[ThaiHaBooks] Cuốn sách Cha mẹ can đảm - Phương pháp nuôi dạy con mới mẻ và táo bạo được viết tặng cho những ông bố, bà mẹ thường xuyên phải cho con ăn, thay bỉm, mặc quần áo và ôm con thật chặt suốt những đêm dài con mọc răng đau nhức; hay xúc động nghẹn ngào khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên, vươn những ngón tay bé xíu về phía mình, nhưng lại trở nên rối bời và bất an vào thời điểm cần thiết lập các giới hạn cho con.
Chúng tôi có ý gì khi đề cập tới việc thiết lập các giới hạn ở đây? Tại sao “các giới hạn” lại vô cùng quan trọng? Nếu không có các giới hạn thì những điều nguy hại nào có thể xảy ra? Liệu hình phạt và các giới hạn có giống nhau không? Đe nẹt các con bằng hình phạt có phải là ý hay không? Liệu việc thiết lập các giới hạn có làm trẻ cảm thấy thất bại, bị hiểu nhầm hoặc bị xúc phạm không? Các giới hạn có thể làm trẻ nhụt chí không? Chúng có thể gây tổn thương cho trẻ không? Liệu có bất kỳ loại công thức tổng quát màu nhiệm nào dành cho việc nuôi dạy trẻ không?
Cuốn sách Cha mẹ can đảm - Phương pháp nuôi dạy con mới mẻ và táo bạo của chúng tôi sẽ giải quyết tất cả những vấn đề trên. Chúng tôi viết cuốn sách khi nhận thấy rằng, việc đặt ra các giới hạn cho trẻ không hoàn toàn hình thành từ những phản ứng chỉ đơn thuần máy móc, mà đó còn là kết quả từ sự hiểu biết thấu đáo về những nhu cầu của trẻ. Với các bậc phụ huynh, việc phải đặt ra các giới hạn cho con cái thật không dễ dàng, đó là lý do vì sao họ cần phải hiểu được con mình đang trải qua những gì trước khi bắt tay vào hành động.
Ngoài ra, họ cũng cần phải nhận thức được tầm quan trọng của các giới hạn đối với con mình và nếu thiếu chúng thì những nguy cơ tiềm ẩn nào sẽ gây tổn hại nặng nề cho con. Sẽ có lúc con bạn gào lên: “Hoàng đế còn cởi truồng cơ mà mẹ!”. Nhưng quả thực khó hiểu khi mặc dù thái độ của người lớn đối với trẻ em ngày càng hiền từ và dịu dàng hơn, thì không biết làm sao các con lại trở nên bạo lực hơn. Thực vậy, chúng ta luôn mong muốn một kết quả hoàn toàn ngược lại. Có thể chúng ta đã sai chăng?
Cuốn sách này đưa ra cách giải quyết cởi mở và táo bạo trước các vấn đề về quyền hạn và sự kiểm soát, cũng như cho thấy những vướng mắc khi thiết lập các giới hạn trong gia đình mà không bị giáo điều; đúng hơn là nó đi sâu vào những cảm xúc dữ dội và mâu thuẫn, cũng như quá trình phát triển bản thân và ý thức cá nhân.
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1: Khi trong nhà không có các giới hạn
Chương 2: “Mình có phải là một ông bố/ bà mẹ tốt không?”
Chương 3: Chuẩn bị hành trang cuộc đời cho con bằng cách tiếp thu các giới hạn
Chương 4: Thấu hiểu, chấp nhận và tha thứ: Liệu có ích cho con chứ?
Chương 5: Hung hăng, sợ hãi và tội lỗi?
Chương 6: Phạt trẻ
Chương 7: Khi cha mẹ sợ phải phạt con
Chương 8: Chúng ta nên biết điều gì?
Chương 9: Cha mẹ tốt không phạt con: Những quan điểm hiện đại về chủ đề phạt trẻ
Chương 10: Đánh đòn thì sao?
Chương 11: Hình phạt: Sự xúc phạm hay điều cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ?
Chương 12 : Thi vật tay: Ai khỏe hơn?
Chương 13: Cái giá của chiến thắng
Chương 14: Vừa yếu đuối vừa mạnh mẽ
Chương 15: Niềm kiêu hãnh, sự xúc phạm và sự tôn trọng
Chương 16: Bị xúc phạm chưa phải là tận cùng thế giới
Chương 17: “Mạnh mẽ nhưng xấu” so với “yếu đuối mà tốt”
Chương 18: Giá trị đạo đức và sự quyết đoán
Chương 19: Khi không thể tự kiểm soát bản thân
Chương 20: Khi thiếu vắng uy quyền
Chương 21: Tình thương yêu của cha mẹ
Chương 22: Sống với thực tại
Công ty cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!