Con đường thiền tập tại gia: Tu tại gia – Tu tại chùa
Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024
ThaiHaBooks- Đạo Bụt không đòi hỏi mọi người đều phải lên chùa để tu, cầu kinh sớm hôm và hàng ngày phải ăn chay khổ hạnh,… Khi “Đạo Bụt đi vào cuộc đời” thì thiền tập, tu tại gia càng được nhiều người tin yêu Đạo Bụt phát nguyện và thực tập.
Niềm tin khi tu tại gia
Niềm tin “Khó nhất là tu tại gia…” từ lâu đã thấm vào tâm ta, đã biến thành một chiếc gậy định luật cắm cọc đối với ta, khi học người tại gia thường cần người Thầy chỉ dạy, dẫn dắt và còn quen bắt chước những điều Thầy làm.
Khi có cơ hội tu học, chúng ta thường như những đứa trẻ chăm chỉ lắng nghe, ngắm nhìn, muốn được như Thầy:
“Tụng kinh hay như Thầy – Ngồi thiền lâu như Thầy – Hô canh thuần thục như Thầy – Thỉnh chuông mõ giỏi như Thầy – Dâng hương nhuần nhuyễn như Thầy – Mang tay nải giống Thầy – …” là những điều cơ bản ta nhận thấy ban đầu.
Đi từng bước
Thở từng hơi
Ăn từng miếng
Nói từng lời
Mỗi giây sống một đời
An lạc và thảnh thơi
(Chân Văn – Chân Đạo Hành)
Trong khi đó những điều quan trọng khác của việc tu hành như: Làm sao duy trì được định lực như Thầy; quán chiếu nhìn sâu được như Thầy; thương được chính mình như Thầy; thong dong bước được như Thầy… thì ta chỉ nghe nói, hoặc nhìn thoáng để bắt chước, hay nghe được từ pháp thoại rồi tự thực tập, mà hiếm khi tham vấn về cách mình thực tập, mà hiếm khi tham vấn về cách mình thực tập với người tu đã lâu hoặc với chính Thầy. Mình âm thầm thực tập trong bóng đêm mà không hay.
Luôn nạp đầy năng lượng
Khi tu tại gia, vì phải tự lực cánh sinh (tự tạo cho mình có điều kiện để sống) nên ta cần biết rõ các phương pháp thực tập và cần được hướng dẫn tường tận, từng bước, kể cả các học Phật pháp – cách nghe pháp thoại – Không phải chỉ nghe Thầy nói hay thấy Thầy làm là mình được.
Quan trọng hơn, chúng ta cần có một chương trình và một trình tự tu tập. biết thực tập nào cần cho mình trước, nếu không thì mình sẽ chuyển từ cây này sang cây khác trong rừng giáo pháp, làm tan loãng và phung phí năng lượng tu tập của mình.
Bước chân là một ví dụ: Mình nghe người hát “Từng bước chân thảnh thơi…” – Nghe Thầy dạy “Bước đi thong dong” – Nghe sư cô chia sẻ “Khi bước, mình đặt tâm vào lòng bàn chân”… Về nhà tập hoài mà bước đi của mình vẫn không vững. Cho đến hôm nghe Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown chia sẻ “Tai lắng nghe dễ neo Tâm lại hơn là chú mắt nhìn” và biết sử đồ nghề “Touch Aware – Lắng nghe chân bước” thì bước đi của mình tự động thảnh thơi vì mình có mặt! Vì vậy, nếu biết cách Tu thì sẽ rất dễ, và Đi là một trong ba phương tiện để Tu.
Đôi khi mình muốn “lên lớp” nên ôm lấy gốc đại thụ như Đại Tạng Bắc truyền, để rồi cuối cùng thì bỏ cuộc vì vì không cách thực tập, đích đến xa vời quá! Hoặc có lúc mình bứt rứt tự vấn sao tu lâu rồi không thấy thay đổi “mỗi khi cơn giận kéo tới” cho nên mình cũng bỏ cuộc luôn! Để tạo năng lượng khi tu tại gia, điều cuối cùng mà người tại gia cần là một tăng thân để nương tựa và được yểm trợ khi cần. Cơm có canh, tu hành có bạn.
Và tựa sách Con đường thiền tập tại gia sẽ giúp bạn biết thêm nhiều bài học, kinh nghiệm về quá trình thiền tập, tu tập tại gia một cách dễ hiểu và thực tập. Chúc bạn con đường tu tập thêm phần tinh tấn, cuộc sống thêm phần an lạc.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Nghĩa Phạm
Tin liên quan
Trồng một nụ cười: Cùng trẻ thực hành chánh niệm
Thái Hà Books
Th 7 27/07/2024
ThaiHaBooks- Quá trình trưởng thành của một đứa thực sự là một chuyến phiêu lưu dài. Và chắc chắn bạn không bao giờ biết hết được điều... Đọc tiếp
Người sống cũng cần phải hồi sinh: Cùng nhau xuyên qua nỗi đau
Thái Hà Books
Th 7 27/07/2024
ThaiHaBooks- Đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội và sức khỏe con người. Chúng ta càng thêm khó khăn... Đọc tiếp
Ngày hôm nay mang tên hạnh phúc – Ở đây, ngay bây giờ, hãy hạnh phúc
Thái Hà Books
Th 6 26/07/2024
ThaiHaBooks- Cuộc sống không phải là thứ ta cần kiếm tìm mà là thứ để ta tận hưởng. Chỉ khi nào ta hưởng thụ cuộc sống thì... Đọc tiếp