“Mùa đông” sẽ luôn tới và bạn là người quyết định mùa đông như thế nào
02/12/2016
[Thaihabooks] Bài học lớn đầu tiên của cuộc đời là mùa đông sẽ luôn tới. Không chỉ là mùa đông của giá lạnh, gió rét, và băng tuyết, mà cả mùa đông của con người với tuyệt vọng, cô đơn thất vọng và bi kịch.
Mùa đông là lúc những lời cầu nguyện không được đáp lại, hay khi hành động của những đứa con khiến chúng ta run rẩy và choáng váng. Mùa đông là lúc nền kinh tế chống lại chúng ta, hay khi chủ nợ theo đòi chúng ta. Mùa đông là lúc đối thủ cạnh tranh đe doạ, hoặc khi một người bạn lợi dụng. Mùa đông tới trong nhiều hình thức, vào bất cứ lúc nào, cả với người trồng hay với cây trồng và cả với người làm kinh doanh, hay thậm chí với đời sống cá nhân.
Khi mùa đông xuất hiện, chúng ta rơi vào một trong hai trạng thái: có chuẩn bị, hoặc không chuẩn bị.
Với những người có chuẩn bị
Họ đã trồng dư dật trong mùa xuân, canh chừng cây trồng cẩn thận trong mùa hè, và thu hoạch thật nhiều trong mùa thu, mùa đông lại có thể là một mùa cơ hội khác. Đó có thể là lúc để đọc sách, lên kế hoạch, để dưỡng sức cho mùa xuân sắp tới, và để trú ẩn an toàn. Đó có thể là lúc để tận hưởng, để chia sẻ với những người ta yêu thương, và với những người đã lao động cùng ta. Đó là lúc để tạ ơn, và là lúc để chia sẻ những món quà hào phóng của cuộc sống. Mùa đông là lúc để biết ơn vô hạn, cả vì những gì chúng ta có, cũng như những gì chúng ta chưa đạt được. Mùa đông là lúc để nghỉ ngơi, nhưng không phải là nghỉ ngơi vô độ. Đó là lúc để thưởng thức trái ngọt của công sức lao động chúng ta đã bỏ ra, nhưng không phải là lúc để ăn lấy ăn để. Đó là lúc để hàn huyên tâm sự, nhưng không phải là lúc để ngồi lê đôi mách. Đó là lúc để nhớ ơn, chứ không phải lúc để tự mãn. Đó là lúc để tự hào, nhưng không phải là lúc để vênh vang.
Những gì chúng ta làm với thời gian, với bản thân, với bạn bè và với thái độ của mình trong suốt mùa đông sẽ quyết định ta sẽ làm gì khi mùa xuân tới. Chúng ta sinh ra là để không ngừng cải thiện điều kiện sống, cải thiện bản thân và thành quả của mình. Chúng ta tiến bộ hoặc thụt lùi, không bao giờ chúng ta đứng yên một chỗ. Nếu chúng ta không tiến bộ thì đó là vì chúng ta không sử dụng trí tuệ, khả năng suy luận và toàn bộ tiềm năng của mình – và cuối cùng, những gì chúng ta không dùng tới, chúng ta sẽ mất đi.
Với những người chưa chuẩn bị
Khi mùa đông xuất hiện là lúc hối tiếc và buồn rầu. Vì không chịu trả cái giá là sự đau đớn của kỷ luật ban đầu, giờ đây, chúng ta trả cái giá nặng nề hơn là nỗi đau của sự nuối tiếc. Những gánh nặng và ràng buộc của kỷ luật có thể có vẻ không quan trọng khi được so sánh với những gánh nặng to lớn và những ràng buộc cồng kềnh của sự tiếc nuối. Tiếc nuối là một nhà kho rỗng không và một căn bếp trống tuếch khi một năm nữa mùa thu mới đến. Ngay cả khi mùa xuân tới, chúng ta cũng sẽ nỗ lực với một cái dạ dày rỗng và một cái ví không. Với người chuẩn bị trước, mùa đông là mùa xuân ở một dạng khác, nhưng với những người chuẩn bị sơ sài, sự xuất hiện của mùa đông sẽ vô cùng khủng khiếp và bất trắc. Tình yêu và sự hoà hợp hường chỗ cho những cáo buộc và giận dữ Thời điểm để trải nghiệm sự kinh hoàng của một mùa đông không được chuẩn bị là vào mùa xuân, và trong tâm trí chúng ta. Hãy để trí tưởng tượng vẽ ra cho chúng ta những cơn gió buốt lạnh, những cánh đồng ngập trong tuyết trắng, và những ngọn cây phủ đầy băng giá; chúng ta hãy trải nghiệm bằng đôi mắt tâm trí tiếng khóc
nỉ non của đứa con đói khát, và nỗi thất vọng hiện lên trong ánh mắt những người chúng ta yêu thương; chúng ta hãy trải nghiệm cảm xúc của những lời biện hộ, lời xin lỗi vụng về vì những sai lầm trong quá khứ của mình, trải nghiệm nỗi sợ hãi mỗi khi có tiếng gõ cửa hay nhận một lá thư.
Sao nhãng lúc nào cũng phải trả giá đắt, và mùa đông đơn giản là một hoàn cảnh
– kết quả của một nguyên nhân nào đó trước đây.
Lường trước những tình huống này có thể tạo ra một cú sốc thúc đẩy chúng ta nỗ lực thật nhiều trong mùa xuân, những nỗ lực ấy có thể ngăn chặn những hình dung đáng sợ của chúng ta trở thành hiện thực.
Để mọi việc hay hoàn cảnh thay đổi, thái độ, quan điểm và thói quen của con người phải thay đổi. Hãy để mùa đông nhìn thấy bạn với sắc mặt tươi vui và trái tim hạnh phúc cùng những lời thân ái dành cho những người quanh bạn; với lòng tự tin vào tương lai, không phải sự e sợ; với lòng trân trọng quá khứ, không phải lòng nuối tiếc; và cuối cùng, với sự biết ơn những thành quả, những nghịch cảnh và những bất trắc trong đời, vì mỗi điều đều là một hình thức của phước lành giúp chúng ta loại bỏ mọi giới hạn của những cơ hội trong tương lai.
Mùa đông là lúc để kiểm tra, suy ngẫm và nhìn lại mình.
Đó là lúc để đánh giá lại cả mục đích và quá trình – nhằm phát hiện ra một ý thức về mục đích thường xuyên bị lạc hướng. Đó là
lúc tìm ra những cách thức mới để giải quyết các tình huống nan giải còn tồn đọng, và để vạch ra những kế hoạch độc đáo giúp đỡ những người ít may mắn hơn chúng ta. Đó là lúc để hiểu và kiểm soát cơn giận dữ, cảm xúc thường gặp ở con người khiến chúng ta phán xét mà không cân nhắc thấu đáo. Đó là lúc để xem xét kỹ sự công bằng của chúng ta và để vượt qua xu hướng vội
vã lên án mà không tìm hiểu kỹ càng. Vì thái độ ấy là đỉnh điểm của sự ngu ngốc. Mùa đông là lúc để thành thật với bản thân, về bản thân, khi chúng ta có xu hướng tự huyễn hoặc bản thân.
Đến cùng với mùa đông là cơ hội hoàn thành những lời hứa chưa thực hiện được, và những lá thư chưa hồi đáp. Đó cũng là lúc để khuyến khích người trẻ, những người còn thiếu kinh nghiệm và bất an, để khích lệ người già, những người vì đã có kinh nghiệm nên e sợ tương lai. Đừng để mùa đông qua đi mà không đầu tư nhiều thời gian vào việc trấn an, dạy bảo và khuyến khích người khác. Khi làm như vậy, phần thưởng của bạn sẽ là sự tự tin vào bản thân được củng cố; người thầy luôn là người nhận được nhiều nhất từ những bài học ông ta dạy cho người khác. Hãy để cho mùa đông thấy bạn nghĩ cho người khác trước, biết cảm kích, tử tế và dịu dàng, hãy để mùa đông thấy bạn cười nhiều hơn, ngay cả trong những cơn gió mùa đông lạnh buốt, và tuyết phủ trắng mảnh đất sẽ sớm mang lại sự sống mới.
Nhất Mặc/ Trích lược: “Bốn mùa cuộc sống”, Jim Rohn

Khởi Chánh Nghiệp – Đưa phẩm chất của Đức Phật vào sự nghiệp
06/01/2023Hãy trở thành người nhạc trưởng của chính cuộc đời bạn. Đừng sống vô nghĩa để rồi chết đi và mang theo xuống mồ bản nhạc có ý nghĩa nhất...

Làm vườn bền vững For Dummies – Kiến tạo không gian xanh dù chỉ sở hữu diện tích nhỏ
08/05/2021[ThaiHaBooks] Bền vững là một phần tất yếu của xu hướng phát triển thời đại ngày nay. Một trong những hoạt động giúp môi trường sống phát triển bền vững,...

Những bài học quý giá từ cuốn sách “Cách Sống” – INAMORI KAZUO
20/11/2016Thứ I: Biến suy nghĩ thành hiện thực: “điều gì mà mình không muốn thì chắc chắn nó sẽ không đến với mình”. Phải không ngừng suy nghĩ ,ngay cả...

Reading Books Together số 60 – Vì một Việt Nam cất cánh
02/01/2020[ThaiHaBooks] “Trong chúng ta có hai con người, một là người thực tế, hai là người cực kì mơ mộng. Người thực tế là người điều khiển nỗi sợ hãi, làm...