Hiromi Yamasaki

Đắc nhân tâm nơi công sở

Tác giả: Hiromi Yamasaki   |   Tủ sách: Phát triển bản thân, V-Biz
47,200₫ 59,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 11,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Đời sống công việc mang đến cho chúng ta không ít muộn phiền. Trải qua quá trình xin việc gian nan, dù vào được công ty mong muốn nhưng công việc không thuận lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp không tốt. Khi đi học, bạn có thể chọn bạn để chơi nhưng khi đi làm, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Chốn công sở là nơi tập hợp vô số kiểu người, khác thế hệ, khác tính cách, khác cả môi trường giáo dục. Chắn chắn khi làm việc cùng họ, bạn ít nhiều sẽ bị căng thẳng. Khi đó, bạn có định chiến đấu với cảm xúc tiêu cực và giải quyết nỗi căng thẳng không? Nếu bạn vẫn đang gặp những phiền muộn trong các mối quan hệ nơi công sở và cũng chưa tìm ra phương pháp thì hãy tìm đọc Đắc nhân tâm nơi công sở - cuốn sách sẽ giới thiệu cho bạn bí quyết giao tiếp thông minh đã áp dụng với hơn 50 nghìn người, giúp bạn quản lý hiệu quả các mối quan hệ tại nơi làm việc – từ đồng nghiệ, cấp trên đến đối tác, khách hàng… Với những hình ảnh minh họa sinh động và bài tập thực tiễn, cuốn sách sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm vững và ứng dụng thuật xử thế nơi công sở.

Mục lục:

Lời nói đầu

1. Mỗi người sở hữu một phong cách khác nhau 2. Cảm giác an tâm thôi thúc con người hành động 3. Tận dụng điểm mạnh, phát huy tinh thần làm việc nhóm 4. Phát triển tiềm năng khi kết hợp với người khác 5. Khéo léo đồng hành cùng cảm xúc 6. Đồng hành cùng bản thân ở hiện tại

Lời cuối

Thông tin tác giả:

Hiromi Yamasaki sinh năm 1971 tại tỉnh Shizuoka, Nhật bản và là một chuyên gia đào tạo kỹ năng giao tiếp. Sau khi sinh con, cô mở một khóa học dành cho các mẹ bỉm sữa thân thiết với mình mang tên “Chương trình hỗ trợ sinh động các bà mẹ” (tên thường gọi MamaikHiromi Yamasaki i). Khóa học này nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Nhật. Mùa xuân năm 2016, tác giả được mời đến Hồng Kông và Thái Lan cũng như nhiều lần xuất hiện trên tạp chí và ti vi. Những năm gần đây, nhờ học viện giới thiệu, Hiromi Yamasaki nhận được nhiều lời mời về đào tạo doanh nghiệp hay diễn thuyết, và tầm ảnh hưởng của cô không ngừng mở rộng.

Trích đoạn sách:

Mỗi người đều sở hữu một phong cách khác nhau

Khi đan tay vào nhau, có người để ngón trỏ tay phải ở trên nhưng có người lại để ngón trỏ tay trái ở trên. Hãy thử đan tay theo cách ngược lại. Cảm giác có gì đó không thuận phải không? Bởi đó là “phong cách” của bạn.

Mỗi người đều có một phong cách riêng, và chúng ta sẽ sống theo phong cách này. Khi đi giày, bạn xỏ chân phải hay chân trái trước; khi tắm bồn, bạn kỳ cọ phần nào trên cơ thể trước... Chắc chắn mỗi ngày bạn đều làm theo một cách giống nhau. Nhưng bình thường do hành động trong vô thức nên chúng ta không để ý và lưu lại trong ký ức.

Mỗi người có một phong cách khác nhau. Ở đầu buổi học, tôi thường bảo các học viên: “Bây giờ, thành viên mỗi đội hãy giới thiệu bản thân. Các bạn quyết định thứ tự giới thiệu nhưng không chơi oẳn tù tì nhé.” Và có ba kiểu người xuất hiện.

Đầu tiên là người tích cực nhận lấy trách nhiệm tiên phong: “Mình sẽ làm trước!”

Tiếp theo, người giỏi sắp xếp nhóm theo đặc điểm đưa ra ý kiến: “Xếp theo thứ tự bảng chữ cái đi!”, “Bắt đầu từ người ở xa đây nhất thì sao?”

Cuối cùng là người thụ động, họ không đóng góp ý kiến và chờ người khác phân chia hộ.

Bạn thuộc phong cách nào? Trừ phi bạn ý thức và cố gắng thay đổi, nếu không, dù ở đâu bạn vẫn chỉ thuộc một phong cách. Chắc chắn người thụ động không thể đột nhiên chuyển sang phong cách khác trong cuộc họp.

Ngoài phong cách hành động, bạn còn có phong cách tư duy và phong cách cảm xúc.

Phong cách tư duy: Tư duy hướng tới tương lai và tư duy hiện tại

Phong cách tư duy là gì? Hồi con trai tôi học tiểu học, tôi thường cùng cháu xem phim hoạt hình. Khi nhân vật chính của bộ phim nói: “Cuộc đời chỉ có một! Cứ làm những việc mình muốn, không cần suy tính trước sau,” tôi đã nghĩ “Thực sự tuyệt vời!”

Tuy nhiên, con trai tôi ngồi bên lại nói: “Mẹ à, người này không tốt nhỉ. Nếu cứ làm mà không suy tính trước sau thì sẽ làm phiền đến người xung quanh mà?”

Vì không hề nghĩ như thế nên tôi rất đỗi kinh ngạc. Con trai tôi thuộc típ người biết xem xét xung quanh trước khi hành động. Còn tôi lại nghĩ xem bản thân muốn làm gì trước tiên. Ngay cả cha mẹ và con cái sống với nhau hơn mười năm vẫn có phong cách tư duy khác nhau.

Ở chốn công sở cũng vậy.

Ví dụ, cách suy nghĩ đối với công việc cũng chia làm hai loại. Khi “tư duy hướng tới tương lai,” bạn đưa ra tầm nhìn trong tương lai của bản thân như “ba năm, năm năm hay mười năm sau muốn trở thành...” và phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu. Khi “tư duy hiện tại,” bạn lại nghĩ rằng công việc khiến bản thân thấy thoải mái là lý tưởng nhất, như: thấy vui vẻ khi làm việc cùng đồng nghiệp này, hoàn thành tốt công việc được giao phó...

Tôi thuộc típ người “tư duy hiện tại”. Khi bắt đầu khóa học, tôi chưa một lần nghĩ rằng “mười năm sau muốn lên ti vi hay xuất bản sách”. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tôi thấy hứng thú với giao tiếp và đào tạo. Sau khi nghe tôi truyền đạt, học viên trở nên hào hứng và hạnh phúc hơn, tôi mong muốn được ngắm nhìn gương mặt rạng rỡ ấy. Kết quả, tôi đã gắn bó với công việc hiện tại được 12 năm. Đây là những lời tâm sự từ tận đáy lòng tôi.

Không có kết luận liệu “tư duy hướng tới tương lai” hay “tư duy hiện tại” đúng hơn. Đó chỉ là phong cách tư duy của mỗi người.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN