Chào mừng bạn đã đến với Thái Hà Books!

Kinh Yoga của Patanjali – Cách để sống mỗi ngày hạnh phúc

06/05/2021 Kinh Yoga của Patanjali –  Cách để sống mỗi ngày hạnh phúc

[ThaiHaBooks] Cuốn sách “Kinh Yoga của Patanjali” sẽ giúp chúng ta hiểu trọn vẹn hơn ý nghĩa về nền tảng, gốc rễ của Yoga với những triết lý cô đọng, súc tích mà hàm chứa tất cả mọi khía cạnh trong đời sống. Và chúng ta sẽ ngạc nhiên bởi hóa ra Yoga không phải chỉ đơn giản chúng ta vẫn nghĩ.

Cuốn sách bao gồm 196 câu kinh được đại hiền giả Maharishi Patanjali mô tả rất khúc chiết từng hoạt động của tâm trí trong Yoga và Thiền để giúp con người thức ngộ bản thân được dẫn dắt một cách vừa gần gũi vừa sâu sắc dưới lời bình giảng của thầy Sri Sri Ravi Shankar – một nhà nhân đạo, bậc thầy tâm linh và đại sứ hòa bình. Những ai khi đọc cuốn sách này có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức tinh túy nhất về Yoga.  

Yoga làm tình yêu trở nên mãi mãi

Yoga nghĩa là kỹ năng – kỹ năng sống, kỹ năng quản lý tâm trí, cảm xúc, sống cùng với mọi người, để yêu thương và không để tình yêu đó trở thành đố kị. Trên đời này, ai cũng biết yêu thương nhưng tình yêu không tồn tại lâu dài. Nó sớm biến thành thù ghét; có nhiều trường hợp là ngay tức thì. Nhưng Yoga là kỹ năng, là sự gìn giữ, là duy trì yêu thương, để nó mãi mãi là tình yêu.

“Kinh Yoga của Patanjali” dẫn dắt chúng ta qua những bài học về triết lý hạnh phúc và buông xả mọi đau khổ, tập trung vào bản thể tĩnh lặng của mình. Yoga giúp chúng ta quay lại bản thể của mình, một bản thể trong sáng và “trống rỗng” – không bị bủa vây bởi những lo toan đời thường. 

Con người như một tinh thể pha lê

Ở trong bản kinh này, Patanjali đã khám phá ra một điều thú vị rằng con người cũng giống như một tinh thể pha lê. Một tinh thể tồn tại trong suốt, dù bạn đang tồn tại với một cơ thể nhưng trong trạng thái samadhi, bạn không có ở đó nữa. Trạng thái samadhi là một trong những điều mà cuốn sách này sẽ hướng bạn tìm đến. Đó là trạng thái an lạc, hạnh phúc mà bạn đã từng có khi còn nhỏ. 

Chậm rãi, nhẹ nhàng, và thân thuộc, “Kinh Yoga của Patanjali” gợi cho ta nhớ về đôi mắt của ta khi còn nhỏ, luôn đứng yên một chỗ khi quan sát một vật gì đó. Cách một đứa trẻ nhìn vào thứ gì thì luôn nhìn thật sâu, thật tĩnh. Điều này phản ảnh sự bình yên và ổn định trong tâm hồn đó. Và cuốn sách dạy cho ta hiểu rằng, đã lâu lắm rồi, đôi mắt ta không còn được bình yên như vậy, bởi tâm trí ta cũng không đủ tĩnh lặng và an lạc. 

“Đôi mắt là cửa sổ để bạn nhìn thấy thế giới và để thế giới nhìn thấy tâm hồn bạn và là nơi để nhìn thấy sự bình yên trong đó. Nếu có ai đó giàu tham vọng và tham lam, đôi mắt sẽ nói lên điều đó. Đôi mắt cũng phản chiếu tấm lòng nhân ái và tốt bụng của một người”. 

Khi chúng ta biết giữ cơ thể và đôi mắt ổn định trong chốc lát, chúng ta sẽ thấy tâm trí cũng sẽ trở nên ổn định hầu như ngay lập tức. Nếu bạn đứng yên, tâm trí cũng sẽ yên và hơi thở trở nên đều đặn. Đó là khi bạn ở trong trạng thái Samadhi – trạng thái mà tâm trí bạn đóng băng.

Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với rất nhiều điều, tâm trí chúng ta luôn bị thúc giục đi trên con đường đầy tiếc nuối, giận dữ, mong chờ và hằn sâu những ký ức. Do đó chúng ta không nhìn sự vật đúng như những gì nó vốn có, mà chúng ta nhìn chúng thông qua ký ức của mình, thông qua sự so sánh. Đó không phải là samadhi.

Hiểu về giấc ngủ và giấc mơ để sống an yên

Mỗi ngày chúng ta đều ngủ và mơ những giấc mơ, có tươi đẹp cũng có đau khổ. Nhưng chúng ta hầu như chưa hiểu trọn vẹn về giấc ngủ và giấc mơ. Trong cuốn sách này, Patanjali đã khám phá những khía cạnh thú vị về hai điều ấy thông qua câu kinh “Swapna nidra gyana aalambanam vaa”. 

Triết lý ẩn sau câu kinh này chính là hàng ngày chúng ta đều ngủ nhưng lại không biết giấc ngủ là gì. Hàng ngày chúng ta đều mơ nhưng lại không biết giấc mơ là gì. Vậy mà giấc ngủ lại là nơi bình yên nhất trong đời. Khi ngủ, bạn buông bỏ mọi thứ bởi nếu bạn níu giữ thậm chí chỉ một thứ thôi, bạn không thể ngủ được. 

Điều này cũng giống như thiền – khi bạn không làm gì cả. Khi thiền, bạn không làm gì cho ai cả, bạn chỉ buông bỏ mọi thứ giống như khi bạn ngủ. Patanjali cũng nhấn mạnh rằng khổ đau có thể vượt qua được bằng con đường thiền định.

Thiền định là một phương pháp không quá xa lạ, nhưng vẫn được nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách với nhiều khía cạnh mang tính khoa học. Đó cũng là cách tốt nhất có thể giúp chúng ta gột rửa khổ đau và tìm đến hạnh phúc trong trạng thái nhẹ nhàng và trống rỗng. Ta có thể vén được bức màn đau khổ đã và đang che khuất bản thể trong sáng và giàu tình yêu của chính mình. 

 “Kinh Yoga của Patanjali” là cẩm nang giúp con người phát huy hết tiềm năng của mình giữa lối sống thế kỷ 21, muốn trải nghiệm những gì đẹp đẽ nhất của Yoga và muốn phát triển nhận thức, tri giác của mình. 

Ngọc Diễm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Cảm nhận về cuốn sách Tìm lại chính mình

Cảm nhận về cuốn sách Tìm lại chính mình

17/01/2019

[ThaiHaBooks] “Khi một người không biết được mình tồn tại trên đời này vì mục đích gì, người đó sẽ cảm thấy trống rỗng. Nhiều người sống như chỉ để...

Low-carb và Keto có lợi gì?

Low-carb và Keto có lợi gì?

04/03/2020

Chế độ low-carb đã gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ. Một số người khẳng định nó làm tăng cholesterol do hàm lượng chất béo cao, gây ra bệnh tim...

Akiyoshi Horie và cẩm nang cải thiện chất lượng máu toàn diện

Akiyoshi Horie và cẩm nang cải thiện chất lượng máu toàn diện

10/05/2021

[ThaiHaBooks] Trong vòng 1 phút, máu đi từ tim ra khắp cơ thể rồi lại trở về tim. Tức là 60.000 tỷ tế bào trong cơ thể được cung cấp...

Học cách sống hạnh phúc để chiến thắng bệnh tật

Học cách sống hạnh phúc để chiến thắng bệnh tật

17/04/2018

Chắc mọi người chưa quên, vụ nam thanh niên tự tử tại cây thông cô đơn – một thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt vì phát hiện bệnh ung...