Tulku Yeshi Rinpoche

Cẩm nang dành cho các vị Phật Bán Phần

Tác giả: Tulku Yeshi Rinpoche   |   Tủ sách: V-Buddhism
47,200₫ 59,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 11,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Cuốn sách “Cẩm nang dành cho các vị Phật Bán Phần” là một cuốn cẩm nang viết bởi một người Tây Tạng để giúp cho những người mới tập tu tìm ra các câu trả lời cho những câu hỏi có thể phát sinh, liên quan đến sự tu học Phật giáo và hành trì hằng ngày của họ. Cuốn sách này không mang dấu ấn của bất kỳ trường phái riêng biệt nào, nhưng được dự định làm thành một quyển chỉ dẫn chung, bất bộ phái, cho tất cả các đệ tử của Phật giáo.

Phật Bán Phần có nghĩa là những Phật Tử, những hành giả đi trên đạo lộ, chưa thành Phật, tạm gọi là được nửa phần Phật. Cũng còn thêm ý nghĩa thứ hai là, nửa phần giác ngộ do chư tôn ban cho, còn nửa phần kia là do hành giả tự học, tự tu và tự độ. Vì vậy, cuốn sách này sẽ là một cẩm nang dành cho tất cả những ai đã, đang và sắp đi trên đạo lộ giác ngộ.

Cuốn sách sẽ trình bày những giáo lý và hành trì cơ bản của Phật giáo Tây Tạng từ một quan điểm tổng quát được chấp nhận với tất cả các trường phái Phật giáo Kim Cương thừa. Người đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách những thực hành đơn giản có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày như suy nghĩ sau khi thức dậy, thần chú khi đi vệ sinh, tưởng tượng khi đánh răng… cho đến những nghi thức phức tạp như quy y, quán đỉnh…

Tác giả

Tulku Yeshi Rinpoche, một vị lạt ma tu học thượng thừa, đã thuyết pháp ở khắp nơi trên thế giới, viết rất nhiều sách về Phật giáo Tây Tạng và một số được dịch ra tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Việt. Ngài sáng lập ra trung tâm Hắc Lỗ Ca Học Viện (Heruka Institute) có chi nhánh trên khắp thế giới.

Trích đoạn:

 

SAU KHI THỨC DẬY

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, hãy khởi nghĩ thế này: Thật là tuyệt diệu vì ta vẫn còn sống! Hãy tưởng tượng đã có bao nhiêu chúng sinh chết từ khi ta đi ngủ! Ta vẫn còn có thời gian để tu tập. Cho dù điều gì xảy ra, ta sẽ làm cho ngày hôm nay có ý nghĩa và tươi đẹp bằng cách duy trì chính niệm trong tất cả những việc làm. Ta sẽ tỏa rạng tình thương yêu, từ bi, và trí tuệ đối với tất cả chúng sinh hữu tình, đặc biệt là những người mà ta sẽ đích thân gặp mặt.

TRONG PHÒNG TẮM

Phải, chính thế, ngay cả những hành động bình thường và khiêm tốn nhất cũng có thể trở thành cơ hội để hành trì Pháp! Thí dụ, khi ta đi vào phòng tắm, hãy quán tưởng là ta đang tiêu trừ tất cả các ác nghiệp, vô minh và phiền não. Còn có ngay cả các câu thần chú đặc biệt để chuyển hóa các chất thải của cơ thể thành cam lồ cho ngạ quỷ. Dưới đây là những câu thần chú phổ biến:

Khi khạc nhổ, câu thần chú là: OM AH SHALE SHAMA AHHAREBE SOHA.

Khi khạc đờm (từ phổi), thần chú là: OM AH TEDHA AHHAREBE SOHA.

Khi hỷ mũi (từ mũi), thần chú là: OM AH BIGINA AHHAREBE SOHA.

Khi kỳ ghét trên da, thần chú là: OM AH MALA AHHAREBE SOHA.

Khi đi đại tiện, thần chú là: OM AH BITA AHHAREBE SOHA.

Khi đi tiểu tiện, thần chú là: OM AH MUDRA AHHAREBE SOHA.

Trong mỗi trường hợp, tụng thần chú ba hoặc bảy lần với tâm nguyện cho tất cả các ngạ quỷ được giải thoát khỏi khổ đau và đạt được giác ngộ

Trước khi đánh răng, bóp kem đánh răng lên bàn chải trong khi niệm OM MANI PEME HUNG bảy lần, sau đó thổi nhẹ vào nó, để ban gia trì cho những vi khuẩn sẽ chết khi ta đánh răng.

Khi rửa mặt hoặc tắm vòi sen, hãy quán tưởng trên đỉnh đầu của ta là Đức Phật Dược Sư hoặc Đức Kim Cương Tát Đỏa (Phạn ngữ: Vajrasattva), hay vị Bổn tôn của ta (Tạng ngữ: yidam) và tụng câu chú của chư vị đó; trong khi quán tưởng nước như là cam lồ linh thánh, mưa xuống ta từ chiếc bình bát của Đức Phật Dược Sư hoặc trực tiếp từ Bổn tôn (yidam) của ta, tịnh hoá rửa sạch đi tất cả cảm giác bất an còn dư lại của ngày hôm qua, như là sự trầm cảm, căng thẳng và bực bội. Ở Tây Tạng, theo truyền thống, những hành giả thường quán tưởng Đức Hắc Văn Thù Sư Lợi và tụng thần chú của Ngài trong lúc này, đặc biệt là nếu họ đang chịu khổ vì bệnh da liễu như ung thư. (Hãy quán tưởng Ngài trong thân tướng sắc đen, nửa phẫn nộ, giống như hình tướng của Đức Văn Thù màu cam truyền thống, đang ngồi theo tư thế kiết già trên một tòa sen và đĩa nhật luân, tay phải cầm thanh kiếm, đầu kiếm bốc lửa và tay trái cầm một nhành hoa sen mang trên đó là văn bản kinh Bát Nhã, Prajnaparamita Sutra).

Câu thần chú của ngài là: OM PRASOD CHUSOD THURDHASOD THURMIGSOD NYINGGOLACHOD KALAZA GANGSHANGTAM BEPE SOHA

Nếu đó là một buổi sáng mùa hè nóng nực và ta đang vui hưởng sự mát mẻ đến từ vòi sen tắm nước mát lạnh, thì hãy quán tưởng về tất cả chúng sinh đang ở trong địa ngục nóng và cầu nguyện họ được giải thoát khỏi khổ đau. Nếu ngoài trời lạnh và ta đang vui hưởng tắm vòi sen nước nóng, hãy trụ ý nghĩ đến các chúng sinh đang trong địa ngục lạnh và cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi khổ đau.

KHI THAY Y PHỤC

Sau khi tắm rửa, ta mặc quần áo trong trạng thái an lạc của tâm thức, và nghĩ rằng: “Tôi có Phật tính: Tôi đã là một vị Phật Bán Phần, vì vậy tôi sẽ cúng dường những quần áo này lên chính Đức Phật!”

Sau đó hãy quán tưởng quần áo của ta là quần áo của một vị tăng sĩ hay vị Bổn tôn của mình và được làm bằng những chất liệu tế nhuyễn nhất. Tiếp theo, hãy quán tưởng tất cả chúng sinh đang đau khổ vì thiếu quần áo thích nghi, kể cả những chúng sinh trong các địa ngục lạnh và những cõi khác; cầu nguyện để họ có quần áo đẹp đẽ, ấm áp, và được giải thoát khỏi khổ đau.

HÀNH TRÌ TRONG BỮA ĂN

Khi đến giờ của bữa ăn, hãy đặt thức ăn ở trước mặt ta, ngồi xuống, chắp hai tay trong ấn kiết cầu nguyện. Nếu ta hành trì Đại thừa, thì trước tiên ta phải phát nguyện tình thương và từ bi đối với sinh vật đã cho ta bữa ăn mà ta sắp sửa thọ dụng. Thứ hai, ta nên cúng dường thức ăn lên chư Tam Bảo và Hộ pháp. Cuối cùng, ta cúng dường thức ăn cho những ngạ quỷ và những sinh linh sở tại. Nếu dòng truyền thừa của ta có kệ tụng cúng dường cho chư tôn của dòng thì ta có thể tụng bài kệ đó hoặc là nếu ta muốn, có thể chỉ đơn giản quán tưởng cúng dường ba phần như trên. Nếu ăn thịt, ta nên cầu nguyện cho những sinh vật đã mất mạng sống cho bữa ăn của ta bằng cách tụng câu chú:

OM MANI PEME HUNG

Nếu muốn, ta có thể tụng câu thần chú sau để thay thế: SAMBARA OM PARBARA SOHA OM AH BERA KATSARA HUNG

Tụng câu thần chú bảy lần trước khi ăn, sau đó thổi vào thịt. Điều này sẽ ngăn chặn ác nghiệp do ăn thịt sinh ra.

Ta cũng có thể tụng thần chú tịnh hóa tất cả cõi thấp: TEYATHA OM SHODHANI SHODHANI SARVA PAPAM BISHODHANI SHUDHE BISHUDHE SARVA KARMA AWA RANA BISHODHANI SVAHA

Tụng thần chú này bảy lần và thổi vào thịt để tịnh hóa tất cả các ác nghiệp gây ra bởi những con vật đó. Ta cũng có thể tụng thần chú này cho các bữa ăn chay, như vậy tịnh hóa các ác nghiệp gây ra do việc giết hại nhiều côn trùng trong khi trồng trọt và thu hoạch vụ mùa.

Sau khi ăn xong, ta có thể hồi hướng sự hài lòng và hoan hỷ kết thúc bữa ăn của ta cho tất cả chúng sinh hữu tình, cầu nguyện cho họ không bao giờ bị khổ đau do thiếu thốn hoặc thèm khát. Hãy luôn quyết tâm sử dụng năng lượng ta có được từ bữa ăn để hành trì Phật pháp để lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình. Hãy tự nhủ: “Tôi sẽ không lãng phí dù chỉ một chút thức ăn; mỗi miếng ăn sẽ là nhiên liệu để hành trì nhiều hơn. Hơn nữa, con xin hồi hướng công đức hành trì này cho những người đã nấu ăn, những người phục vụ, và những người lau dọn khi bữa ăn chấm dứt”.

THIỀN HÀNH

Trước khi đi bộ trên vỉa hè hay đi dạo bãi biển hoặc công viên, hãy lưu ý hướng ta đang đi. Nếu đi bộ về phía tây, hãy quán tưởng phía trước ta có vô lượng chư Phật, bao gồm Đức Phật A Di Đà của Tây phương. Tất cả chư Phật đang nhìn ta, lắng nghe ta và từ niệm về ta. Nhận thức điều này, hiển nhiên là ta đã phải xoay chuyển thân, khẩu, và ý của ta xa lìa các nghiệp bất thiện để hướng về pháp. Hãy tự nhủ rằng mỗi bước ta đi đưa ta đến gần hơn với pháp. Vào những mùa ấm áp, khi có nhiều côn trùng bò ra chung quanh, hãy nhớ lại những giáo lý cơ bản Phật giáo dạy rằng tất cả chúng nó cũng đều mong muốn được an lạc và muốn tránh khổ đau và cái chết giống y như ta. Hơn nữa, Đại thừa dạy là chúng đều là những chúng sinh đã từng là mẹ của ta trong đời quá khứ, và cuối cùng, Kim Cương thừa khuyến bảo chúng ta phải quán chiếu tất cả chúng sinh đó là chư vị Bổn tôn của chúng ta. Vì vậy, khi đi bộ trong quán niệm, hãy thật cẩn thận tránh không làm tổn thương hoặc giết hại chúng. Trước khi bắt đầu đi bộ, ta nên cố gắng tránh những con đường có nhiều côn trùng. Nếu ta không có sự lựa chọn khác, thì đây là một câu thần chú ta có thể tụng bảy lần trước khi đi bộ ra ngoài nhà:

OM KHETSAKANA OM AHBIRA HUNG KHETSARAM

Sau khi tụng chú, ta thổi vào đáy của mỗi lòng bàn chân một lần. Sau đó, một chủng tử của giải thoát niệm sẽ được in dấu trong tâm thức của bất kỳ con côn trùng nào mà ta vô tình đạp phải.

Trong khi đi bộ, hãy quán tưởng Đức Phật A Di Đà trên đỉnh đầu ta và trì tụng thần chú của Ngài, OM AMIDEVA HRI. Ta cũng có thể trì tụng bài kệ cầu nguyện ngắn đến vô lượng chư Phật và Bồ Tát:

“Đệ tử xin đỉnh lễ đến tất cả chư Phật và Bồ Tát. Xin nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau, nhân của khổ đau, và có được an lạc và nhân của an lạc”.

Kệ cầu nguyện này sẽ cài đặt móc câu của lòng từ bi vào tất cả chúng sinh hữu tình, bao gồm tất cả các côn trùng ta gặp. Ta có thể quán tưởng chúng đi theo ta như một đám mây lớn, khi ta đi về phía Phật quả. Khi đến nơi nào ta cần thay đổi hướng đi, hãy dừng lại đó và quán tưởng là ta giao đám mây chúng sinh đi theo ta này đến Đức Phật A Di Đà, vào cõi tịnh độ, cực lạc của Ngài.

Nếu bây giờ, thí dụ, ta di chuyển sang hướng nam, hãy tự nhủ ta sẽ mang vô lượng chúng sinh hữu tình đến cõi tịnh độ của Đức Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava). Cũng cầu nguyện như trên đến vô lượng chư Phật và Bồ Tát. Trong cùng phong cách đó, khi đi về hướng bắc, hãy cầu nguyện cho tất cả chúng sinh hữu tình hướng về cõi tịnh độ của Đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi), hoặc khi đi về hướng đông, cầu nguyện cho họ về cõi tịnh độ của Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana).

Nếu ta thấy cách thiền hành này quá phức tạp, thì chỉ cần nghĩ: “Cơ thể của tôi cần tập thể dục và không khí trong lành; và sau khi được thế, tôi sẽ hành trì giáo pháp nhiều hơn với thân thể khỏe mạnh này. Tôi sẽ tươi cười với mọi người tôi gặp mặt và chào hỏi họ một cách thân thiện”.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN