Lý Tứ

Chuyện trên mây

Tác giả: Lý Tứ   |   Tủ sách: V-Buddhism
96,750₫ 129,000₫
-25%
(Tiết kiệm: 32,250₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Phật đạo luôn nhắc đến hai từ “viên mãn”! Ở góc nhìn nào đó, viên mãn còn mang ý nghĩa về sự toàn bích của hai thành phần chính làm nên Phật đạo, đó là Giáo tông và Tâm tông! Người xưa thường ví Giáo Tông và Tâm tông trong Phật đạo như đôi cánh của một con chim, như hai chân của một người... Con chim mà đôi cánh không hoàn hảo sẽ không thể bay cao, bay xa... Con người mà đôi chân không lành lặn, sẽ khó có thể hoàn thành hành trình dài hơi đầy khó khăn, nhiều thử thách!

Phật đạo là chân lí, mà chân lí chính là sự thật hằng hữu trong mỗi pháp... Mà, đã là sự thật hằng hữu thì không có cái được gọi là bí mật! Vì thế, cái cớ sự được gọi là “bí” chỉ xảy ra khi người ta không hiểu (điều gì đó)... Cái cớ sự được gọi là “mật” chỉ xảy ra khi người ta không thấy (điều gì đó)... Ta có thể tạm hiểu: Không hiểu gọi là bí, không thấy gọi là mật! Để con đường tu tập và giáo pháp không còn bí mật, người tu hành thành tựu Giáo tông sẽ giải quyết cớ sự bí, cho ra Thuyết thông... Thành tựu Tông thông sẽ giải quyết cớ sự mật, cho ra Tông thông! Vì thế, kinh Lăng Già Phật dạy: “Ta có hai thứ thông, Thuyết thông và Tông thông, thuyết dạy kẻ đồng mông, tông vì người tu hành...”. Tổ Huệ Năng cũng nói: “Thuyết thông và Tông thông, như mặt trời giữa hư không, duy truyền pháp kiến tánh, xuống thế phá tà tông...”. Thiết nghĩ, lời Phật (Vị khai sáng Phật đạo) và lời Tổ Huệ Năng (Vị Tổ cuối cùng được chánh truyền đạo ấy) đã nói lên sự quan trọng của Giáo tông và Tâm tông là như thế nào!?

“Chuyện trên mây” cuốn sách bao gồm 88 bài viết nhỏ của tác giả Lý Tứ viết về nhiều chủ đề khác nhau của đạo Phật như vô tu vô chứng, sở tri chướng, phiền não chướng, ăn chay hay ăn mặn v.v. Cuốn sách được chia thành rất nhiều bài nhỏ, mỗi bài nói về một vấn đề trong đạo Phật theo cách thú vị và hóm hỉnh mà vẫn sâu sắc của tác giả.

MỤC LỤC

Khai bút

1 Chúc mừng năm mới 2020

2 Bài thơ đầu năm

3 “Ăn chay” hay “ăn mặn”?

4 Chuyện về “vô tu − vô chứng”

5 Bát Nhã Tâm Kinh

6 “Độ ta” rồi mới “độ nàng”

7 Xô dẹp cái “ngã” (Lý Gia học tập)

8 Hai câu chuyện kể: 1. Cần có địa chỉ của người nhận; 2. “Vô Đối Môn” và “vàng”

9 Người bạn mới quen từ “Fanpage Lý Tứ”

10 “Bốn loại thiền” Phật dạy

11 Cảm hứng viết “Bài tráng ca bất tử”

12 Con chiên lạc bầy

13 Bảy câu hỏi về sách “Vô Đối Môn”

14 Lời tri ân “đến các vị trợ duyên năm xưa đã giúp Lý Tứ thấy được Phật đạo”

15 Cảnh báo “bọn sâu xâm hại vườn”

16 Sinh nhật Houston (USA)

17 Gợi ý lần 1 “Trò chơi trí tuệ kỳ 02/2019”

18 “Bình” và “luận”

19 Lão sư Trương Tam ‒ Những điều chưa kể

20 “Nhân quả” và “tham” trong Phật đạo

21 Có phải Phật đạo chủ trương “Triệt tiêu tất cả lòng tham”

22 Thể nhập đại đạo

23 Vấn nạn “phiền não chướng và sở tri chướng”

24 Giới thiệu mười một “bài kinh Phật”

25 Tâm sự của người ăn “lụ đạn”

26 Đẳng cấp và phong độ

27 Cảm xúc khi đọc các bài viết trả lời “Trò chơi trí tuệ” của HĐTM

28 Thực phẩm sạch

29 Kinh “thật” hay kinh “giả”

30 Tất cả chúng sanh đều có “Phật tánh” (Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh)

31 Thành viên trung kiên “ba cõi”

32 Tám câu hỏi về ba cuốn sách “Vô Đối Môn”, “Tâm pháp”, “Phật giáo và thiền” đã xuất bản

33 Học một điều để bớt ngu một điều

34 Khái quát về 37 Phẩm trợ đạo

35 Quả ngọt Lý Gia

36 Trao đổi về “ngũ trược”

37 Con đường đưa đến an vui, đến trí tuệ

38 Đạo “xuất thế” là gì?

39 Hữu sư trí và vô sư trí; nhập pháp giới; nhập thế!

40 Tản mạn về câu nói “Tam giới như nhà lửa”

41 Dừng phân biệt ‒ Điều không thể trở thành có thể!

42 Người tu hành lấy gì làm gốc?

43 Sự khác biệt giữa giác lực - huệ lực - bát nhã lực

44 Cây bồ đề của Lý Gia

45 Tản mạn chuyện “sống chết” (phần 1)

46 Tản mạn chuyện “sống chết” (phần 2)

47 Thơ ca thời dịch dật!

48 Cách ly “tâm” để trị bịnh “phiền não”

49 Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi

50 Mỉm cười trước cái chết

51 Phật đạo và con đường tiến hóa như pháp!

52 Kỷ niệm một mùa Phật đản

53 Phản hồi các bài viết từ “Lý Gia”!

54 Tri ân hạnh phúc

55 Chuyện bướm và tằm

56 Một phen giác ngộ

57 Viết cho những người bạn trẻ

58 Nhật kí một ngày

59 Chuyện đừng nên tin

60 Tu hành là làm cái chi

61 Hai anh “Quảng Nôm” luận bàn nghĩa “mạt pháp”

62 Hai anh “Quảng Nôm” bàn về xây dựng

63 Hai anh “Quảng Nôm” bàn chuyện sanh tử

64 Hai anh “Quảng Nôm” bàn chuyện đạo Phật và Phật pháp

65 Hai anh “Quảng Nôm” bàn luận tánh không

66 Hai anh “Quảng Nôm” bàn chuyện tu sửa

67 Hai anh “Quảng Nôm” bàn chuyện mần chi

68 Hai anh “Quảng Nôm” bàn về khác biệt

69 Hai anh “Quảng Nôm” luận về buông xả

70 Ba vị huynh đệ bàn chuyện xuất thế

71 Ba vị huynh đệ bàn chuyện đọc kinh

72 Ba vị huynh đệ luận về “ngã” và “vô ngã”

73 Ba vị huynh đệ luận về Phật tánh

74 Chuyện người và quỷ

75 Ba vị huynh đệ bàn về giác ngộ

76 Nhặt nhạnh

77 Ba vị huynh đệ luận về kinh Kim Cang

78 Ba vị huynh đệ luận về phước đức

79 Ba vị huynh đệ bàn về tam vô lậu học

80 Tản mạn về việc ăn độn

81 Ba vị huynh đệ bàn về lõi cây

82 Ba huynh đệ luận về “ngũ nhãn”

83 Ba vị huynh đệ luận về tâm và pháp

84 Ba vị huynh đệ luận về các tầng giác ngộ

85 Ba vị huynh đệ luận về tu tập

86 Ba vị huynh đệ luận về cực lạc

87 Trò chơi trí tuệ kỳ 12/2016: Về chánh tinh tấn

88 Trò chơi trí tuệ kỳ 04/2020: Giáo tông và tâm tông

Trích đoạn sách:

“ĐỘ TA” RỒI MỚI “ĐỘ NÀNG”

Câu chuyện xảy ra cách đây trên bảy năm, lúc ấy Lý Gia còn lèo tèo... HĐ (huynh đệ) chừng dăm ba chục!

Một hôm, mình và một vị HĐ còn rất trẻ rủ nhau đi nhâm nhi cà phê ở một quán cóc ven đường... Sau một hồi tâm sự, mình nhìn ra “một cọng tóc công đức” nổi lên từ tâm thức vị HĐ ấy! Thế là mình quyết định đưa vị HĐ này vào quỹ đạo!

Ngặt nỗi, tuy trước khi gặp mình, vị HĐ này cũng có thời gian chừng bốn năm năm tu tập, nhưng kiến thức Phật đạo thì rất tạp nhạp, lơ tơ mơ, hiểu đâu sai đó... Mà thời gian quen mình lại quá ngắn, chưa kịp trang bị cho bạn ấy các kiến thức cơ bản... Nhưng, nhờ vị bằng hữu này là một kĩ sư công nghệ, mình lập tức khai thác nhanh chuyên môn của bạn ấy!

Mình hỏi bạn ấy:

− Bạn giảng giải cho mình, nguyên lí thu phát tín hiệu của chiếc điện thoại di động là như thế nào, có được không?

Thế là bạn ấy thao thao bất tuyệt về công nghệ!

Mình lại hỏi:

− Bạn có bao giờ tự hỏi, vì sao chiếc điện thoại di động cũng thu phát tín hiệu mà vẫn bất động, an nhiên... Còn con người ta, khi thu và phát tín hiệu lại bị dao động và phát sinh phiền não hay không?

Bạn ấy cười và bảo:

 − Thầy so sánh thú vị thiệt, chuyện này con chưa từng nghĩ... Thầy phân tích cho con nghe đi!

Thế là cơ duyên đã đến, mình giảng giải cho vị ấy cơ chế sinh tâm, sinh pháp của một hữu tình! Mình hỏi vị ấy:

 − Như vậy, bạn có nhận ra sự khác biệt về cơ chế hoạt động khi thu phát tín hiệu của người và máy hay không?

Bạn ấy trả lời:

− Con đã mơ hồ hiểu ra điều gì đó!

− Thế, muốn thu phát tín hiệu một cách rõ ràng mà không phát sinh phiền não, theo bạn thì ta nên thế nào?

− Chỉ thu phát tín hiệu, nhưng tắt nguồn tâm thức!

− Ha ha ha ha! Bạn hay đó! Ngay tại thời điểm này, bạn có thể tắt cái “nguồn tâm thức lu bu” của mình được hay không?

Bạn ấy ngồi chiêm nghiệm một hồi, rồi trả lời:

− Thưa Thầy được! Nhưng còn chập chờn và hay bị nhiễu!

Mình nói với bạn ấy:

− Mình truyền cho bạn một câu chơn ngôn... Bạn hãy tắt nguồn tâm thức, đồng thời dùng câu chơn ngôn này để hộ trì, nhằm giúp tâm thức tịch diệt những chập chờn do nhiễu loạn từ thấy nghe gây nên!

Câu chơn ngôn đó là: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi... lại... sau”!

Bạn có nhớ câu chơn ngôn này không?

− Thưa Thầy con nhớ rất rõ!

− Nào! Ngay từ bây giờ, bạn thử áp dụng nguyên lí tắt nguồn tâm thức và hộ trì bằng câu chơn ngôn đó, xem nó ra sao!

Thế là bạn ấy chìm trong công việc của bạn ấy, mình thì lặng lẽ bỏ đi đến một quán cà phê khác để nhâm nhi một mình!

Trong lúc nhâm nhi tách cà phê bốc khói, mình thầm nghĩ:

 − May thiệt! Nếu bạn ấy làm tài khôn trong lúc trao đổi, đặt ra câu hỏi: “Tu là biến mình thành chiếc điện thoại di động hay sao hả Thầy!” Chắc chắn mọi thứ đã hỏng bét rồi, người không làm tài khôn cũng có cái lợi của nó!

Chừng một giờ sau, mình trở lại quán cà phê, vị HĐ ấy vẫn còn chìm trong bất động!

Mình đánh động vị ấy, và hỏi:

− Thế nào, khả quan không?

Vị ấy chợt tỉnh và nói:

− Rất tốt Thầy ơi! Gần như đã tịch diệt đến 90% lăng xăng, phiền não!

− Tốt lắm! Tốt lắm!... Bạn có cảm nhận rõ những gì xảy ra chung quanh hay không?

− Cảm nhận mọi thứ xảy ra chung quanh rất rõ, nhưng tâm thức vắng lặng, không chút muộn phiền!

 − Bạn có thể duy trì được không?

− Mỗi lúc một tốt hơn! Con nghĩ là được! Không thành vấn đề! –

... Chiều hôm đó, mình lại gặp bạn ấy, và bạn ấy đã thật sự bay vào quỹ đạo! Mình lại tiếp tục giúp bạn ấy “mở nguồn”! Kể lại câu chuyện này, mình chợt nhớ câu chuyện Ngài Xá Lợi Phất và người đệ tử trẻ trao đổi với nhau khi gặp người vót tên và con kênh dẫn nước trên đường đi khất thực, hình ảnh người vót tên và con kênh dẫn nước đã giúp vị đệ tử trẻ chứng quả Giải Thoát ngay tại thời điểm ấy!

Thế đấy các bạn! Công đức hội đủ, thời cơ chín muồi, thiện xảo phương tiện, v.v... nếu khéo biết tận dụng, có thể giúp người bay vào quỹ đạo xuất thế ngay hiện tiền không một chút khó khăn!

Đây cũng là lí do vì sao, các câu nói như: “Phật pháp bất ly thế gian pháp” hay “Nhất thiết pháp, giai thị Phật pháp” ra đời!

Câu này có nghĩa là, “tạp” hay “xảo” là do người sử dụng, một pháp tự bản chất của nó chẳng có tính chất thế gian hay xuất thế! Giống như con dao, thiện hay ác là do người sử dụng!

Hơn bảy năm trôi qua! Sau bảy năm miệt mài ôn luyện giáo pháp kể từ ngày đọc câu “thần chú tắt nguồn”, giờ đây vị HĐ của ngày ấy đã trưởng thành rất nhiều trong Phật đạo, không muốn nói, là một trong những HĐ kiệt xuất của chúng ta!

Các bạn!

Bài viết chỉ giúp các bạn tham khảo, để thấy sự diệu dụng từ câu nói: “Phật pháp bất ly thế gian pháp” của người xưa!

Khi chưa thông đạt giáo pháp, khi chưa biết tâm người, khi chưa thấy được lúc nào là thời cơ, khi chưa nắm vững kĩ thuật khai thị, khi chưa nhìn ra sợi tóc công đức của người nổi lên khi kẻ ấy bị chìm, v.v...

Xin các bạn “ĐỪNG DÙNG THỬ” câu chuyện này!; “DÙNG THỬ”, chẳng những nó không đem đến lợi ích, mà có thể khiến người phát sinh tà kiến!

“Độ ta xong, mới độ đến nàng...

Ta còn chìm nghỉm, đừng màng... độ... ai”! (08/07/2019)

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN