Yong-Woon Park

Chứng nghiện đồ ăn

Tác giả: Yong-Woon Park   |   Tủ sách: Newme Sức khoẻ
71,200₫ 89,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 17,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks]  “Con người sống là vì cái gì?”

Mỗi người lại có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Đó là bởi những tiêu chuẩn khi nhìn nhận cuộc sống, cách tư duy, thái độ đối với con người và sự vật… của mỗi người là khác nhau.

“Con người làm thế nào để có thể sống được?”

Câu trả lời cho câu hỏi này của mọi người lại giống nhau. Con người phải ăn để sống.

Nếu phải nhịn đói quá lâu, cơ thể sẽ phát tín hiệu nguy hiểm, báo động sức sống đang cạn kiệt dần. Nếu không ăn, chúng ta không thể nào sống tiếp được.

Với loài người nguyên thủy, cả hai câu hỏi trên đều không có ý nghĩa gì. Vì thức ăn luôn thiếu thốn nên ngoài việc săn bắn và hái lượm để duy trì sự sinh tồn, họ không có thời gian rảnh rỗi để nghĩ tới ý nghĩa của cuộc sống. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về đồ ăn là một hành động xa xỉ. Để đề phòng tình huống không biết lúc nào sẽ lại phải chịu đói, họ chỉ tập trung vào việc ăn thật nhiều khi có thể. Khi đó, thức ăn chính là sinh tồn.

Thế nhưng, con người hiện đại không chỉ ăn để sinh tồn như loài người nguyên thủy. Người hiện đại tìm đến những quán ăn ngon, tận hưởng đồ ăn, chữa bệnh bằng đồ ăn, thậm chí là thêm thắt cho ý nghĩa của cuộc sống bằng việc ăn uống. Và không biết từ bao giờ, với chúng ta, đồ ăn đã trở thành một thứ gây nghiện, một nỗi ám ảnh.

Những người hiện đại luôn bị căn bệnh căng thẳng mạn tính hành hạ không thực sự hiểu cảm giác đói bụng về mặt sinh lý – ăn vì thực sự đói bụng. Đến một thời điểm nhất định, chỉ cần ăn theo thói quen là có thể giải quyết cảm giác đói bụng. Rồi mỗi khi bị căng thẳng, họ sẽ nhanh chóng cho vào miệng những món ăn đang bày đầy xung quanh mình. Đó là đói bụng về mặt tâm lý. Dù đói bụng về mặt sinh lý cộng thêm đói bụng về mặt tâm lý không khiến cơ thể hấp thụ năng lượng nhiều hơn mức cần thiết nhưng cũng dễ dàng khiến chúng ta ăn uống quá độ hoặc bị rối loạn hành vi ăn uống.

Nếu đọc báo chí hay xem các chương trình truyền hình chúng ta sẽ thấy cụm từ nghiện đồ ăn thường xuyên xuất hiện. Những món chúng ta vẫn ăn hằng ngày bỗng nhiên bị gắn thêm một từ chỉ nghe thôi cũng đã nổi da gà – nghiện.

Chứng nghiện đồ ăn rõ ràng đang tồn tại trong xã hội của chúng ta bất kể việc nó có được xếp vào các nhóm bệnh hay không. Lý do là bởi con người hiện đại luôn khổ sở vì những căng thẳng triền miên, lại sống trong một hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử loài người, nơi mà những loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn tràn ngập khắp nơi. Chứng nghiện đồ ăn phá hỏng cơ chế giải phóng hoóc-môn leptin và insulin khiến số lượng các tổ chức mỡ tăng lên, từ đó dẫn đến béo phì, nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh.

Trong cuốn sách Chứng nghiện đồ ăn bác sĩ Yong-Woo Park sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên chính dẫn tới véo phì – một căn bệnh mới đang uy hiếp cuộc sống của con người trong xã hội hiện đai. Đồng thời, ông cũng đưa ra những nghiên cứu mới về chứng nghiện đồ ăn và phương pháp chữa trị.

Mục lục:

Lời mở đầu: Đồ ăn đang uy hiếp sự sinh tồn của bạn

Chương 1: Những thất bại lặp đi lặp lại và nguyên nhân

Chương 2: Chứng nghiện đồ ăn đầy cám dỗ và nguy hiểm

Chương 3: Những yếu tố gây ra chứng nghiện đồ ăn

Chương 4: Các loại hình của chứng nghiện đồ ăn

Chương 5: Thoát khỏi chứng nghiện đồ ăn

Lời kết: Hiểu được bản chất của sự nghiện

Thông tin về tác giả:

Yong-Woo Park: Chuyên gia hàng đầu về bệnh béo phì tại Hàn Quốc

Ông tốt nghiệp trường Y và lấy bằng thạc sĩ tại đại học Seoul, sau đó ông lấy bằng tiến sĩ y học tại trường đại học Goryeo. Năm 1991, ông thành lập Trung tâm phát triển sức khỏe Medexx, cơ sở y tế đầu tiên tại Hàn Quốc tiến hành điều trị bệnh béo phì. Ông cũng đảm nhiệm vai trò là giáo sư trao đổi tại Viện nghiên cứu bệnh béo phì tại đại học Y khoa Colombia, Mỹ.

Từ năm 1993 đến năm 2007, ông là giáo sư khoa Y học gia đình tại bệnh viện Kangbuk Samsung, thuộc đại học Sungkynkwan, đồng thời là giám đốc phòng khám Quản lý thể hình và bệnh béo phì tại bệnh viện Kangbuk Samsung. Hiện ông là viện trưởng viện y học Reset, chuyên điều trị về bệnh béo phì.

Ông được bình chọn là bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực ăn kiêng và điều trị béo phì trên các chương trình về sức khỏe của các đài KBS, MBC, SBC…

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN