[ThaiHaBooks] "Dạy trẻ biết đọc sớm" đưa ra những kỹ năng cơ bản giúp bé có khả năng đọc thông thạo. Cuốn sách giải thích cách bắt đầu và mở rộng chương trình học đọc, cách tạo ra và sắp xếp các “nguyên liệu” cần thiết và cách phát triển đầy đủ hơn tiềm năng học đọc của con bạn.
Nếu bạn tin rằng giáo dục từ sớm là vô cùng quan trọng, hãy đọc cuốn sách này. Nếu bạn cho rằng trẻ nhỏ cứ ăn được ngủ được là tốt rồi, đã biết gì mà học, bạn càng nên đọc cuốn sách này.
Glenn Doman và Janet Doman, 2 tác giả của những cuốn sách dành cho cha mẹ bán chạy nhất tại Mỹ, đã chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng. Những công trình khảo sát đặc biệt đã cho thấy trẻ em từ 0 đến 6 tuổi có thể học tốt và nhanh hơn những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Với tư cách là sáng lập viên của Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người, Glenn Doman đã lập nên những chương trình giáo dục tại nhà mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể áp dụng cho con cái mình.
"Dạy trẻ biết đọc sớm" đưa ra những kỹ năng cơ bản giúp bé có khả năng đọc thông thạo. Cuốn sách giải thích cách bắt đầu và mở rộng chương trình học đọc, cách tạo ra và sắp xếp các “nguyên liệu” cần thiết và cách phát triển đầy đủ hơn tiềm năng học đọc của con bạn.
Bằng cách làm theo những chương trình học hàng ngày rất vui vẻ, dễ chịu và tràn đầy tình yêu thương này, bạn có thể giúp con mình trải nghiệm niềm vui khi học đọc – như hàng triệu em bé trên thế giới này.Khi dạy trẻ biết đọc sớm, bạn đã mang lại cho con mình một lợi ích đầy quyền năng theo suốt cuộc đời béKhi cha mẹ hiểu con mình phát triển như thế nào, họ có thể trở thành những bậc cha mẹ tốt đối với con cái họ. Và trên tất cả, điều tuyệt vời nhất là chương trình thú vị và hấp dẫn này sẽ mang cha mẹ và con cái đến gần nhau hơn, thiết lập một mối quan hệ học hỏi và yêu thương lâu bền, theo bé đến hết cuộc đời.
Sách được phát hành cùng bộ với cuốn Dạy trẻ thông minh sớm, cũng là một thành công vang dội của Glenn Doman và Janet Doman. Lần đầu tiên được xuất bản năm 1964, gần 50 năm đã trôi qua, những điều được viết trong cuốn sách đã được bao nhiêu thế hệ cha mẹ biến thành hiện thực và chứng minh tính đúng đắn của nó. Cuốn sách này giờ đây vẫn cực kỳ quan trọng với thế hệ những ông bố bà mẹ trẻ, những người luôn coi con cái mình là ưu tiên hàng đầu.
Thông tin tác giả:
Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lý trị liệu vào năm 1940 tại Đại học Pennsylvania. Từ đó, ông bắt đầu trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Vào năm 1955, ông thành lập Viện nghiên cứu các Thành tựu Tiềm năng Con người tại Philadelphia, bang Pennsylvania. Doman còn là tác giả ăn khách của bảy cuốn sách, trong đó có How to teach your baby to read (Dạy trẻ biết đọc sớm), How to teach your baby math (Dạy bé học Toán như thế nào?) và How to multiply your baby’s intelligence (Giúp bé phát triển trí tuệ như thế nào?).
Janet Doman là Giám đốc của Viện nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người, cô cũng chính là con gái của Glenn Doman. Cô lớn lên tại Viện và tham gia vào các hoạt động giúp đỡ trẻ bị tổn thương về não khi mới chỉ chín tuổi. Sau khi hoàn thành chương trình học tại Đại học Pennsylvania, Janet đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp tạo nên “các bậc cha mẹ tuyệt vời nhất trên thế giới”, bà giúp họ khám phá tiềm năng to lớn của con cái mình và cả tiềm năng trở thành các nhà sư phạm tuyệt vời của chính họ nữa.
MỤC LỤC:
Lời giới thiệu cho lần tái bản thứ ba
Lời tựa
Đôi lời nhắn gửi các bậc phụ huynh
Tommy và những phát hiện thú vị
Trẻ nhỏ muốn học đọc
Trẻ nhỏ có thể học đọc
Trẻ nhỏ đang học đọc
Trẻ em nên học đọc từ khi còn rất nhỏ
Ai là người có vấn đề? Những người đọc sách hay những người không đọc sách?
Nên dạy trẻ đọc như thế nào?
Độ tuổi nào thích hợp nhất để bắt đầu?
Ý kiến của các bà mẹ
Sự sum vầy
Lời cảm ơn
Về tác giả
Sách cùng tác giả dành cho các bậc cha mẹ
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, một nhà khoahọc lại không tò mò bằng một đứa trẻ từ 18 tháng tuổi đến 4 tuổi. Người lớn chúng ta mắc căn bệnh tò mò với mọi thứ và đó là nguyên nhân thiếu khả năng tập trung.
Tất nhiên, chúng ta quan sát trẻ rất kĩ nhưng không phải lúc nào cũng hiểu được hết những hành động của chúng. Đối với một vấn đề, mọi người thường dùng nhiều từ ngữ khác nhau cứ như thể chúng giống nhau vậy. Học và giáo dục là những từ như thế.
Một tạp chí hàng tuần của Mỹ, ấn bản tại New York. Theo American College Dictionary, từ học có nghĩa là: 1. “có được kiến thức nào đó bằng cách học, chỉ dẫn hoặc trải nghiệm...”. Còn từ giáo dục thì có nghĩa: “1. phát triển khả năng bằng dạy học, hướng dẫn hoặc đến trường học..., và 2. cung cấp nền giáo dục cho ai; cho ai đi học...”
Nói cách khác, học là quá trình của một người nếu muốn có được kiến thức, trong khi giáo dục lại là quá trình học được hướng dẫn bởi giáo viên hay trường lớp. Dù mọi người đều biết điều này, nhưng hai quá trình này thường bị cho là một.
Vì thế đôi khi chúng ta cảm thấy rằng, độ tuổi đi học chính thức là 6 nên quá trình học – quá trình quan trọng hơn nhiều cũng sẽ bắt đầu ở độ tuổi này.
Sự thật thì không phải như vậy.
Sự thật là một đứa trẻ bắt đầu học ngay từ khi sinh ra. Đến năm 6 tuổi trẻ bắt đầu đến trường, trong khi đã
tiếp thu những bài học thú vị, sự thật và có lẽ còn nhiều hơn những gì trẻ sẽ học trong suốt cuộc đời. 6 tuổi, trẻ đã học được hầu hết những điều cơ bản về bản thân mình và gia đình. Trẻ cũng biết về hàng xóm và các mối quan hệ, về thế giới xung quanh và mối liên quan với nó cùng vô số những sự kiện không thể đếm được khác. Điển hình nhất là, trẻ đã học được một thứ tiếng và thậm chí còn hơn cả một (cơ hội này rất ít vì trẻ chỉ có thể học tốt một thứ tiếng khác sau 6 tuổi).
Tất cả những điều này được trẻ tiếp thu trước khi tới trường.
Nếu được khuyến khích và đánh giá cao, quá trình học trong giai đoạn này sẽ diễn ra với tốc độ không thể tin được.
Chúng ta có thể làm mất đi khả năng học hỏi của trẻ bằng cách cô lập chúng. Đôi lúc chúng ta vẫn đọc
thấy có trường hợp một cậu bé 13 tuổi được tìm thấy bị xích ở chân giường và người ta cho rằng cậu bé đó rất ngu ngốc. Trường hợp có thể ngược lại. Có vẻ như cậu ta ngốc thật vì cậu ta bị xích ở chân giường. Nhưng để nhận thức được vấn đề này chúng ta cần thấy rằng chỉ có những bố mẹ bị rối loạn tâm thần mới xích con như vậy. Bố mẹ xích con vì họ bị tâm thần và kết quả là trẻ sẽ bị tổn thương vì bị chối bỏ cơ hội được học.
Chúng ta có thể loại bỏ khao khát học của trẻ bằng cách giới hạn những gì trẻ được trải nghiệm. Thật không may là gần như cả thế giới đều làm điều này bằng cách hạ thấp tất cả những gì trẻ có thể học.
Chúng ta có thể tăng khả năng học của trẻ một cách đáng kể chỉ bằng cách đơn giản là loại bỏ các rào cản mà chúng ta đã áp đặt lên trẻ.
Chúng ta còn có thể nhân lượng kiến thức trẻ tiếp thu và khả năng của trẻ lên nhiều lần nếu biết đánh giá
cao khả năng học và cho trẻ cơ hội đồng thời khuyến khích trẻ học.
Trong lịch sử đã có nhiều trẻ bị cách ly, nhưng cũng có nhiều trường hợp dạy trẻ con đọc và làm nhiều điều tuyệt vời khác bằng cách đánh giá cao và khuyến khích trẻ. Trong tất cả những trường hợp ấy, chúng ta đều thấy rằng kết quả của những việc làm như thế là trẻ học được vô số điều tuyệt vời và trẻ sẽ trở thành những người biết cách cân bằng và rất thông minh.
Chúng ta nên nhớ rằng những trẻ này không phải là thông minh sẵn có rồi người lớn trao cho chúng cơ hội được học, thay vào đó bố mẹ chúng chỉ cung cấp nhiều thông tin hết mức có thể cho trẻ ở giai đoạn đầu đời.
Hãy quan sát kĩ một đứa bé 18 tháng và xem nó làm gì.
Đầu tiên nó làm mọi người xao lãng.
Vì sao lại như vậy? Vì nó muốn tiếp tục tò mò. Nó không thể bị ngăn cản, kỉ luật hay kìm hãm mong muốn được học, dù chúng ta cố gắng thế nào đi chăng nữa – và chắc chắn chúng ta phải rất cố gắng.
Đứa bé muốn biết về cái đèn và tách café, về cái chao bóng đèn điện, về tờ báo... về tất cả mọi thứ trong phòng – nghĩa là nó có thể chạm vào bóng đèn, làm đổ cốc café, cho tay vào chao đèn và xé toạc tờ báo.
Nó đang học hỏi một cách tự nhiên và chúng ta không thể ngăn cản.
Từ cách trẻ làm, chúng ta kết luận rằng trẻ rất hiếu động và không thể tập trung chú ý, trong khi sự thật
đơn giản chỉ là trẻ chú ý đến mọi thứ. Trẻ rất tỉnh táo khi học hỏi về mọi thứ xung quanh. Trẻ nhìn, nghe, cảm nhận, ngửi và nếm. Chẳng còn cách nào khác để học ngoài việc trẻ sử dụng cả năm cách này.
Trẻ nhìn thấy chiếc đèn nên kéo nó xuống để cảm nhận, nghe, ngửi và nếm nó. Hãy cho trẻ cơ hội, trẻ sẽ
làm tất cả những động tác này với cái đèn và cũng tương tự với các đồ vật khác trong phòng. Trẻ đang cố gắng hết sức để học và tất nhiên chúng ta cũng đang cố gắng hết sức để ngăn trẻ vì quá trình học này phải trả giá bằng nhiều thứ.
Những ông bố bà mẹ chúng ta đã nghĩ ra một vài biện pháp để đối phó với sự tò mò của trẻ và thật không
may là hầu hết những biện pháp đó lại đều đánh mất khả năng học của trẻ.
Biện pháp phổ biến đầu tiên là đưa cho trẻ một đồ chơi nào đó mà trẻ không thể làm vỡ được. Thông thường có thể là một cái xắc xô màu hồng rất đẹp, hoặc cũng có thể là một đồ chơi gì đó phức tạp hơn. Khi nhìn thấy, trẻ lập tức chú ý vào đồ chơi (đó là lí do tại sao đồ chơi thường có màu sáng), lắc lắc để xem có phát ra tiếng kêu gì không (vì thế mà xắc xô có tiếng kêu), cảm nhận nó (vì thế mà đồ chơi không có cạnh sắc nhọn), nếm nó (nên sơn trên đồ chơi không độc) và thậm chí là ngửi nó (chúng ta vẫn chưa biết được đồ chơi phải có mùi gì vì thế nên chúng ta không ngửi). Quá trình này của trẻ chỉ diễn ra trong khoảng 90 giây.
Giờ thì trẻ đã biết tất cả những gì muốn biết về đồ chơi này và bắt đầu chuyển sang cái hộp đựng. Trẻ thấy cái hộp cũng thú vị như cái đồ chơi vậy, và tìm hiểu về cái hộp ấy – đó là lí do tại sao chúng ta nên mua đồ chơi để trong hộp. Quá trình này có thể cũng sẽ mất 90 giây.
Thực tế là trẻ chú ý đến cái hộp nhiều hơn là đến đồ chơi. Vì trẻ được phép làm hỏng cái hộp và có thể còn biết cái hộp làm từ gì. Đây là ưu điểm mà trẻ không có được khi khám phá đồ chơi vì nếu làm hỏng đồ chơi thì khả năng học của trẻ tất nhiên sẽ giảm.
Vì thế việc mua đồ chơi đựng trong hộp dường như là cách tốt để làm tăng gấp đôi khả năng chú ý của trẻ.
Nhưng liệu chúng ta có cho trẻ cơ hội được làm quen với nhiều vật dụng như vậy không? Câu trả lời thường là không. Nói ngắn gọn, chúng ta phải kết luận rằng khả năng chú ý của trẻ liên quan đến số lượng đồ chúng ta đưa trẻ học hơn là để cho trẻ tin như chúng ta vẫn thường làm, và trẻ có thể sẽ chú ý rất lâu.
Nếu quan sát một đứa trẻ, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ như vậy. Thế nhưng, với rất nhiều ví dụ đập vào
mắt như thế nhưng chúng ta vẫn thường đi đến kết luận rằng khi trẻ không chú ý lâu nghĩa là trẻ không thông minh. Điều suy luận này có nghĩa là trẻ (cũng giống như nhiều trẻ khác) không thông minh vì còn quá bé. Nhưng tự hỏi kết luận này của chúng ta là như thế nào nếu bắt gặp một đứa bé 2 tuổi ngồi chơi xắc xô một mình trong góc nhà suốt năm tiếng đồng hồ. Có lẽ bố mẹ của những trẻ như thế sẽ buồn lắm.
Phương pháp phổ biến thứ hai mà người lớn thường hay sử dụng là cho trẻ vào một cái cũi đồ chơi.
Thực ra thì cái cũi đồ chơi cũng chỉ là một cái cũi. Chúng ta nên tìm hiểu về những đồ như thế này và
đừng nói rằng “Hãy mua cho con mình một cái cũi đồ chơi”. Hãy nói sự thật và thừa nhận rằng chúng ta mua cho chính mình.
Có một bộ phim hoạt hình, bà mẹ ngồi trong một cái cũi đồ chơi, đọc truyện và cười mãn nguyện trong khi đứa con ở ngoài không thể đến gần mẹ. Bộ phim hoạt hình này ngoài yếu tố hài hước còn nhắn gửi một sự thật khác: người mẹ đã biết về thế giới có thể bị cách ly trong khi đứa trẻ ở ngoài vẫn còn nhiều thứ phải học và có thể tiếp tục quá trình khám phá của mình.
Chỉ rất ít bố mẹ nhận ra rằng một cái cũi đồ chơi thật sự có giá như thế nào. Cái cũi không chỉ cản trở khả năng tìm hiểu thế giới của trẻ mà một điều hiển nhiên là nó còn cản trở sự phát triển thần kinh do giới hạn khả năng bò của trẻ (một quá trình rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường). Điều này dẫn tới sự phát triển tầm nhìn, khả năng dùng tay, hoạt động giữa tay và mắt và nhiều hoạt động khác cũng bị hạn chế.
Chúng ta thường tự thuyết phục mình rằng mua cũi để bảo vệ trẻ khỏi bị đau nếu không may nhai phải dây điện hay bị ngã. Thực ra, chúng ta đang nhốt trẻ lại để không phải đảm bảo là trẻ đang an toàn. Chúng ta là những người khôn nhỏ nhưng dại lớn.
Không biết là thông minh đến chừng nào nếu chúng ta sắm cho trẻ một cái cũi để cho trẻ bò và học trong suốt những năm tháng quan trọng của cuộc đời trong không gian chỉ dài 3,6m và rộng hơn 5m. Với một cái cũi như vậy, trẻ chỉ có thể bò theo một đường thẳng 3,6m trước khi nhận ra mình đã ở đầu bên kia. Một chiếc cũi như thế tất nhiên là cũng thuận tiện với bố mẹ vì nó chỉ tốn diện tích một góc nhà.
Chiếc cũi được sử dụng làm công cụ cản trở việc học của trẻ và không may là nó lại hiệu quả hơn nhiều so với sắc xô vì sau khi mất 90 giây để xem các đồ chơi mẹ đưa cho, trẻ sẽ ném nó đi.
Vì thế chúng ta đã thành công trong việc không cho trẻ phá đồ (cũng là một cách trẻ học). Cách tiếp cận này sẽ khiến trẻ thiếu khả năng suy nghĩ, học hỏi và cũng sẽ không thể kéo dài được lâu do chúng ta không thể chịu nổi tiếng trẻ kêu gào đòi ra; hoặc là, cứ giả sử chúng ta có thể chịu đựng được thì đến khi trẻ đủ cao để trèo ra ngoài và lại tìm kiếm những điều mới mẻ thì sao?
Vậy thì tất cả những điều trên đây có ám chỉ rằng chúng ta nên để trẻ làm vỡ cái đèn? Cũng không hẳn.
Những điều này chỉ có nghĩa là chúng ta đang thiếu tôn trọng khao khát được học của trẻ, bất chấp tất cả những dấu hiệu rõ ràng mà trẻ đã bộc lộ rằng trẻ muốn được học tất cả mọi thứ, càng nhanh càng tốt.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!