[ThaiHaBooks] Năm 11 tuổi, Greta bị kết luận mắc chứng bệnh Asperger. Những người mắc hội chứng Asperger thường hứng thú rồi bị ám ảnh bởi một vấn đề cụ thể nào đó đến mức không thể thoát ra được. Phần lớn chúng ta ngày nào cũng bị quá tải với đủ loại những câu chuyện, thông tin và tin tức khác nhau. Chúng tác động lên chúng ta, ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta và làm chúng ta lo lắng. Tuy nhiên, chúng ta gần như lãng quên rất nhanh bởi chúng ta bận đắm chìm vào những công việc riêng của mình. Mỗi chúng ta đều đã từng có suy nghĩ thực sự quan ngại về vấn đề ô nhiễm. Vậy mà cuối cùng chúng ta vẫn không thể tiết giảm được những tiêu thụ của mình để làm sao gìn giữ môi trường. Nhưng mang trng mình hội chứng Asperger, Greta không thể làm được điều đó. Với những người mắc hội chứng này, họ quan niệm đen là đen mà trắng là trắng, đúng là đúng mà sai là sai, bạn không thể nói ô nhiễm là sai rồi lại tiếp tục gây ô nhiễm lên hành tinh trong cuộc sống hàng ngày.
Trong một tiết học, cô giáo có cho cả lớp của Greta xem một bộ phim tài liệu về ô nhiễm rác thải nhựa trên đại dương. Trong phim, những chú gấu Bắc cực đang đang bị chết đói còn những động vật khác lâm vào cảnh khốn cùng. Giống như tất cả các bạn trong lớp, Greta vô cùng xúc động và vô cùng lo lắng. Cô bé khóc từ đầu tới cuối bộ phim. Tuy nhiên, khi bộ phim kết thúc và đèn được bật lên, các bạn bắt đầu nghĩ về những điều khác: trò chơi trong giờ giải lao hay những việc sau khi đi học về và làm bài tập, thì Greta lại không thể bình thường được, những hình ảnh về hành tinh chìm trong rác thải nhựa đã dính chặt vào đầu cô bé và không chịu biến đi!
Chính những ám ảnh không thể thoát ra được đã khiến cô bé có các hành động như nghỉ học trong những ngày bầu cử trước tòa nhà quốc hội với tấm biến: Bãi khóa vì khí hậu. Từ hoạt động biểu tình chỉ có một mình mình mà sau 1 thời gian ngắn, cô bé đã đưa cuộc biểu tình của mình ở Thụy Điển đến căn phòng nơi những nhà lãnh đạo quốc tế tụ họp. Cô bé đi đến Katowice ở Ba Lan để tham dự Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc vào tháng Mười hai năm 2018 và đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào tháng Một năm 2019. Tại đây, cô bé đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng: “Cháu không cần hy vọng, cháu cần mọi người hoảng sợ”. Năm 2019, cô bé hoàn toàn không đi học để tiếp tục chiến dịch của mình, tham dự các hội nghị quan trọng, tham gia các cuộc biểu tình của học sinh trên toàn thế giới, và đi thuyền từ châu Âu đến New York để diễn thuyết tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động vì Khí hậu của Liên Hợp Quốc. Vì không muốn gây ô nhiễm môi trường, Greta không dùng máy bay mà luôn đi lại bằng tàu hỏa hoặc thuyền.
Tâm trí của Greta hoạt động theo một cách rất khác, rất đặc biệt: Cô bé sẽ chủ đích tập trung vào thứ mà bản thân thấy hứng thú. Hội chứng Asperger khiến cho người mắc bệnh vô cùng quyết tâm và có khả năng thực hiện các cam kết một cách phi thường. Những hành động của cô bé đều muốn lan tỏa một ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Dù bạn sinh ra với một tâm trí bị “khiếm khuyết” nhưng chính khiếm khuyết đó có thể là sức mạnh giúp bạn tạo ra những điều phi thường.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!