[Thaihabooks] Các nhà lãnh đạo của chúng ta thường dựa hoàn toàn vào chỉ một phẩm chất – trí óc hoặc trái tim hoặc khí phách. Không may là, khi làm vậy, bạn phớt lờ những khía cạnh khác của thứ cần có để thành công. Nếu điều mà tất cả các nhà lãnh đạo đang cố gắng để làm là thể hiện tính phân tích cứng nhắc thì có thể họ sẽ để lại ấn tượng là người lạnh lùng, vô tình. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, họ sẽ thiếu đi khả năng phản ứng hiệu quả với một loạt những tình huống nhất định bên ngoài. Trong khi đó, nếu bạn đang muốn tạo ra một văn hóa yêu thương, bạn lại có thể bỏ lỡ những cơ hội mà một nhà lãnh đạo mánh khóe và có đầu óc chiến lược hơn sẽ nhìn thấy. Mặt khác, nếu dựa hẳn vào dũng khí có được nhờ sự cứng rắn và lý lẽ của bản thân thì có thể khiến bạn đánh giá không đúng về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra cho nhân viên.
Chúng ta cần có một quan niệm mới mẻ về lãnh đạo và một cách tiếp cận mới đối với việc phát triển các nhà lãnh đạo. Nếu không, các tổ chức sẽ tiếp tục lặp lại đường lối lãnh đạo từng tồn tại, tiếp tục sản sinh ra hàng loạt những nhà lãnh đạo chỉ có các kĩ năng có được nhờ tri thức nhưng được trang bị kém cỏi để giải quyết những vấn đề ngày càng trở nên phức tạp và rối bời hiện nay.
Cuốn sách này nêu ra ba năng lực quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo ngày nay phải có: lập chiến lược, thông cảm với người khác và biết chấp nhận rủi ro – và cùng lúc phải có cả ba năng lực này. Trong Trí óc, trái tim và khí phách, các chuyên gia về kĩ năng lãnh đạo David Dotlich, Peter Cairo và Stephen Rhinesmith lập luận rằng để thành công trong một thế giới phức tạp, nhiều đan xen và chuyển động nhanh chóng, những nhà lãnh đạo toàn diện phải biết lập chiến lược, xây dựng những mối quan hệ tin cậy lẫn nhau với người khác và kiên định hành động theo đường lối đúng đắn dựa trên các giá trị cá nhân. Những nhà lãnh đạo “đơn diện” thường là sản phẩm của các chương trình đào tạo quản lí truyền thống, có thể thành công trong ngắn hạn, nhưng doanh nghiệp của họ qua thời gian sẽ thất bại.
Mục lục:
Phần một: Khái niệm Lãnh đạo toàn diện 1. Phân biệt lãnh đạo toàn diện và lãnh đạo đơn diện 2. Phát triển nhà lãnh đạo theo phương pháp bắt rễ và hòa nhập
Phần hai: Lãnh đạo bằng trí óc
3. Nghĩ lại về cách chúng ta làm mọi việc 4. Vẽ lại những đường ranh giới 5. Khiến mọi việc được hoàn thành 6. Phát triển và kết nối một quan điểm
Phần ba: Lãnh đạo bằng trái tim 7. Cân bằng giữa nhu cầu của người lao động và những đòi hỏi của công ty 8. Thực hiện những giải pháp tích hợp thông qua sự tin tưởng 9. Lãnh đạo và làm việc với người lao động đến từ những nền văn hóa khác nhau 10. Vượt qua sự chệch hướng của cá nhân khi làm việc với người khác
Phần bốn: Lãnh đạo bằng khí phách 11. Đối mặt với rủi ro khi có rất ít hoặc thiếu dữ liệu 12. Cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận 13. Hành động bằng sự chính trực kiên định
Phần năm: Nhà lãnh đạo chín chắn 14. Phát triển các nhà lãnh đạo chín chắn cho thế kỷ 21
Giới thiệu về tác giả:
Davif L. Dotlich là cố vấn, giảng viên và diễn giả về kĩ năng lãnh đạo, chiến lược kinh doanh và phát triển tiềm năng. Ông nguyên là Phó chủ tịch của Honeywell International và là người sáng lập, nguyên Chủ tịch của Trung tâm Đào tạo Kĩ năng Điều hành Oliver Wyman.
Peter C. Cairo là cộng tác viên cao cấp của Trung tâm Đào tạo Kĩ năng Điều hành Oliver Wyman, nguyên là Chủ nhiệm Khoa Tâm lý Tư vấn và Tổ chức thuộc đại học Columbia, Mỹ.
Stephen H. Rhinesmith là cộng tác viên cao cấp của Trung tâm Đào tạo Kĩ năng Điều hành Oliver Wyman. Ông từng là Đại sức đặc biệt của Myyx tại Liên Xô và nguyên Chủ tịch của Holland America Line.
Công ty CP Sách Thái Hàn trân trọng giới thiệu!