[Thaihabooks] Trẻ con sẽ lớn lên giống cha mẹ, người dạy dỗ chúng. Chính vì vậy, chúng có thể đi theo cả chiều hướng tốt lẫn chiều hướng xấu, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ.
Không cần làm điều gì đặc biệt. Tôi chưa bao giờ nói với con: “Con phải làm như thế này”. Thay vì lúc nào cũng nghĩ con học cái gì, học như thế nào là tốt, tôi thường cân nhắc và ưu tiên lựa theo cá tính của các con. Hầu như các bố mẹ hiện nay rất bối rối về việc có nên cho con học nhiều hay không, và thấy cảnh con cái mình phải chạy xô mỗi ngày cho các môn học. Bất lực trước hình ảnh đó. Nên hay không nên, dường như đó đã là một vấn đề lớn đáng được quan tâm hiện nay.
Học việc cả đời, thường xuyên và liên tục
- Thẳng tiến hướng tới mục tiêu mình muốn trở thành trong tương lai.
- Tích góp và học lại kinh nghiệm thực tế trong xã hội.
- Nếu có ý chí muốn học thì lúc nào cũng có cơ hội.
Ở Mỹ, suy nghĩ cho rằng bất cứ lúc nào con người có ý nghĩ “muốn học” đều có thể quay lại học là hết sức phổ biến. Có nhiều người, sau khi ra ngoài xã hội, tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế rồi đã quay trở lại tiếp tục học lên cao học, trường kinh doanh hay trường luật. Họ đặt ra hình ảnh mà mình muốn trở thành trong tương lai, xác định xem mình nên rèn luyện năng lực gì để có thể thực hiện nó. Dù bao nhiêu tuổi nhưng nếu có chí tiến thủ, họ đều có thể học ở trường cao đẳng cộng đồng hoặc học ở trình độ cao hơn để nâng cao khả năng còn thiếu hụt.
Ai cảm thấy bế tắc trong công việc hoặc nghĩ đến việc thăng tiến sẽ dùng tiền đã tiết kiệm được trong quá trình làm việc để học lên cao hơn. Ở Mỹ, cũng có không ít thầy cô giáo vừa dạy học, vừa tiếp tục học đại học.
Có ít người học đại học ngay từ đầu là vì như vậy sẽ rất tốn kém. Ngoài ra, mọi người đều biết rằng nếu không có kinh nghiệm xã hội thực tế ở một mức độ nhất định thì sẽ không thể phát huy được đúng những gì đã học.
Để có thể làm việc ở lĩnh vực mà mình phát huy điểm mạnh, để thực hiện được mong muốn của bản thân, “nếu thấy cần thiết thì dù đã đi làm, ai cũng có thể quay lại trường đại học và cơ quan nghiên cứu bởi học là việc cả đời, liên tục, đừng bị quan điểm “học xong rồi mới đi làm” trói buộc, khiến chúng ta không được tự do sáng tạo khi tham gia các khóa học và tự tin bước vào đời.
Hiện nay, không ít người đánh giá người khác qua bằng cấp hay trường họ đã theo học. Nhưng việc học không phải chỉ để “tăng thêm giá trị” nhờ có trình độ học vấn cao hay đã học ở trường nổi tiếng. Chỉ khi trình độ học vấn thể hiện ra được qua thành tích “làm được gì” thì lúc đó nó mới có ý nghĩa.
Giáo dục không nên và không được mang tính hình thức mà phải thực chất. Nếu nghĩ cho tương lai của con cái thì chính lúc này đây, cha mẹ cần có các hoạt động giao lưu giáo dục quốc tế. Cha mẹ đừng quên rằng: nhận ra được thực tế là mục đích mà mình tiến tới đã bắt đầu thay đổi chính là bước đi đầu tiên giúp con mình có được hạnh phúc.
Mục lục:
Mở đầu: Không cần thúc ép "Hãy học đi!"
Phần 1: Xây nền tảng giúp con ham học
Phần 2: Quan điểm nuôi dạy con của cha mẹ giúp khơi dậy niềm đam mê ở trẻ
Phần 3: Nghệ thuật giao tiếp của cha mẹ giúp con phát triển
Kết luận: Những việc có thể làm để nuôi dưỡng tính tự lập
Lời kết
Giới thiệu tác giả:
Morita Tomoyo từng là giáo viên phổ thông trung học, 15 năm quản lý trường ngoại khóa tại tỉnh Aichi từ năm 1975. Được đánh giá là “trường học thêm rất vui”, “kết quả học tập có tiến bộ”, là trường dạy thêm rất phát triển với hơn 1.600 em học sinh các cấp tiểu học và trung học từng đến học. Năm 1989, để tìm hiểu sâu hơn về giáo dục của nước ngoài, bà đã bàn giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm, đưa cả gia đình sang Mỹ và sống tại vùng vịnh San Fransisco. Sau khi cho ba đứa con tốt nghiệp cao học đại học Havard, bà đã về Nhật năm 2009, kết thúc 20 sinh sống tại Mỹ.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!