Văn hóa đọc của Pháp và những trải nghiệm tại Paris – bài số 18

Thái Hà Books
Th 3 30/10/2018

ThaiHaBooks - Chúng tôi lên máy bay rời Geneve về Paris trong nuối tiếc. Tôi rất luyến tiếc trụ sở Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF, những hội thảo, tham quan, trao đổi và những cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị nơi đây.

Đến Paris nhất định bạn phải có một tour thăm ngành xuất bản của quốc gia văn minh này. Nhất định là thế. Nhất định gặp các nhà xuất bản của Pháp để học hỏi. Họ rất lớn, làm ăn chuyên nghiệp, doanh thu cao, các chương trình thúc đẩy văn hóa đọc rất tốt.

Năm 2017 ngành sách của nước Pháp đã giảm 1.6% so với 2016. Tuy nhiên những dòng sách chính của Pháp vẫn tăng và đặc biệt nhất là bán bản quyền ra nước ngoài tăng 9%. Tin vui nhất từ các đồng nghiệp của chúng tôi ở Paris rằng sau khi Pháp được là khách mời danh dự của Frankfurt Book Fair thì xuất bản Pháp tốt lên hẳn. Chỉ trong hai tháng của mùa văn học Pháp đã có 567 đầu sách được xuất bản. Không chỉ có sách giả tưởng và phi giả tưởng mà sách chính trị cũng gặt hái những thành tựu đáng nể trong đó có hồi ký của nguyên Tổng thống Francois Hollande.

Một con số cần phải thông báo ngay: Tổng doanh thu toàn ngành của nước Pháp năm 2017 là hơn 4.3 tỷ Euro. Xuất bản đất nước này đang đứng thứ 6 trên toàn cầu. Xuất bản 8 tháng đầu năm 2018 đã có sự tăng trưởng. Trong khi nhiều chuyên gia đánh giá rằng xuất bản châu Âu đang già cỗi thì đây là tín hiệu rất tốt. Theo thống kê của SNE (Syndicat National de L’Edition) doanh thu ngành xuất bản Pháp tăng 30.6% trong 20 năm qua. Một thông tin nữa của viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia INSEE, cũng trong quãng thời gian đó, giá sách đã tăng lên 22,9%. Nếu gộp và phân tích cả 2 con số này thì sẽ thấy giá trị tăng thật của xuất bản Pháp là 6,4%.

Các đồng nghiệp Pháp của chúng tôi cũng chỉ ra và phân tích 3 chu kỳ thời gian như sau. Từ 1997 đến 2007, mức tăng là 23%. 5 năm tiếp theo giảm 11.8%. Từ 2012 đến 2017 ngành xuất bản giảm 1.8%. Chính vì vậy, ngay sau khi là khách mời danh dự của FBF năm ngoái 2017 mà ngay 6 tháng đầu năm nay đã có sự tăng trưởng trở lại thì đó là niệm vui cho cả xã hội.

Trong 20 năm qua, số lượng bản sách được bán ra tăng 25,5%, tăng hơn so với doanh thu của cùng thời kỳ. Nếu nhìn kỹ và tổng thể ta sẽ thấy xuất bản Pháp từ 1997 đến 2007 tăng 42,2%.

Một thông tin thú vị được bà Muriel Beyer của Editions dr l’observetoire làm tôi thích thú. Rằng bạn đọc Pháp bây giờ muốn cái gì đó nhẹ nhàng hơn, tích cực hơn, nhất là sách không giả tưởng có phân tích sâu và nhiều hơn về các vấn đề xã hội cũng như thế giới. Như vậy bạn đọc Pháp muốn đọc sâu hơn chứ không phải là nông hơn, ít chữ nhiều tranh như nhiều người nghĩ.

Một lĩnh vực ở Pháp rất được coi trọng và phát triển tốt là co-editions. Năm 2017 đã có 2.008 tựa sách được cùng hợp tác xuất bản trong khi đó năm 2016 có 1.791 tựa tức tăng 17.3%. Loại xuất bản co-edition này ở Việt Nam hoàn toàn chưa có. Nhưng rõ ràng đây là 1 xu hướng cần tính đến, bởi cả thế giới đã làm lâu rồi. Bởi ở Pháp, họ đã bán bản quyền được 15.640 tựa sách bản quyền ra thế giới.

Một thông tin cũng rất đang quan tâm là tạp chí nổi tiếng Livres Hebdo có rất nhiều bạn đọc và 1 tạp chí uy tín về xuất bản ở Pháp. Trong tạp chí này đã đưa ra 200 đơn vị làm sách  mạnh nhất Pháp, dựa trên kết quả của năm 2017. Thú vị rằng 10 đơn vị xuất bản lớn nhất Pháp đã chiếm đến 5.186 tỷ Euro chiếm đến 88,9% tổng doanh thu ngành sách nước Pháp. Lớn nhất là Hachette Livres có doanh thu 2,289 tyt Euro. Sau đó là Editis với con số ấn tượng là 759 triệu Euro. Rồi đến Media – Participators với doanh thu 561 triệu Euro. Rồi đến Lefebre Sarrut với 450 triệu Euro. % đơn vị xuất bản tiếp theo là Groupe Abin Michel với doanh thu 192 triệu Euro, RELX group với 183 triệu, France Loisirs với 177 triệu, Actes Sud với 80 triệu và Michel Lafon với 64 triệu Euro.

Một thông tin nữa chúng tôi bất ngờ rằng trong số 104 đơn vị xuất bản được xếp hạng thì chỉ có 43 có doanh thu tăng trong năm 2017, trong khi đó con số này của 2016 là 69. Tất cả các đối tác của chúng tôi tin rằng sau khi là Khách mời danh dự của FBF 2017 thì doanh thu năm 2018 và các năm tiếp theo sẽ tăng mạnh.

Chúng tôi đi thăm các thư viện công cộng. Người dân Paris mượn sách rất nhiều, đọc sách khắp nơi. Tại nhiều thư viện công cộng cũng bày bán nhiều sách. Nhìn bạn đọc mua sách mà thích quá. Dù đã có đến hơn 2 va ly sách mang từ hội sách FBF qua Thụy Sỹ và về đây khá năng nhưng chúng tôi không cưỡng được sự hấp dẫn và vẫn mua tiếp.

Một công việc quan trọng ở Paris là làm việc với UNESCO. Ở đây có ông Ian Deison là Giám đốc bộ phận Xuất bản và Thương hiệu, văn phòng Đối ngoại và thông tin công cộng. Ông hiểu biết rất nhiều và rất nhiệt tình. Chính ông đã tư vấn và giúp đỡ để Kuala Lumpur thành Thủ đô sách Thế giới năm 2020. Nếu Hà Nội quyết định nộp hồ sơ để được công nhận danh hiệu danh giá này thì cần chuẩn bị ngay từ bây giờ và không thể thiếu sự tư vấn và giúp đỡ của ông Ian Denison. May mắn thay ông đã nhận lời giúp đỡ và sẵn sàng vào Việt Nam sớm nhất.

Chúng tôi đi tham quan Paris. Người dân đọc sách trong tàu điện ngầm, tại các điểm nghỉ ngơi thư giãn, nhất là bờ sông Seine.

Tôi dẫn các đồng nghiệp đi thăm phố sách Paris và các bạn bất ngờ khi thấy tự hào về Đường Sách TP HCM và Phố Sách Hà Nội.

Các bạn Pháp rất tin vào văn hóa đọc Việt Nam, vào thị trường trẻ và tiềm năng của nước ta. Chúng tôi mừng lắm.

 Rời Paris chúng tôi đi trên taxi và tình cờ chứng kiến một bác tài xế siêu đọc sách, Anh ấy đọc rất nhiều, có vốn hiểu biết quá tốt. Các bạn đồng nghiệp Thái Hà Books bất ngờ khi anh lái taxi này đã đi thăm hầu hết các nước ASEAN trừ Việt Nam. Anh hỏi chúng tôi số lượng khách du lịch vào Việt Nam năm 2017 vì tự nhiên anh ấy quên mất. Sốc luôn.

Về đến TP HCM, nhất định phải tôi phải mời cơm ngay anh Lê Thái Hỷ, anh Lê Hoàng, chị Quách Thu Nguyệt để cám ơn. Nếu không có 3 anh chị này, làm sao có Đường Sách TP HCM. Tôi còn rất muốn gặp anh Đỗ Hoàng Trung, Giám đốc sở Thông tin Truyển thông Cần Thơ để bàn về Đường Sách ở TP lớn nhất miền tây này.

Rồi còn Vườn Sách của Đà nẵng đang dở dang. Nhất định phải gọi điện và hẹn gặp anh Thơ và và Dũng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch để tái khởi động lại Vườn Sách thôi. Liệu duyên lành đã thực sự đến với thành phố đáng sống nhất Việt Nam này. Liệu Đà Nẵng và Cần Thơ, nơi nào sẽ có không gian sách trước nhỉ?

Tương lai ngành xuất bản Việt Nam rất tốt. Văn hóa đọc Việt Nam đang sáng dần. Mỗi ngày.

Hành trình khuyến đọc Reading Promotion Hà Nội – Manila – Jakarta – Kuala Lumpur – Singapore – TP HCM – Bangkok – Hà Nội – Frankfurt – Geneve – Paris – TP HCM – Tokyo

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Người sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban Hợp tác Quốc tế và Bản quyền, Hội Xuất bản Việt Nam

Bài tiếp theo: Hội sách bản quyền Tokyo 2018 có gì đặc biệt – bài số 19 từ Tokyo

Tin liên quan

Ts. Nguyễn Mạnh Hùng là diễn giả của Ngày hội văn hóa đọc Indonesia – Literaction Festival 2019

Ts. Nguyễn Mạnh Hùng là diễn giả của Ngày hội văn hóa đọc Indonesia – Literaction Festival 2019

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

ThaiHaBooks- Ngày hội văn hóa đọc Literaction Festival (Litbeat) Indonesia diễn ra trong 2 ngày 02 và 03 tháng 09 năm 2019. Diễn đàn được tổ chức... Đọc tiếp

Xu thế xuất bản tại các quốc gia ASEAN: Hợp tác One Asean liệu có khả thi?

Xu thế xuất bản tại các quốc gia ASEAN: Hợp tác One Asean liệu có khả thi?

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

– Ông Dominador D. Buhain, Chủ tịch Tập đoàn Xuất bản Rex, Philippines, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Asean, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Châu... Đọc tiếp

Reading Books Together số 55: 21 nguyên tắc tự do tài chính

Reading Books Together số 55: 21 nguyên tắc tự do tài chính

Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024

ThaiHaBooks - Ai cũng muốn mình có 1 cuộc sống giàu sang, tiêu tiền không cần phải suy nghĩ. Nhưng rất ít người có thể hài lòng... Đọc tiếp

Nội dung bài viết