Honma Shohaku

Hỏi đáp về trị liệu theo Kinh lạc

Tác giả: Honma Shohaku   |   Tủ sách: Newme Sức khoẻ
79,200₫ 99,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 19,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] “Hỏi đáp về trị liệu theo Kinh lạc” là một quyển sách nổi tiếng về châm cứu của cụ Honma Shohaku, một trong những châm cứu sư từng nổi tiếng ở Nhật Bản. Hiện nay, sách đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và phổ biến trên thế giới, nhất là với những người nghiên cứu về châm cứu người Pháp, Đức, Trung Quốc, Ý... theo trường phái cổ điển. Theo căn bản của “Kinh lạc”, bản thể của nó vốn vô hình, khó dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả được. Vì vậy, xưa nay các lương y trải qua nhiều đời, y kinh giải nghĩa bị hạn chế trong phạm vi văn tự nên khó mà diễn tả hết được triết lý trong rừng y. Tuy vậy, với thiên tài đặc biệt, tác giả đã dùng lời văn của mình để lý giải cho lời văn của người xưa, là những lời vốn thường ngắn gọn lại quá súc tích, làm cho người đời nay khó thấu hiểu được. Vả lại, tác giả cũng đã vận dụng một cách sáng tạo từ cách bổ tả, nguyên tắc trị liệu… cho đến cách chọn huyệt. Đặc biệt, với học thuyết Ngũ hành, tác giả chỉ vận dung từ Nạn 69 và Nạn 75 của “Nạn kinh” để lập nên một học thuyết riêng cho hệ thống ngũ hành của mình trong lãnh vực chữa trị bệnh tật với 8 HONMA SHOHAKU mục đích hệ thống hóa có quy cách hữu dụng cho sự lãnh hội của người thời nay bớt vấp phải khó khăn. Tất cả cống hiến đó, như những lời bạt của các bậc thầy về khoa châm cứu ở Nhật Bản, sẽ lần lượt được giới thiệu sau đây. Vì muốn tuyệt đối giữ nguyên ý của tác giả (Nhật Bản) và dịch giả (Trung Quốc), nên chúng tôi không chú trọng đến việc trau chuốt lời văn. Xin quí độc giả “được ý quên lời” mà hoan hỉ cho.

Tác giả sách Honma Shohaku chia sẻ: “Có mặt trong suốt lịch sử là cách trị liệu theo học thuyết kinh lạc. Muốn biên soạn một số sách vở để đọc cho dễ hiểu trong lãnh vực này, người muốn nghiên cứu đã hy vọng hàng chục năm. Tôi muốn viết một ít sách loại này nhưng vốn kiến thức hạn hẹp nên không dám cầm viết. Hiện nay dù sao đi nữa, cũng phải thực hiện khoa học hóa trong kỹ thuật của châm cứu. Nhà xuất bản Y đạo Nhật Bản đã cảm thấy trách nhiện lớn lao này, qua nhiều lần hối thúc. Do đó, tôi đã bất chấp sự hiểu biết thiển cận của mình mà nỗ lực để viết nên bản thảo này. Nguyên nội dung của sách này chẳng qua là hấp thụ được sự dạy dỗ của các ân sư tôi – Các cụ: Sorey Yanagiya, Keirei Jnohue, Sodo Okabé, Funin Takeyama. Sách viết cho những người mới nhập môn, là con đường đi tới cửa chính của thuật châm cứu trong y học. Rất hy vọng sau khi là giảng sư của trường “Chuyên môn Châm cứu Đông Dương”, tác giả của các tác phẩm: “Châm cứu kinh lạc trị liệu chẩn liệu đồ”, “Châm cứu chủ trị chứng yếu lãm”. “Châm cứu bổ tả yếu huyệt đồ”, “Đồ giải châm cứu thực dụng kinh huyệt học”, “Châm cứu kinh lạc kinh huyệt đồ giám”, “Châm cứu thụ nghiệm ký ức thuật” (Chú thích của người dịch - ND). Đọc sách này, họ có thể bước vào cửa chính một cách nhanh chóng. Khi đứng trước cửa, sẽ có rất nhiều những trước tác về cách mở cửa như thế nào. Trong lúc in ấn sách này, tôi xin cảm tạ sự chỉ dạy của quí Thầy, đồng thời sự giúp đỡ của ông Hộ Bộ đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho tôi. Thật không sao tỏ lòng cảm tạ cho hết được. Trong lúc biên soạn lại được sự chỉ giáo khảng khái của độc giả ở khắp nơi của nhà xuất bản Y đạo Nhật Bản. Ngoài sự cảm ơn mãi mãi đó ra thật không có ngôn từ nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, có đạt được điều hy vọng của quí vị hay không còn là điều tôi chưa dám tự tin. Sau khi độc giả đọc qua tập sách này mà cảm thấy có lợi, giúp ích được đôi chút cho sự nghiệp lớn lao của khoa học hóa kỹ thuật châm cứu, như thế tác giả đã cảm thấy vui mừng khôn xiết.”

Trích dẫn sách:

Nay muốn xin hỏi cụ Tanii một cách khái quát về việc trị liệu theo kinh lạc, bởi vì ông T. là một trong những người muốn học tập về trị liệu theo kinh lạc, cũng có thể nói rằng ông T. là đại diện cho đa số người mới bước vào ngưỡng cửa của châm cứu. Do đó, xin cụ chiếu cố vào trường hợp này mà giải thích một cách dễ hiểu. Về sự hiểu biết trong điều trị theo kinh lạc, đã có lịch sử mấy ngàn năm và nội dung phong phú, kỹ thuật của nó thì được truyền miệng và tiếp thụ theo kiểu tâm truyền. Trải qua nhiều thế kỷ, không biết đã kinh qua sự tinh luyện của biết bao người mới thành được, đó chính là một sự thật không thể nghi ngờ. Người đời nay, bởi vì đã biết được ưu điểm đó nên đều mong muốn được học tập. Nhưng đối với một số nội dung, kiến thức của học thuyết kinh lạc lại cảm thấy rất khó hiểu. Trước hết là sự đặc biệt của chữ nghĩa và văn chương, rất khó lãnh hội được. Tiếp đến là bởi học thuyết kinh lạc có khá nhiều điểm không phù hợp với giải phẫu sinh lý thực tế hiện đại, đồng thời cách suy luận đó khó mà hòa hợp nhất trí với sự hiểu biết của khoa học ngày nay. Đã làm cho rất nhiều người dù có niềm ao ước thích học tập rất lớn, cuối cùng cũng bị chán bỏ. Lại cũng có người nói rằng: “Cần phải đem tất cả tri thức vốn đã có từ trước bỏ qua một bên, để cho trí óc không còn một chút thành kiến nào nữa, nếu không thì khó mà học được kỹ thuật cổ điển”. Bởi nguyên nhân như thế, nên ngoài việc theo sát cụ để trực tiếp được tiếp thu những lời chỉ giáo, đối với nội dung của việc điều trị theo kinh lạc, thực không có cách nào để khác làm cho đồng nghiệp cả nước có thể hiểu rõ được. Lần này xin cụ suy nghĩ đến thực tế như vậy, đối với những thuật ngữ khó hiểu thì mong cụ cố gắng đổi thành những từ thông dụng dễ hiểu, phạm vi nội dung không cần quá rộng để tiện cho người học lãnh hội được với trình độ thích hợp, có thể từng bước căn bản đi tới là chính. Ông Tanii: Vâng! Được thôi, xin trả lời như thế này. Trước tiên, nói về ý nghĩa điều trị theo kinh lạc.

Cái tên “Trị liệu theo kinh lạc” được sử dụng cách vài mươi năm trước đây, thời gian còn chưa lâu lắm, do đó rất dễ bị người ta ngộ nhận cho đó là một môn phái kỹ thuật châm cứu xuất hiện mới đây. Trên thực tế không phải như vậy. Bởi vì kỹ thuật châm cứu truyền sang nước ta (Nhật Bản) được chia ra các trường phái khác nhau như: phái Đại Minh, phái Cát Điền, phái Vô Phân, phái Sam Sơn. Tuy nhiên, “Trị liệu theo kinh lạc” lại bao gồm cả toàn bộ phạm vi rộng rãi này, đồng thời đem nguồn gốc kinh điển là các sách “Tố vấn”, “Linh xu” (hay “Linh Khu”), “Nạn kinh”, “Giáp Ất kinh” làm tâm điểm để nghiên cứu, do đó trên thực tiễn lâm sàng hầu như không có chỗ nhìn nào thiên kiến. Nhân vì muốn có sự phân biệt rõ ràng giữa nguồn gốc thuật châm cứu từ sau thời Minh Trị Thiên Hoàng với việc lý luận châm thích của thuật châm cứu được lưu truyền ở một số đông lương y như hiện nay, mới được mệnh danh là “Trị liệu theo kinh lạc”. Kế đến là đối với bất cứ một môn học thuật nào cũng đều có những thuật ngữ chuyên môn cần thiết. Trong trị liệu theo kinh lạc cũng vậy, có các thuật ngữ như Âm dương, Ngũ hành, Khí huyết, Vinh vệ, Hư thực v.v.. Đối với những từ này có thể giải thích một cách tỉ mỉ. Kiến thức học tập thời xưa và hiện nay hoàn toàn khác biệt nhau. Với điều này, người đời nay có thể cảm thấy rất lạ lùng, đồng thời có cái nhìn bằng cặp mắt coi thường đối với những kiến thức thời xưa. Như vậy khó có kết quả học tập tốt về môn trị liệu theo kinh lạc được. Bởi vì tư tưởng thời xưa không giống với tư tưởng khoa học của ngày hôm nay. Do đó, có rất nhiều kinh nghiệm học thuật thành tựu lớn lao, đều là kết hợp tư tưởng của thời ấy làm chỉ đạo để mà suy luận và giải thích, đó là đường lối đương nhiên vậy. Sự phát hiện ấy chỉ lấy hiệu quả điều trị làm mục đích mà kinh nghiệm đã bị mai một ấy ở mấy ngàn năm về trước chẳng biết là bao nhiêu. Điều ấy với cái gọi là học thuyết Âm dương Ngũ hành của tư tưởng triết học tự nhiên đương thời có mối liên hệ với nhau, mà những người quán thông được đã đem ý nghĩa đó vào trong hệ thống y học, đó là các sách “Linh xu”, “Tố vấn” vậy. “Tố vấn” với “Linh xu” cũng giống như sách kinh điển của Phật giáo, không phải được soạn thành chỉ trải qua một thế hệ nào đó. Điều mà Hoàng Đế hỏi và Kỳ Bá trả lời cũng tương tự như lời vấn đáp giữa phật Thích Ca và Xá Lợi Phất trong kinh Phật. Cũng không xác định được khoảng thời gian sự ghi chép liên tục kế tiếp ấy của người đời sau trong vòng mấy trăm năm hoặc mấy ngàn năm. Trong khoảng thời gian mấy trăm năm đó, mỗi thế kỷ đều có thầy thuốc nổi tiếng xuất hiện, đặc biệt mượn tên Hoàng Đế và Kỳ Bá soạn thành sách để tăng thêm nhiều điều bổ ích, chúng ta nên xem tập sách này. Hoặc nếu bỏ qua không bàn về lịch sử sách đó, chỉ lấy kiến thức và kỹ thuật được ghi chép trong sách đó làm mục đích trọng tâm, thì trong hệ thống y thuật cũng có giá trị ưu việt của nó. Những người không phát hiện được việc này là do cách nhận định vấn đề bị sai lầm.

Tương tự như khi chúng ta đứng trên đỉnh núi chiêm ngưỡng cái chân thiện mỹ của mặt trăng, người có tín ngưỡng về tôn giáo thì có thể nghiệm thấy “ân đức” của Phật giáo hoặc của Cơ đốc giáo; người không có tín ngưỡng về tôn giáo, chỉ lấy sự thể nghiệm mà thấy về lập trường của bản thân để hiểu biết thì tuyệt đối không thể nghiệm thấy cái “ân đức” trong tôn giáo vậy. Bởi sự thể nghiệm ấy cần phải thâm nhập vào đạo, mà sự tin tưởng và hành trì phải đi đôi với nhau, thường xuyên tự thể nghiệm qua sinh hoạt thì mới có ngày lãnh hội được. Sự tự thể nghiệm trong lúc điều trị theo kinh lạc cũng giống như ý nghĩa này vậy. Thuật mà không tuân theo phép tắc để làm thì sẽ không thành đạt được, cần phải cố gắng hành trì luyện tập mới gặt hái được thành quả, người học dứt khoát phải có ý niệm như vậy, đó là điều cần thiết. Có người cho rằng trước tiên phải lãnh hội về lý luận rồi sau đó mới thực tiễn trị liệu theo kinh lạc, đây cũng là điều lầm lẫn vậy. Kiến thức và kỹ thuật cần phải đi song song mà trợ giúp lẫn nhau, mới có thể tiến bộ được. Kỹ thuật được sự chỉ đạo của kiến thức rồi lại sinh ra kiến thức trong giai đoạn mới nữa. Có Hoinhư thế mà kiến thức mới lại khiến cho kỹ thuật tiến tới đỉnh cao tốt đẹp hơn. Cái gọi là kiến thức và kỹ thuật không thể xa lìa trong giây lát vậy, “tri hành hợp nhất” – lời nói ấy rất chí lý. Hoặc như lấy kiến thức làm tri thức mà không kết hợp với kỹ thuật thực tiễn thì đó chắc chắn không phải là tri thức thật sự vậy.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!           

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN