[ThaiHaBooks] Một cách bản năng, chúng ta đều biết âm nhạc có sức ảnh hưởng rất lớn, ở nó có gì đó thật kỳ diệu. Khi nghe bài hát đúng tâm trạng, bạn sẽ khóc hoặc cười, gõ nhịp chân hoặc chỉ thở ra mãn nguyện “à”.
Âm nhạc kết nối tới thứ gì đó sâu thẳm trong chúng ta, thứ gì đó liên quan đến khả năng sáng tạo ra mọi điều ta khao khát. Tôi đang không chỉ nói về hội họa, âm nhạc hay văn chương, mà mọi sự sáng tạo của cuộc sống – làm ra một chiếc bánh hoặc dọn sạch một khu vực trong nhà bạn, hay thậm chí chỉ là tạo ra một cảm xúc, tốt hoặc xấu. Âm nhạc mang đến cho chúng ta một đường dẫn trực tiếp tới sức mạnh đó và giúp nó nở rộ theo cách gần như không thể lý giải được.
Tôi đã nghe nói về thuật ngữ “liệu pháp âm nhạc” cách đây ít lâu, nhưng chưa bao giờ thực sự chú ý, thành thật mà nói, thậm chí còn gạt nó đi vì từ “liệu pháp” (làm thế nào một thứ tuyệt vời như âm nhạc lại bị quy thành liệu pháp – như phân tâm học hay gì đó). Sau đấy, tôi đã gặp Jennifer Buchanan. Cô là một chuyên gia trị liệu âm nhạc được đào tạo, nhưng có điều gì đó ở Jennifer khiến tôi ngay lập tức nghiêm túc chú ý. Trước cô, chưa từng có ai nói với tôi những điều như vậy về âm nhạc. Gần với những điều “không thể lý giải nổi” mà tôi luôn biết có tồn tại trong âm nhạc nhưng chưa bao giờ thật sự nắm bắt được.
Rõ ràng là Jennifer ấp ủ một cuốn sách và nóng lòng được xuất bản nó. Tôi chưa đọc cuốn sách nào về “liệu pháp âm nhạc”, nhưng tôi có thể nói rằng cô ấy đang cố gắng mang đến thứ gì đó chưa từng được trình bày đầy đủ trên giấy. Tôi nói với cô ấy rằng khoa học về âm nhạc không phải là điều khiến chủ đề này hấp dẫn tôi. Khi cô ấy bắt đầu kể cho tôi nghe các câu chuyện của mình, tôi biết rằng những câu chuyện đó đã hàm chứa câu trả lời: đó là những gì âm nhạc có thể làm với một người đang cần được cổ vũ, giảm căng thẳng, hay thậm chí đang tìm cách kết nối trở lại với thế giới.
Bốn năm đã trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi gặp Jennifer và hai năm kể từ khi chúng tôi xuất bản ấn phẩm đầu tiên của cuốn sách này. Sau khi đọc một số bản nháp sơ bộ, tôi đã gợi ý cho cô về cách làm nổi bật thông điệp. Sau khi đọc cuốn sách của cô, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về âm nhạc và việc không hiểu sao cuộc sống của tôi lại thiếu đi âm nhạc nhiều đến thế. Tôi yêu âm nhạc, tôi lớn lên với việc chơi piano.
Tôi có thể chọn bất kỳ nhạc cụ nào, trừ đàn guitar vì một vài lý do, và học chơi khá nhanh. Nhưng vài năm trước, tôi không còn nghe nhạc thường xuyên nữa. Tôi không còn bật radio trong xe hơi vì thích sự im lặng. Là một tác giả, đôi khi tôi tập trung hoàn toàn vào những suy nghĩ của mình. Tôi nói về việc “nghe” một cuốn sách trong đầu trước khi viết nó ra, vì vậy có thể nói rằng tôi “viết” liên tục, bất kể tôi đang làm gì khác.
Nhưng kể từ khi đọc bản nháp đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã có chút áy náy với ý nghĩ mình không còn nghe nhạc nhiều như trước nữa, và chắc chắn tôi đã không nghe bất cứ thứ gì có thể chắp cánh cho mình. Tôi có một cô con gái đang học tiểu học nên chúng tôi thường xuyên nghe nhạc pop, nhưng các thể loại khác thì không nhiều lắm.
Rồi một buổi sáng Chủ nhật, tôi từ cửa hàng tạp hóa trở về nhà. Người cha yêu dấu của tôi vừa qua đời khoảng ba tuần trước đó; tôi ngập ngụa trong công việc, và không hề vui vẻ – tôi chỉ làm việc nhà, đảm bảo gia đình mình được chăm sóc đầy đủ.
Khi bước vào cửa, tôi nghe thấy chất giọng tuyệt vời của James Taylor đang hát “Sweet Baby James”. Chúng tôi có một cái máy nghe nhạc nhỏ trong bếp, không phải là đồ xịn gì và chồng tôi đã bật đĩa Những bài hát hay nhất của James Taylor mà anh tìm được tại một cửa hàng từ thiện ngày hôm trước.
Khi nghe những giai điệu của bài hát đó, tôi đã suýt khóc. Đó là thứ hay nhất mà tôi được nghe trong suốt một thời gian dài. Vì bất cứ lý do gì, buổi sáng hôm đó, giai điệu ấy chính là âm nhạc “của tôi”, và thông điệp từ cuốn sách của Jennifer bừng lên trong tôi. Khi tôi cần một thứ gì đó êm dịu dễ chịu, thì nó đây: James Taylor đang hát cho tâm hồn tôi. Ngay lập tức tôi cảm thấy thư giãn hơn. Tôi bỏ túi đồ tạp hóa trên tay xuống và bắt chồng khiêu vũ với mình ngay giữa bếp. Sau suốt một thời gian dài tôi mới cảm thấy kết nối với cuộc sống nhiều đến thế. Đó là một kỷ niệm tôi sẽ trân trọng.
“Ứng dụng âm nhạc để thay đổi cuộc sống” là cuốn sách về việc sử dụng âm nhạc có chủ đích. Bạn sẽ thấy rõ điều này hơn trong các trang tiếp theo, nhưng tôi chắc chắn, theo bản năng, bạn vốn đã biết điều đó nghĩa là gì rồi. Đó là việc tìm kiếm âm nhạc phù hợp cho bất kỳ tình huống nào: khi bạn cảm thấy buồn và muốn ưu tư hoặc khi cần được khích lệ tinh thần để vượt qua một thời điểm khắc nghiệt trong cuộc sống, hoặc tìm cách đưa ra một quyết định khó khăn. Đó là khi bạn nhảy múa trên đường ra khỏi bếp – hoặc bất cứ nơi nào – vì bạn có lý do để ăn mừng hoặc “chỉ thích thì nhảy múa thôi”.
Điều tuyệt vời nhất của âm nhạc là nó mang tính cá nhân sâu sắc. Không có câu trả lời “đúng” hoặc “sai” cho việc tìm kiếm âm nhạc phù hợp để giúp bạn trong bất kỳ tình huống nào bạn gặp phải. Tuy nhiên, tôi hy vọng, bằng việc đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu được rõ âm nhạc có thể làm gì cho bạn, làm thế nào sử dụng nó hiệu quả và có mục đích hơn trong cuộc sống.
Tôi không biết liệu có bao giờ ai đó giải thích được trọn vẹn lý do tại sao âm nhạc lại có sức mạnh như vậy không. Nhưng tôi biết khi bạn sử dụng âm nhạc một cách có chủ ý, bạn đang khai thác một nguồn năng lượng không giới hạn trong chính mình.
Chúc bạn đọc và lắng nghe thật vui!
Mục lục:
Lời nói đầu 13
Ghi chú đầu tiên 19
Lời mở đầu 27
CHƯƠNG 1: SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC
Thầy Nicholwitz: Cảm nhận một bản nhạc hay 36
Brad: Vén rèm để cảm thấy tốt hơn 38
Mẹ của Michael: Thoát khỏi hỗn loạn, tới nơi êm đềm 43
Tôi: Di chuyển qua đèn xanh 48
Donna và David: Sự minh bạch trong giai đoạn khó khăn 51
Ruth và Warren: Tôn vinh người tôi yêu 56
Âm nhạc có chủ ý 58
Luyện tập: Giảm căng thẳng 64
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA ÂM NHẠC
Âm nhạc có khả năng giúp tập trung và gây sao lãng 74
John: Đơn độc và cần tập trung vào điều gì đó mới mẻ 76
Âm nhạc có khả năng kết nối và tôn vinh 79
Heath và Sarah: Tình yêu xa xôi 81
Âm nhạc có khả năng giúp thư giãn và tạo động lực 84
Rick: Đi tới hội chợ phù hoa 85
Âm nhạc có khả năng khơi gợi ký ức và nâng cao trải nghiệm mới 90
Wayne: Thư thái nhẹ nhàng 92
Âm nhạc có khả năng bắt nhịp với cảm xúc và giúp giải trí
94 Harry: Lá thư Giáng sinh 95
Giá trị của khoảng lặng 98
Luyện tập: Hít thở 101
CHƯƠNG 3: KÍCH HOẠT VÀ NEO GIỮ
James: Con đường dài đầy gió – Khi súng khai hỏa 109
Những cậu bé: Sự giam cầm khắc nghiệt 114
Kate: Trên đại dương cuộc đời 121
Con yêu: Tôi đã chọn nhầm những điệu blues như thế nào 125
Giới bác sĩ: Âm nhạc trong phòng phẫu thuật 129
Mark: Kích hoạt điều tốt đẹp tiềm ẩn 132
Thời điểm nên thuê một chuyên gia trị liệu âm nhạc 136
Luyện tập: Kích hoạt hạnh phúc 144
CHƯƠNG 4: KIẾM TÌM ÂM NHẠC CỦA BẠN
Bốn bước tìm kiếm âm nhạc của bạn 150
Bước một: Lưu thông tin về bản nhạc cuộc đời của bạn 152
Luyện tập: Bản nhạc cuộc đời của bạn 155
Chồng mới cưới: Nhạc Funk là gì? 164
Gwen: Sẽ nhớ tới tôi chứ? 168
Bước hai: Xác định thói quen nghe nhạc của bạn 174
Bảng dữ liệu: Thói quen âm nhạc hiện tại 176
Bước ba: Nhận biết sở thích âm nhạc của bạn 177
Laura: Bài hát ru opera 179
Phong cách yêu thích 181
Nhịp độ yêu thích 184
Bảng dữ liệu: Nhịp độ yêu thích 188
Mẹ: Và điệu nhảy gà 189 Âm sắc (thanh điệu) yêu thích 189
Marie: Và cái ghế kẽo kẹt 190
Bảng dữ liệu: Chế độ nghe của bạn 196
Bước bốn: Xây dựng những bài hát neo giữ của bạn 197
Luyện tập: Lựa chọn bài hát neo giữ của bạn 199
Carrie: Một suy nghĩ mới 200
CHƯƠNG 5: TỐI ĐA HÓA ÂM NHẠC CỦA BẠN
Scott: Luôn sống lạc quan 205
Sam: Người dẫn đường 207
Tạo ra chế độ nghe tích cực 211
Chiến lược và các bài tập để tối đa hóa âm nhạc của bạn 217
Chiến lược 1: Những ký ức âm nhạc 217
Goerta: Hãy nhớ tôi từ đâu tới 219
Luyện tập: Xây dựng bản nhạc cá nhân 220
Chiến lược 2: Đưa âm nhạc ra phía trước 221
Tory: Kiếm tìm một giọng nói 222
Luyện tập: Xây dựng bộ dụng cụ phù hợp 225
Chiến lược số 3: Âm nhạc có tác động như chất gây nghiện 226
540 người: Một sự thay đổi trong nhận thức 227
Luyện tập: Tiếp cận chế độ nghe cho thính giác của bạn 229
Chiến lược 4: Sử dụng âm nhạc có chủ đích 230
Mục tiêu của tôi: Cải thiện âm sắc gia đình 232
Luyện tập: Đặt ra những mục tiêu có chủ đích 235
Chiến lược 5: Vấn đề sở thích 236
Gia đình Mcdonald: Jingle Bells 237
Luyện tập: Xác định sở thích của bạn 240
Chiến lược 6: Kiếm tìm âm nhạc mới 242
Darcy: Giải thoát 244
Luyện tập: Tạo ra những danh sách bài hát có ý nghĩa 247
Chiến lược 7: Ca hát, gõ trống, tạo ra âm nhạc 248
Luyện tập: Thử thứ gì đó mới mẻ 252
Chiến lược 8: Thúc đẩy hiệu suất thể chất của bạn 252
Luyện tập: Thúc đẩy việc tập luyện của bạn 254
Chiến lược 9: Đưa âm nhạc trở lại trường học 255
Luyện tập: Những lưu ý để tối đa hóa âm nhạc trong lớp học 258
Chiến lược 10: Tính kinh tế của việc sử dụng âm nhạc tại nơi làm việc 260
Luyện tập: Khiến âm nhạc có tác dụng ở chỗ làm 264
Bắt nhịp 269
Ghi chú 271
Lời cảm ơn 277
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!