Mathieu Ricard

Matthieu Ricard - Bàn về cách sống và hạnh phúc

Tác giả: Mathieu Ricard   |   Tủ sách: V-Buddhism, Combo sách Thái Hà Books
324,000₫ 432,000₫
-25%
(Tiết kiệm: 108,000₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Tất cả chúng ta đều khát khao hạnh phúc, song làm cách nào để có được, giữ gìn nó và thậm chí để định nghĩa nó? Trước câu hỏi mang đầy tính triết lý đang bị giằng xé giữa chủ nghĩa bi quan và thái độ giễu cợt trong tư tưởng phương Tây này, Matthieu Ricard đã mang lại lời giải đáp của đạo Phật: một câu trả lời rất khắt khe, song làm chúng ta yên lòng, lạc quan và ai cũng có thể chấp nhận được.

Truyền thông phương Tây gọi ông là “người hạnh phúc nhất thế giới” sau một nghiên cứu đo sóng gamma não bộ khi thiền định được tiến hành tại Đại học Wisconsin vào năm 2000. Khi ấy sóng gamma não bộ của ngài được ghi lại có chỉ số mạnh nhất trong số các vị tăng sĩ tham gia thực nghiệm.

Thái Hà Books xin trân trọng giới thiệu những cuốn sách của tác giả Matthieu Ricard:

1. Bàn về hạnh phúc 

 

Với một tâm hồn phong phú bởi hai nền văn hóa, với những cuộc gặp gỡ với những nhà minh triết lớn, với sự hiểu biết kinh sách linh thiêng cũng như nỗi thống khổ của con người, Mathieu Ricard chia sẻ với chúng ta những suy ngẫm say mê về con đường tìm kiếm chân hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó.

Cuốn sách sẽ giúp bạn nhận ra rằng: thôi tìm kiếm hạnh phúc bằng mọi giá ở bên ngoài mình, mà học cách nhìn vào bên trong nhưng tự ngắm mình ít hơn một chút, làm quen với một cách tiếp cận thế giới vừa sâu sắc hơn, vừa vị tha hơn…

2. Bàn về cách sống – Đối thoại giữa triết gia, bác sỹ và nhà sư 

 

Chúng tôi biết nhau đã lâu. Chúng tôi đã đọc sách của nhau. Thế rồi chúng tôi gặp mặt và trở thành bạn bè. Qua những lần gặp mặt, nhờ những giá trị, niềm tin chung, ý nghĩ viết chung một cuốn sách nảy sinh. Trong bộ ba huynh đệ chúng tôi, mỗi người có một vai. Matthieu là anh cả, độ lượng vững vàng, đi khắp năm châu để bảo vệ những chính nghĩa mà anh ấp ủ (các dự án nhân đạo, Tây Tạng, lòng vị tha) với sự tráng kiện cả về trí lực lẫn thể lực buộc hai cộng sự của anh phải nể phục. Alexandre là em út, vui vẻ trìu mến, đầu óc sáng láng, đầy sáng tạo, thi vị, thích cười và chọc cười, thích được nghe thủ thỉ và biết yêu thương. Christophe là anh hai, điềm tĩnh, tha thiết giúp đỡ, giải thích, kẻ cô độc nhất trong nhóm, nhưng luôn thấy hạnh phúc được ở bên các “thiện hữu”, biệt danh bộ ba tự đặt cho mình.

3. Thực hành thiền định

 

Nếu như học thiền là một con đường mà ngay cả các bậc cao minh nhất đã theo đuổi trong suốt cuộc đời của họ thì thực hành thiền trong cuộc sống hàng ngày sẽ làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về chính bản thân mình và thế giới. Đó là thông điệp mà cuốn sách Thực hành thiền định muốn gửi đến chúng ta. Cuốn sách vừa như vị thầy hướng dẫn tâm linh và triết học, vừa như người dắt dẫn cụ thể cho chúng ta cách thực hành thiền.

4. Những nẻo đường chiêm nghiệm: Đối thoại giữa nhà sư và nhà khoa học

 

Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.

Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.

Công ty CP sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN