Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh   |   Tủ sách: V-Buddhism
63,200₫ 79,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 15,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[Thaihabooks] Suối nguồn phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.

Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào. Cố nhiên con người giác ngộ sẽ không những không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh mà còn không bị dính vào những cố chấp có tính cách tri thức như quan điểm và sự phân biệt nhân ngã nữa. Đó là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát mà kinh Kim Cương Bát Nhã đã diễn tả trong rất nhiều đoạn.

Bàn luận đến đề tài đem đạo Phật đi vào cuộc đời, chúng ta phải ý thức được những điểm trên của giáo lý tức là các nguyên lý vượt lên, dấn thân và vô trước, thì mới có thể tránh khỏi được những sai lạc căn bản.

Ngay cái mệnh đề đạo Phật đi vào cuộc đời cũng đã không được ổn thỏa, bởi vì phân tích nó ta sẽ có cảm tưởng đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và vì vậy cần phải đem nó đi vào trong cuộc đời. Sự thực thì không phải như vậy. Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời. Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ.

Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống, chừng đó ta mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời.

Sinh lực ấy được nhận thức qua những dấu hiệu sau đây mà chúng tôi xin lần lượt trình bày: 1. Sự hiện diện vô hành của đạo đức

2. Sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức

3. Sự hiện diện hữu hành của đạo đức

MỤC LỤC:

  • Đạo Phật đi vào cuộc đời                  7
  • Nói chuyện về vấn đề đóng góp      62
  • Đức Phật của thế kỷ chúng ta         82
  • Để thiết lập đối thoại                      112
  • Đi tìm Prajnapti cho thời đại          128
  • Chính trị và tôn giáo                      141
  • Đạo Phật - Con đường thực nghiệm tâm linh     156
  • Người trí thức và đạo Phật                                 166
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN