Ken Blanchard, Renee Broadwell

Lãnh đạo phục vụ

Tác giả: Ken Blanchard, Renee Broadwell   |   Tủ sách: Lãnh đạo quản lý, V-Biz
104,300₫ 149,000₫
-30%
(Tiết kiệm: 44,700₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Khi người lãnh đạo ở một tầm cao mới, họ làm cho thế giới tốt đẹp hơn bởi họ không chỉ quan tâm đến kết quả và các mối quan hệ mà còn tập trung vào những điều vĩ đại hơn thế. Điều này đòi hỏi một kiểu lãnh đạo đặc biệt: lãnh đạo phục vụ. Ước muốn của chúng tôi là phát triển một đội ngũ các nhà lãnh đạo phục vụ – những người đang thay đổi thế giới – đã thúc đẩy chúng tôi viết ra cuốn sách này – một tuyển tập những bài tiểu luận được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Đây là sự chia sẻ niềm say mê về lãnh đạo phục vụ của hơn 40 tác giả mà Ken yêu thích, họ không chỉ là những chuyên gia về lãnh đạo phục vụ mà còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách trong lĩnh vực này.

Cuốn sách này được sắp xếp thành sáu phần. Phần một, “Những nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo phục vụ”, bao gồm những bài tiểu luận mô tả những đặc điểm cơ bản của lãnh đạo phục vụ. Phần hai, “Các yếu tố của lãnh đạo phục vụ”, làm sáng tỏ những quan điểm khác nhau về người lãnh đạo phục vụ. Phần ba, “Các bài học trong lãnh đạo phục vụ”, tập trung vào điều mà cá nhân mỗi chúng ta học được từ việc quan sát hành động của các nhà lãnh đạo phục vụ trong thực tiễn. Phần bốn, “Một lễ rửa tội của nhà lãnh đạo”, khắc họa những đặc điểm nổi bật để nhận diện người lãnh đạo phục vụ kinh điển. Phần năm, “Áp dụng lãnh đạo phục vụ trong công việc”, đánh giá những lợi ích trực tiếp của những người đã làm cho lãnh đạo phục vụ trở nên sống động trong tổ chức của họ. Phần sáu, “Sự thay đổi người lãnh đạo phục vụ”, minh họa rõ nét cách mà lãnh đạo phục vụ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả lẫn sự hài lòng của con người trong các tổ chức.

Mục lục:

Những người đóng góp

Lời nói đầu của John Maxwell

Lời nói đầu

PHẦN MỘT: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 1: Lãnh đạo phục vụ là gì?

Chương 2: Đặc điểm của lãnh đạo phục vụ

Chương 3: Lãnh đạo phục vụ là lãnh đạo có ý thức

Chương 4: Lãnh đạo phục vụ với mức độ lan tỏa của niềm tin

Chương 5: Người lãnh đạo vĩ đại phục vụ

Chương 6: Lãnh đạo phục vụ

Chương 7: Lãnh đạo phục vụ tạo ra một nơi làm việc tuyệt vời cho tất cả mọi người

Chương 8: Lãnh đạo chăn cừu

Chương 9: Sự phát triển của lãnh đạo phục vụ

PHẦN HAI: CÁC YẾU TỐ CỦA LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 10: Một câu hỏi mà mọi nhà lãnh đạo phục vụ đều nên hỏi

Chương 11: Trong việc phục vụ người khác

Chương 12: Lãnh đạo phục vụ tụng ca những người khác

Chương 13: Trọng tâm của nhà lãnh đạo phục vụ

Chương 14: Những gì bạn nhìn thấy quyết định cách bạn phục vụ

Chương 15: Lòng trắc ẩn

Chương 16: Cách phát hiện những thành viên lý tưởng cho đội

Chương 17: Nhận dạng người lãnh đạo phục vụ

Chương 18: Bốn góc trong vũ trụ của nhà lãnh đạo

PHẦN BA: CÁC BÀI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 19: Tìm kiếm tiếng nói của bạn

Chương 20: Một bài học từ bố của tôi

Chương 21: Vũng nước không phải là vấn đề

Chương 22: Năm bài học thử nghiệm trong quân đội của các nhà lãnh đạo phục vụ

Chương 23: Một lễ rửa tội của nhà lãnh đạo

Chương 24: Những điều lớn lao và nhỏ bé

Chương 25: Khen ngợi cấp dưới

PHẦN BỐN: VÍ DỤ VỀ LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 26: Chúa Giê-su

Chương 27: Andrew Young

Chương 28: Pat Summitt

Chương 29: Dallas Willard

Chương 30: Henry Blackaby

Chương 31: Frances Hesselbein

Chương 32: Charlie “Tremendous” Jones

PHẦN NĂM: ÁP DỤNG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ TRONG CÔNG VIỆC

Chương 33: Cư xử với mọi người như với các thành viên trong gia đình

Chương 34: Phát triển và sử dụng khả năng lãnh đạo phục vụ trong quân đội

Chương 35: Lãnh đạo là phục vụ

Chương 36: Phục vụ nhìn từ quan điểm của phòng quản lý nhân sự

Chương 37: Đó là cách bạn cư xử với mọi người

Chương 38: Cách lãnh đạo phục vụ định hình nền văn hóa nhà thờ của chúng tôi

PHẦN SÁU: NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ

Chương 39: Ra khỏi đám cháy, vào vùng ánh sáng

Chương 40: Phục vụ mọi người

Chương 41: Waste Connections

Chương 42: Đừng đánh dấu bài tôi, hãy giúp tôi đạt một điểm A

Nhận xét cuối cùng

Thông tin tác giả:

Ken Blanchard – là một chuyên gia về lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy The New One Minute Manager (Tạm dịch: Quản lý một phút mới) và hơn 60 cuốn sách khác. Ken là đồng sáng lập và là lãnh đạo tinh thần của tập đoàn The Ken Blanchard Companies, một công ty tư vấn và đào tạo quốc tế mà ông và vợ của mình, Margie, bắt đầu vào năm 1979 ở San Diego, California. Bên cạnh vai trò diễn giả kiêm nhà tư vấn nổi tiếng, Ken còn là đồng sáng lập của Lead Like Jesus, một đoàn mục sư quốc tế cam kết giúp mọi người trở thành các nhà lãnh đạo phục vụ.

Renee Broadwell – là biên tập viên của tập đoàn Ken Blanchard trong hơn 10 năm, làm việc trực tiếp cùng Ken với tư cách là tổng biên tập của một số dự án sách lớn. Cô cũng làm việc với tư cách là biên tập viên phụ trách một số bài báo, blog và các phương tiện truyền thông khác cùng với một số dự án đặc biệt, cộng tác với các phòng ban Blanchard khác nhau. Renee trước đây từng nắm giữ các vị trí ở Alaska Airlines, Nordstrom, Inc., và The Art Institute of California, San Diego.

Trích đoạn sách:

Một bài học từ bố của tôi

Rửa chân

Phyllis Hennecy Hendry

Tôi gặp Phyllis Hennecy Hendry lần đầu khi cô ấy mời tôi đến nói chuyện tại cuộc gặp mặt tháng Mười hai của Phòng Thương mại Augusta, Georgia. Cô ấy đề nghị tôi đến đó diễn thuyết miễn phí để tăng cơ hội chơi golf tại Aygusta National, quê hương của giải golf Masters. Là một người thích chơi golf, tất nhiên tôi đồng ý. Mọi người mà tôi nói chuyện tại Augusta đều nói rằng, là một nhà lãnh đạo, Phyllis xứng đáng được chấm điểm 12/10. Do vậy, Phil Hodges và tôi đã mời cô trở thành chủ tịch đồng thời là CEO của đoàn mục sư Lead Like Jesus. Hãy đọc bài luận của cô ấy và tìm hiểu xem trái tim lãnh đạo phục vụ của Phyllis đến từ đâu. – KB

Tôi thường nghĩ lại ngày bố của tôi nói với tôi rằng Chuas đã kêu gọi ông ấy làm mục sư. Dù ông đã làm việc giám sát xây dựng trong một thời gian khá dài, nhưng vì là một tín đồ tận tụy của chúa Giê-su, ông đã được kêu gọi giúp đỡ một nhà thờ lớn trong cộng đồng của chúng tôi khởi công xây dựng nhà thờ mới ở một khu vực khác của thành phố. Ông ấy sẽ trở thành một mục sư lưỡng nghiệp.

Khi bố thông báo điều này, tôi nhớ mình đã ôm ông và nói rằng tôi sẽ giúp đỡ. Tôi không bao giờ tưởng tượng được tất cả những bài học mà tôi sẽ học được khi giúp đỡ ông. Nhiệm vụ lớn nhất của tôi là đi cùng bố đến thăm mọi người trong cộng đồng vào các buổi sáng thứ Bảy và chơi đàn piano cho hội thánh vào Chủ nhật.

Ghé thăm ngài Lunn

Tôi sẽ không bao giờ quên ngày thứ bảy đầu tiên, khi chúng tôi ghé thăm ngài Lunn. Đó là một ông già kỳ quặc.Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng những nếp nhăn của ông ấy gặp nhau ở những vị trí kỳ lạ quanh khuôn mặt ông ấy, đặc biệt là khi ông ấy cười.

Có thể đó là lý do ông ấy không cười nhiều. Đầu tiên, việc bố tôi muốn ghé thăm người đàn ông này mỗi sáng thứ bảy khiến tâm trí của một đứa bé tám tuổi như tôi có đôi chút ngạc nhiên.

Trong chuyến ghé thăm đầu tiên của chúng tôi, ngài Lunn đã nói rất rõ rằng ông ấy sẽ không tham dự các buổi lễ tại nhà thờ truyền giáo nhỏ mới của bố tôi. Nhưng ông ấy cũng nói rằng chúng tôi có thể đến nhà ông ấy bất cứ lúc nào, vậy nên bố tôi đã nghe theo.

Bố và tôi bắt đầu các buổi sáng thứ Bảy cùng nhau ở một nhà hàng địa phương nhỏ, và sau đó chúng tôi thực hiện các chuyến viếng thăm của mình, bắt đầu từ nhà ngài Lunn. Ông ấy và bố tôi sẽ ngồi trên những chiếc ghế xích đu ở phía trước hiên còn tôi thì ngồi ở bậc thềm. Trong lần ghé thăm thứ ba của chúng tôi, ngài Lunn hỏi liệu tôi có muốn uống một ly Nehi nho không, và tất nhiên tôi muốn. Sau đó, ông ấy dường như không còn thành kiến với tôi nữa.

Tôi nhớ bố đã không hề mời ngài Lunn đến nhà thờ thêm một lần nào nữa. Họ nói về chuyện câu cá và những tin tức thế giới. Họ nói về rất nhiều thứ. Những chuyến viếng thăm của chúng tôi luôn luôn kết thúc với câu nói của ngài Lunn: “Hãy quay trở lại bất cứ lúc nào anh muốn,” và một cái xoa đầu dành cho tôi.

Tôi từng hỏi bố: “Tại sao chúng ta cứ ghé thăm ngài Lunn mãi trong khi ông ấy đã nói rõ là sẽ không đến nhà thờ rồi hả bố?” Bố tôi giải thích rằng việc ghé thăm ngài Lunn là một trong số những việc quan trọng nhất chúng tôi cần làm vào ngày thứ Bảy. Ông nói: “Chúng ta đang rửa chân cho ngài Lunn.” Tôi thực sự thấy khó hiểu.

Sau đó bố nhắc tôi nhớ câu chuyện Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ của mình để cho họ thấy rằng phục vụ mọi người là cách để làm mọi thứ. Và bằng việc ghé thăm ngài Lunn, chúng tôi đã phục vụ ông dù ông không bao giờ đến nhà thờ. “Bên cạnh đó thì, bố thực sự rất thích ông ấy,” bố tôi nói.

Điều gì đó khác biệt

Sau nhiều tháng thường xuyên ghé thăm vào các sáng thứ Bảy, bố tôi nghe một người hàng xóm nói ngài Lunn đang ở bệnh viện. Chúng tôi đến đó ngay lập tức. Ông ấy rất vui khi nhìn thấy chúng tôi, và tôi có thể nói rằng điều gì đó đã thay đổi.

Khi ngài Lunn trở về nhà từ bệnh viện, chúng tôi mang cho ông ấy súp và bánh mì ngô. Bố tôi thay bóng đèn và sửa chữa mấy thứ lặt vặt trong nhà cho ông. Tôi hát cho ông nghe. Ông cười nhiều hơn và thay vì xoa đầu tôi trước khi chúng tôi rời đi, ông ấy sẽ ôm cả bố lẫn tôi. Và ông ấy luôn luôn nói: “Cám ơn vì đã đến.”

Dù bố tôi không hề nhắc lại chuyện đến nhà thờ, ông ấy đã nói về Chúa Giê-su, kể cho ngài Lunn nghe về sự khác biệt mà Chúa Giê-su đã tạo ra trong cuộc sống của ông.

Ngài Lunn đôi khi đặt ra những câu hỏi, và bố tôi kiên nhẫn lắng nghe và trả lời từng câu một. Tôi nghĩ bố rất thông minh vì những câu hỏi đó dường như rất khó với tôi.

Như tôi đã nói, tôi phục vụ với tư cách là một người chơi piano trong nhà thờ bé nhỏ của chúng tôi dù tôi chỉ mới tám tuổi. Tôi đã chơi đàn từ khi lên năm, nhưng số tiết mục của tôi còn rất ít. Dường như không ai bận tâm. Một buổi sáng thứ bảy, khi chúng tôi kết thúc bài hát, tôi nhìn lên từ phím đàn của mình và thấy bố đang nhìn chằm chằm về phía cửa sau nhà thờ. Một giọt nước mắt lăn dài trên má ông. Tôi nhìn ra phía cửa và không thể tin được những gì mình đang nhìn thấy. Ngài Lunn đang đứng đó, trong ngày Chủ nhật tuyệt vời nhất của ông. Cuối buổi lễ, ngài Lunn đi thẳng xuống lối đi đến chỗ bố tôi. Ông ấy nói với tất cả mọi người trong nhà thờ buổi sáng hôm đó rằng ông ấy không biết nhiều về Kinh Thánh, nhưng ông ấy biết rằng ông ấy muốn những gì nhà truyền đạo có. Ông ấy đã đến để hiểu rằng Chúa Giê-su tạo ra sự khác biệt. Ông ấy nói: “Tôi muốn Chúa Giê-su cũng sống trong tôi.”

Vài tháng sau, ngài Lunn ốm nặng. Khi bố con tôi đến thăm ông ở bệnh viện và ở nhà, chúng tôi được biết những chuyến ghé thăm của chúng tôi vô cùng có ý nghĩa với ông ấy. Chúng tôi gặp gia đình ngài Lunn và ông ấy giới thiệu chúng tôi là “những người bạn tốt”. Một ngày, ngài Lunn bảo với tôi rằng ông ấy có một lời thỉnh cầu quan trọng dành cho tôi. Sau vài phút im lặng, ông ấy hỏi liệu tôi có thể hát trong đám tang của ông ấy không. Tất nhiên, với những giọt nước mắt lăn dài, tôi hứa là tôi sẽ làm thế. Tôi biết đó sẽ là cách cuối cùng tôi có thể rửa chân cho ông, như bố tôi đã dạy tôi.

Sự phục vụ thay đổi mọi thứ

Bố tôi dạy tôi hành động đơn giản để quan tâm đến ai đó và cách những người phục vụ thay đổi mọi thứ – theo đúng nghĩa đen. Dù ông đã mất hơn 30 năm trước, tôi vẫn nhớ ví dụ kỳ diệu của ông về việc phục vụ – không phải chỉ với ngài Lunn mà với vô số người khác, những người luôn gọi vào lúc nửa đêm, biết chắc rằng bố tôi sẽ hồi đáp.

Tôi thường nhớ lại những giờ phút tôi ở bên bố, nhớ cách bố lắng nghe, yêu thương và dạy dỗ tôi. Giờ đây, tôi biết rằng ông cũng rửa chân cho cả tôi nữa.

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN