[ThaiHaBooks] Tác giả Renyi Hong đã đưa ra khái niệm “Đam mê” như một động lực to lớn giúp mọi người vượt qua những tình huống khó khăn như thất nghiệp, thay đổi việc làm, tính chất công việc luôn lặp đi lặp lại, hay ngay cả khi mọi người đang làm một công việc tự do.
Không chỉ đơn giản là một thuật ngữ sáo rỗng, trong cuốn sách này, “niềm đam mê” được khắc hoạ như một phương tiện có khả năng phục hồi những tổn thương, thất vọng của bạn. Cuối cùng, lý tưởng “làm việc vì đam mê” sẽ duy trì một điều kiện lạc quan tương đối cực đoan, “đam mê” sẽ là một giải pháp cho những bất công của chủ nghĩa tư bản đương thời.
Cuốn sách này trình bày lập luận trên thông qua 04 chương như sau:
Chương 1: Từ hạnh phúc đến đam mê
Thiết lập bối cảnh bằng cách loại bỏ bản chất của niềm đam mê, không coi nó như một khát vọng thông thường, và đặt câu hỏi ai là người lên tiếng cho khát vọng này. Nếu niềm đam mê đúng là điều được khao khát, vậy thì khát vọng này trở nên nhất quán xuyên suốt lịch sử và trở thành một điều tự nhiên về mặt sinh học như thế nào? Cách giải thích ở đây xoay quanh sự thay đổi khái niệm về trạng thái cảm xúc lý tưởng từ niềm hạnh phúc chuyển thành niềm đam mê trong thế kỷ 20.
Chương 2: Thất nghiệp, không bị tổn hại, đàn hồi tâm lý
Tập trung vào thực trạng thất nghiệp hàng loạt hiện nay, một tình trạng mà trong đó thất nghiệp trở thành chuyện bình thường và phúc lợi xã hội suy giảm dần. Lập luận này bao gồm hai phần:
– Phần đầu tiên: Tập trung vào sự thờ ơ, một trạng thái cảm xúc thường được hiểu là để mô tả một cấu trúc động lực bị tổn thương mà người ta gặp phải sau khi bị mất việc làm.
– Phần thứ hai: Tác giả bàn đến vấn đề làm thế nào để khiến niềm đam mê trở thành một phương thức duy trì sự đàn hồi tâm lý, một cách để những người thất nghiệp hàng loạt có thể tồn tại trong một thị trường tàn khốc bằng cách thể hiện rằng họ không bị tổn hại.
Chương 3: Sự hình dung đầy trắc ẩn
Xoay quanh lập luận về sự đàn hồi tâm lý bằng cách chuyển sang một nhóm người lao động khác: những người muốn hành động với niềm đam mê nhưng lại không thể vì điều kiện làm việc tồi tệ của họ. Tác giả giải quyết vấn đề này thông qua trào lưu ứng dụng nguyên lý trò chơi, đây là một cộng đồng sử dụng trí tưởng tượng nhân đạo để biện minh cho việc có thể sử dụng các ngôn từ quen thuộc trong trò chơi để chuyển hóa trải nghiệm của những công việc tầm thường, tẻ nhạt. Ở đây, việc ứng dụng nguyên lý trò chơi được hình dung là một kỹ thuật chơi có thể được lồng ghép vào các phần mềm, đảm bảo rằng những người làm việc trong các lĩnh vực thông tin không được đánh giá cao có thể trở lại với cộng đồng của những người đam mê và trân trọng khả năng phát triển sự nghiệp dựa theo năng lực của nó.
Chương 4: Bảo tồn đô thị
Hướng sự chú ý vào việc bảo tồn những niềm đam mê mà người lao động được cho là sở hữu. Nhân vật trung tâm ở đây là những người làm nghề tự do cô độc thuộc tầng lớp trung lưu, một chủ thể bị buộc phải sống trong một nền kinh tế bấp bênh, bị đặt trong tình trạng lúc nào cũng có thể trở thành lực lượng lao động dư thừa, thiếu hụt nguồn vốn xã hội để có thể duy trì sự tự tin vào bản thân.
Về tác giả:
Renyi Hong là Giáo sư Trợ lý về Thông tin và Truyền thông mới tại Đại học Quốc gia Singapore.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách | Bàn về đam mê |
Tác giả | Renyi Hong |
Dịch giả | Khánh Trang |
Giá bìa | 189.000 |
Số trang | 384 trang |
Nhà xuất bản | Công Thương |
Khổ | 14.5×20.5cm |
Barcode – ISBN | 8935280915923 – 9786044812151 |