Hà Nội
Tin liên quan

Ts. Nguyễn Mạnh Hùng là diễn giả của Ngày hội văn hóa đọc Indonesia – Literaction Festival 2019
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks- Ngày hội văn hóa đọc Literaction Festival (Litbeat) Indonesia diễn ra trong 2 ngày 02 và 03 tháng 09 năm 2019. Diễn đàn được tổ chức... Đọc tiếp

Xu thế xuất bản tại các quốc gia ASEAN: Hợp tác One Asean liệu có khả thi?
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
– Ông Dominador D. Buhain, Chủ tịch Tập đoàn Xuất bản Rex, Philippines, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Asean, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Châu... Đọc tiếp

Reading Books Together số 55: 21 nguyên tắc tự do tài chính
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks - Ai cũng muốn mình có 1 cuộc sống giàu sang, tiêu tiền không cần phải suy nghĩ. Nhưng rất ít người có thể hài lòng... Đọc tiếp