Văn hóa đọc và ngành xuất bản Myanmar – bài 9
Thái Hà Books
Th 5 04/10/2018
ThaiHaBooks - Hội sách Hà Nội 2018 với chủ đề “Sách và công nghệ số” đã chính thức khai mạc. Tiến sỹ Tha Tun Oo, Chủ tịch Hội xuất bản Myanmar, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản ASEAN nhiệm kỳ 201 2017 đã thay mặt cả khối ASEAN đến dự. TS Tha Tun Oo cũng đã có buổi tọa đàm giới thiệu về ngành xuất bản và văn hóa đọc Myanmar nói riêng và ASEAN nói chung. Thật đặc sắc và thú vị.
Nhân đây, muốn giới thiệu đôi nét về văn hóa đọc và ngành xuất bản Myanmar.
Bạn có thể chưa biết rằng về diện tích, Myanmar lớn thứ nhì khối ASEAN, chỉ sau Indonesia. Tuy nhiên dân số lại khá khiêm tốn. Chỉ có 56 triệu dân.
Myanmar có hơn 3.000 nhà xuất bản. Bạn sẽ hỏi tại sao lại nhiều đến vậy. Từ năm 2015 Myanmar thành quốc gia dân chủ, vậy nên có tự do báo chí, tự do xuất bản. Bất cứ ai muốn mở nhà xuất bản cũng được. Các nhà xuất bản muốn in gì cứ việc, miễn là không vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm đã có luật pháp xử lý.
Vậy nhưng không phải vậy. Có người mở nhà xuất bản nhưng mỗi năm chỉ xuất bản được một vài cuốn sách mà việc phát hành cũng rất khó khăn.
Myanmar mỗi năm xuất bản khoảng 8.000 tựa sách, trong đó nhiều nhất là sách văn hóa, chính trị. Sách thiếu nhi chiếm khoảng 15 phần trăm.
Văn hóa đọc ở Myanmar không cao. Mỗi năm một người dân Myanmar chỉ đọc 2-3 cuốn. (Con số này ở Malaysia là khoảng 13-15 cuốn và Việt Nam khoảng 1 cuốn, không kể sách giáo khoa).
Khi chúng ta nghĩ đến doanh thu của các công ty sách thuộc hội xuất bản Singapore là 1,7 tỷ đô la và Việt Nam là 3.000 tỷ (hơn 20.000 tỷ mới là 1 tỷ đô la) thì doanh thu ngành xuất bản của Myanmar với dân số 56 triệu cũng chỉ quãng trên một nửa của Việt Nam. Các bạn cũng còn nhiều khó khăn.
Hầu hết các nước ASEAN đều có quỹ dịch thuật, có ủy ban quốc gia về sách và văn hóa đọc. Myanmar cũng vậy. Các bạn rất mong Việt Nam sớm có những “bảo bối” quan trọng này để đẩy mạnh khuyến đọc.
Du lịch Myanmar khá tốt. Dù mới mở cửa được 3 năm nay nhưng năm ngoái 2017, Myanmar đã đón 2.3 triệu khách du lịch và con số này đang tăng mạnh và có thể thấy được. Đây cũng là cơ hội để văn hóa đọc Myanmar phát triển.
Người Myanmar nói tiếng Anh khá tốt. Văn hóa và tôn giáo đa dạng. Đây cũng là các yếu tố quan trọng để xuất bản nhiều sách cho thị trường trong nước cũng như quốc tế. Sách tiếng Anh khá phổ biến ở quốc gia này.
Trong khuôn khổ giao lưu về văn hóa đọc Myanmar và ASEAN chiều nay, 03/10/2018, Tiến sỹ Tha Tun Oo cũng cho biết các bạn trẻ Myanmar bây giờ lười đọc. Trung bình chỉ 2 đến 3 cuốn sách mỗi năm. Tuy nhiên những người lớn tuổi như anh thì đọc từ 8 đến 10 cuốn mỗi năm. Chính anh và các cộng sự cũng đang tìm cách đẩy mạnh văn hóa đọc cho giới trẻ, nhất là học sinh sinh viên. Một loạt các hoạt động khuyến đọc đang được thúc đẩy tích cực.
Chủ tịch Hội Xuất bản Myanmar Tha Tun Oo rất vui khi chia sẻ với bạn đọc Thủ đô Hà Nội rằng Kuala Lumpur đã được công nhận là Thủ đô sách Thế giới năm 2020. Anh và các đồng nghiệp Myanmar cam kết ủng hộ và sẽ làm hết mình để Hà Nội cũng sẽ là Thủ đô sách Thế giới năm 2022.
Chúng tôi bàn nhau để thúc đẩy văn hóa đọc ASEAN, để thế giới nhìn vào ASEAN với con mắt khác. Trước mắt là trao đổi hợp tác giữa các nước trong khối. Sau đó là cùng nhau tạo sân chơi ASEAN tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair.
Hội sách Hà Nội đã khai mạc từ sáng nay và đang rất sôi động ngay từ ngày đầu tiên để kéo dài hết ngày 7/10. Ngay sau đó lãnh đạo TP Hà Nội và 8 đơn vị xuất bản sẽ lên đường tham gia hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair từ 10 đến 14/10. Năm nay gian hàng của Hà Nội Việt Nam lớn nhất trong lịch sử, đặc sắc nhất, ấn tượng nhất. Chúng tôi sẽ đưa tin từ Frankfurt trong những ngày tới.
Mong sao hợp tác xuất bản giữa Việt Nam và Myanmar nói riêng và cả khối ASEAN nói chung có đột phá ngay từ những ngày tháng 10 này. Chúng ta cần học hỏi từ Myanmar để có thể 2020 – 2021 Việt Nam sẽ nhận chức Chủ tịch và chức Tổng thư ký Hiệp hội Xuất bản ASEAN. Nếu thêm 1 lần nữa từ chối, các vị trí này sẽ thuộc về Thái Lan.
Ngày 03 tháng 10 năm 2018
Hành trình khuyến đọc Reading Promotion Hà Nội – Manila – Jakarta – Kuala Lumpur – Singapore – TP HCM – Bangkok – Hà Nội – Frankfurt – Geneve – Paris – Tokyo
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Người sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban Hợp tác Quốc tế và Bản quyền, Hội Xuất bản Việt Nam
————-
Bài 8 – Hội Sách Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long là HỘI SÁCH của Thủ đô
Hội Sách Frankfurt Book Fair tại sao lại hấp dẫn đến thế – bài 10
Tin liên quan
Ts. Nguyễn Mạnh Hùng là diễn giả của Ngày hội văn hóa đọc Indonesia – Literaction Festival 2019
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks- Ngày hội văn hóa đọc Literaction Festival (Litbeat) Indonesia diễn ra trong 2 ngày 02 và 03 tháng 09 năm 2019. Diễn đàn được tổ chức... Đọc tiếp
Xu thế xuất bản tại các quốc gia ASEAN: Hợp tác One Asean liệu có khả thi?
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
– Ông Dominador D. Buhain, Chủ tịch Tập đoàn Xuất bản Rex, Philippines, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Asean, Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Châu... Đọc tiếp
Reading Books Together số 55: 21 nguyên tắc tự do tài chính
Thái Hà Books
Th 3 30/07/2024
ThaiHaBooks - Ai cũng muốn mình có 1 cuộc sống giàu sang, tiêu tiền không cần phải suy nghĩ. Nhưng rất ít người có thể hài lòng... Đọc tiếp