[ThaiHaBooks] Cuốn sách này là quá trình khám phá và phục hồi dành cho những người trưởng thành gặp tổn thương từ gia đình.
Khái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).
Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).
Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm - là Chân Ngã - là con người thực sự của chúng ta.
Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.
Trải qua quá trình 10 năm nghiên cứu và tìm hiểu hơn 330 báo cáo khoa học khác nhau được thực hiện trên 230.000 người ở trên khắp thế giới, tôi có thể khẳng định rằng: chấn thương tâm lý từ tuổi thơ tạo ra vô số những hậu quả gây tổn thương khác nhau và được biểu hiện theo nhiều cách, bao gồm một hoặc nhiều hội chứng phổ biến được gọi chung là những rối loạn tâm thần - từ trầm cảm, đến nghiện ngập, tâm thần phân liệt - kéo theo một loạt các rối loạn về thể chất khác.
Những căn bệnh còn được gọi là “rối loạn chấn thương phổ quát” này thể hiện mối liên hệ mật thiết với quá khứ tuổi thơ phải trải qua những tổn thương liên tiếp. Hơn nữa, trái ngược với những kiến thức tâm thần học hiện đại, có rất ít bằng chứng cho thấy nguyên nhân của những chứng bệnh này xuất phát từ một rối loạn chuyển hóa gen trong tính chất hóa học của bộ não.
Thực tế được ghi nhận qua các nghiên cứu về sự bất thường của não bộ cho thấy chính những sự bất thường này dường như mới là cơ chế gây ra sự rối loạn, với những tổn thương liên tiếp trong thời thơ ấu và giai đoạn sau đó là nguyên nhân cho cả rối loạn tâm thầm và cơ chế gây ra nó.
Phần đông các gia đình trên khắp thế giới đều chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp và hỗ trợ các nhu cầu lành mạnh của con trẻ. Hậu quả là quá trình phát triển thần kinh cùng tâm lý bình thường và lành mạnh của trẻ từ sơ sinh cho tới giai đoạn trưởng thành bị gián đoạn nghiêm trọng.
Để có thể tồn tại, bản ngã thực sự của đứa trẻ - (Cái Tôi đích thực hay Đứa trẻ nội tâm) - thứ đã bị tổn thương nghiêm trọng phải lẩn trốn vào sâu bên trong khu vực vô thức của tâm trí. Thứ xuất hiện bên ngoài là một bản ngã hay tiềm thức giả mạo và nó đang cố gắng giành quyền kiểm soát cuộc đời của chúng ta, nhưng không thể thành công đơn giản bởi vì nó chỉ là một cơ chế phòng vệ để tránh không bị tổn thương và nó hoàn toàn không có thật. Động lực của cái tôi giả mạo này chủ yếu dựa trên nhu cầu phải luôn là người làm đúng và kiểm soát được mọi thứ.
Cách gọi tên chính xác những gì đã xảy ra với chúng ta cũng như những yếu tố tạo nên đời sống nội tâm của mình khi các sự kiện đó xuất hiện, bao gồm những cảm xúc phong phú mà chúng ta có và học cách cho phép bản thân trải qua những nỗi đau cảm xúc thay vì tránh né nó.
Một trong số những nguyên tắc quan trọng nhất của việc chữa lành được gói gọn như sau “one day at a time”, tức là khi chúng ta làm gì thì hoàn toàn chú tâm vào việc mình làm mà không cần phải suy nghĩ hay lo lắng đến những việc khác, bởi vì suy nghĩ hay lo lắng cũng vô ích và không cần thiết.
Dù quá trình chữa lành có kéo dài bao lâu, chỉ cần áp dụng lời khuyên này, thì quan điểm của chúng ta có thể thay đổi ngay lập tức: giúp cho cuộc hành trình chữa lành tổn thương không chỉ dễ chịu hơn mà còn đầy ý nghĩa, để chúng ta luôn sống trọn vẹn và hết mình với khoảnh khắc hiện tại.
Với từng chút kiên nhẫn, khi cho phép mình được trải nghiệm lại những nỗi đau từng bị đè nén và được quyền đau khổ, chúng ta có thể dần dần giải phóng bản thân khỏi những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết suốt bao nhiêu năm qua, đồng thời cũng khám phá ra rằng: tương lai sẽ luôn là một điểm đến còn chưa được xác định. Cuộc sống của chúng ta thuộc về hiện tại, là nơi mà cuối cùng chúng ta luôn có thể tìm thấy sự yên bình.
Mục lục:
Chương 1: Khám phá Đứa trẻ nội tâm
Chương 2: Nền tảng của khái niệm “Đứa trẻ nội tâm”
Chương 3: Đứa trẻ nội tâm là gì?
Chương 4: Sự đè nén Đứa trẻ nội tâm
Chương 5: Những hoàn cảnh gia đình đè nén Đứa trẻ nội tâm
Chương 6: Cơ chế của sự hổ thẹn và cảm nhận tiêu cực về bản thân
Chương 7: Vai trò của sự căng thẳng: Rối loạn sau sang chấn tâm lý
Chương 8: Làm thế nào để chữa lành Đứa trẻ nội tâm?
Chương 9: Giải quyết các vấn đề cốt lõi
Chương 10: Nhận diện và trải nghiệm cảm xúc
Chương 11: Quá trình đau buồn
Chương 12: Duy trì trải nghiệm đau buồn: chấp nhận mạo hiểm và chia sẻ câu chuyện ký ức
Chương 13: Sự chuyển đổi
Chương 14: Hợp nhất
Chương 15: Vai trò của tâm linh
Phụ lục: Ghi chú về các phương pháp phục hồi
Tài liệu tham khảo
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!