Khác

Bộ 3 cuốn Huế

Tác giả: Khác   |   Tủ sách: Văn hóa - Giáo dục, Combo sách Thái Hà Books
582,750₫ 777,000₫
-25%
(Tiết kiệm: 194,250₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Kho báu Kinh thành Huế sau ngày Thất thủ Kinh đô

Thất thủ Kinh thành Huế không chỉ là chuyện thay vua đổi ngôi liên hồi của một Vương Triều, hay thảm cảnh tang thương của dân cư Kinh thành những ngày biến cố, đó là một bước ngoặt lớn: Đất Nước đánh mất chủ quyền, rơi vào vòng xóay bảo hộ và thuộc địa. Từ thời điểm này sự tình mất chủ quyền đất nước sẽ kéo dài hơn nửa thế kỷ, đến tận năm 1945.

Từ nhiều góc độ: nhà viết sử chuyên nghiệp, người viết hồi ký, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hay nghiệp dư, tất cả, hàng năm vào ngày kỷ niệm, đều như muốn gợi lại một góc khuất nào đó của sự kiện.

Khi tiếp cận tác phẩm “Kho báu của Huế – Một góc khuất của công cuộc thuộc địa hoá tại Đông Dương” được viết bởi tác giả François Thierry, người đọc sẽ đi lại một chặng đường lịch sử khá dài : từ 1847, khi vua Tự Đức lên ngôi tại kinh thành Huế, đến 1997, khi cựu hoàng Bảo Đại qua đời tại Paris. Và đối diện trở lại với “chân dung” của hơn một trăm nhân vật hàng đầu đã tác động lên cục diện Đất Nước Đại Nam đang trong cơn thịnh nộ giằng co, giằng xé giữa hai thế giới, Hán hoá và Âu hoá.

Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế 

(L’Art à Hué) là một ấn phẩm đặc biệt của B.A.V.H (Số 1/1919), sau đó được in lại trở thành một tác phẩm độc lập, bề thế, có ví trí quan trọng trong thư mục nghiên cứu nghệ thuật Huế, bao gồm cả nội dung lẫn nhiều phụ bản màu, đen trắng. Đây có thể xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Chúng đã trở thành tư liệu quý giá để người đời nay có thể bổ sung, đối sánh, mà qua bao nhiêu binh biến và thời gian, nhiều di tích, nhiều tác phẩm đến nay đã không còn.

Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX

Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX của Michel Đức Chaigneau (1803-1894) ghi lại những ký ức về kinh thành Huế của một người mang hai dòng máu Pháp – Việt. Thông qua hồi ức này, người đọc ngày nay có thể hình dung ra diện mạo của kinh thành Huế xưa và vùng lân cận, với toàn bộ đời sống sinh hoạt từ hoàng cung cho tới làng quê bình thường, tiếp cận thêm một tài liệu đáng tin cậy đã vẽ lên bức tranh về Huế xưa, góp phần tìm hiểu mối quan hệ Pháp – Việt đa chiều, với những góc cạnh đặc thù. Từ đó cho ta thêm hình dung, thêm lý giải về những đụng độ va chạm sau này trong mối bang giao Pháp – Việt đầy duyên nợ.

Như trong lời giới thiệu cho lần xuất bản này, đại diện của Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế có viết: “Từ bao lơn Biển Đông, khát vọng canh tân xứ sở đã kết mối duyên nợ Việt – Pháp với bao thăng trầm. Khơi nguồn lịch sử và văn hóa Việt – Pháp, từ những góc nhìn, mảnh ký ức rời rạc như Souvenir de Huế của M. Đức Chaigneau, những mong góp thêm chút bút mực để phác họa rõ nét hơn bức chân dung lịch sử và văn hóa Đại Nam, để thêm yêu Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Công ty CP sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN