[ThaiHaBooks] CÙNG HEADSPACE ĂN CHÁNH NIỆM là cuốn sách hướng dẫn cách tìm ra cân nặng lý tưởng và quản lý nó trong chánh niệm. Ngoài ra, cuốn sách còn giúp thoát khỏi cái bẫy ăn kiêng vô tận bằng cách làm theo các bài tập đơn giản nhưng có khả năng thay đổi cuộc sống, phát triển những thói quen mới và cải thiện mối quan hệ giữa cơ thể và thức ăn.
Tác giả: Andy Puddicombe là một tác giả người Anh, diễn giả và là chuyên gia về thiền định, chánh niệm. Andy là tiếng nói của Headspace – là một tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý và sức khỏe toàn diện “dễ tiếp cận nhất thế giới”, đồng thời ông là một người dẫn chương trình và nhà văn tài năng.
Mục lục:
Chương 1: Ý nghĩ đầu tiên về thức ăn
Chương 2: Bức tranh toàn cảnh (to bự)
Chương 3: Lý do chúng ta cần ăn theo cách từ trước tới nay vẫn ăn
Chương 4: Kiểm tra thực phẩm Headspace: Bạn ăn như thế nào?
Chương 5: Động lực học của cơ thể (Bánh vòng)
Chương 6: Động lực học của tâm trí (Socola)
Chương 7: Kỹ thuật chánh niệm Take 10 của Headspace
Chương 8: Ăn chánh niệm (Phương pháp Headspace)
Chương 9: Kế hoạch 10 ngày của Headspace
Chương 10: Hướng dẫn dinh dưỡng bỏ túi của Headspace
Chương 11: Ăn chánh niệm là một lối sống
Trích đoạn nội dung:
Chúng ta đã trở nên mất kết nối với thực phẩm đến mức chúng ta bước vào siêu thị và mua những túi salad trái cây đẹp mắt được chuẩn bị sẵn, thịt và cá đã được tiệt trùng, và những hộp rau được bảo quản – tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta đã ăn từ khi còn nhỏ. Và đó được coi là thực phẩm “tốt”. Thường thì chúng ta thậm chí không biết tại sao chúng ta lại mua những thứ chúng ta mua, đó chỉ đơn giản là thói quen; chúng ta luôn làm điều gì đó. Hiếm khi chúng ta biết thực phẩm đến từ đâu, hoặc các thành phần đã tạo ra thành phẩm ấy. Dường như những chi tiết này không liên quan ngay tức thì đến kích thước vòng eo của bạn, nhưng như bạn sẽ thấy ở phần sau của cuốn sách, chúng thật sự đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, mặc dù
ăn chánh niệm bao gồm những hành động đơn giản như sống ở hiện tại, không bị phân tâm và thoải mái trong khi ăn, nội hàm của nó lại rộng hơn nhiều. Bởi vì nếu lần lại những chuyện đã xảy ra, bạn sẽ dễ dàng thấy rằng tiềm năng thay đổi bắt đầu sớm hơn rất nhiều. Nó bắt đầu khi bạn với tay lấy thức ăn, khi bạn chuẩn bị đồ ăn, có thể là khi bạn nấu ăn hoặc mua thực phẩm. Nó bắt đầu khi bạn ngồi và chuẩn bị tinh thần lên danh sách mua sắm, khi bạn đưa ra quyết định mua thứ gì đó dựa trên mong muốn, thói quen hoặc một quảng cáo thoáng qua về một chương trình ưu đãi đặc biệt. Đó là quãng đường chúng ta cần phải truy ngược lại để xem những suy nghĩ ban đầu đó, sự hình thành của cảm giác khiến chúng ta ăn những thứ mà chúng ta ước rằng mình đã không ăn quá nhiều.
— Chương 1: “Ý nghĩ đầu tiên về thức ăn”, tr.44–45
Công ty Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!