[ThaiHaBooks] Không chỉ là một cách giải trí, mẹ có biết bức tranh con vẽ cũng phần nào thể hiện tính cách không? Theo các nhà nghiên cứu, bạn có thể suy ra nhiều thứ thông qua từng bức tranh của con, cách bé cảm nhận vấn đề. Chẳng hạn, khi cảm thấy lo lắng, bé thường vẽ mây, chim bay hay những hình người không có mắt. Trong khi đó, những bé hay e thẹn, nhút nhát thường vẽ những hình người nhỏ, không có mũi hoặc miệng với tay nhỏ, gần sát thân người… Nhưng một điều kỳ diệu hơn thế là các bé ở tuổi cầm bút còn chưa vững cũng có thể tự miêu tả được suy nghĩ của mình thông qua những nét vẽ nguệch ngoạch. Mỗi giai đoạn ứng với từng bức tranh khác nhau và tương ứng với một bước trong sự phát triển của trẻ.
Nuôi dạy và giáo dục trẻ là một hành trình suốt đời và phải bắt đầu từ việc giáo dục nghệ thuật, giáo dục mầm non. Có rất nhiều những cách giáo dục trẻ sai lầm hiện nay, trong đó nổi bật lên là việc bắt trẻ phải học theo những kỹ năng của người lớn. Nhưng một vấn đề dễ dàng nhìn nhận thấy là Trẻ em không phát triển như những khuôn mẫu mà người lớn mong muốn: nếu 0 tuổi là 0 tuổi, 1 tuổi là 1 tuổi, 3 tuổi là 3 tuổi… Bản thân mỗi người có một đời sống riêng. Trẻ em cũng là một sinh vật có đời sống và những bản tính của riêng mình. Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã rất khác với người trưởng thành, người lớn chúng ta. Chúng ta phải trải qua một giai đoạn phát triển rất dài, hàng chục năm để có thể tích luỹ, học hỏi và rèn luyện được những kỹ năng như thế này và trẻ em cũng cần điều đó.
Một bộ sách gồm 2 cuốn mang tên “Dạy trẻ qua nét vẽ” lý thuyết và thực hành sẽ giúp bạn hiểu thật sâu sắc về cách học và chơi cùng trẻ qua việc vẽ tranh, phần nào đoán biết được những suy nghĩ, tính cách của trẻ. Và hơn thế cha mẹ có thể quan sát sự thay đổi, trưởng thành của con thông qua sự tiến bộ của từng bức tranh con vẽ. Thay vì việc hướng dẫn, chỉ dạy con theo một khuôn mẫu nhất định thì cha mẹ sẽ biết cách dạy con theo đúng với giai đoạn con đang trải qua. Việc có thể vẽ bằng cảm xúc của chính mình, kể và tái hiện những câu chuyện hoặc sự thật do chính mình tìm ra một cách sinh động qua những bức tranh chính là việc giáo dục và gắn cho trẻ khả năng sinh tồn một cách chân thực nhấ
Dạy vẽ tranh cho những trẻ ở mẫu giáo không chỉ là giáo dục tính tập thể, cộng đồng mà đây còn là môi trường tuyệt vời luôn đảm bảo trẻ có được mối quan hệ với những người bạn cùng chơi. Do đó, người lớn hãy cố gắng dành thời gian chơi cùng trẻ, chẳng hạn như các mẹ hãy tụ tập thành nhóm và rủ bạn bè và con cái của họ đến nhà mình hoặc dẫn con mình đến nhà họ chơi…
Nguyên nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng giáo dục ngày nay đó là việc thất bại khi không bồi đắp nền tảng tư tưởng giáo dục hiện đại, trong đó “phát triển nhân tính” đóng vai trò như một nhu cầu nhằm đáp ứng cho sự phát triển. Hệ thống giáo dục hiện nay đang quá ỷ lại vào những quan niệm cũ như tri thức cá nhân, chủ nghĩa quản lý, chủ nghĩa cạnh tranh. Chúng ta không nên mong chờ sự cải thiện từ những khuyến cáo do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc hoặc Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đưa ra mà nên “tự làm sạch” chính mình bằng những cải cách trong nước. Cuốn sách này mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách đó.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!