[ThaiHaBooks] Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế (L’Art à Hué) là một ấn phẩm đặc biệt của B.A.V.H (Số 1/1919), sau đó được in lại trở thành một tác phẩm độc lập, bề thế, có ví trí quan trọng trong thư mục nghiên cứu nghệ thuật Huế, bao gồm cả nội dung lẫn nhiều phụ bản màu, đen trắng. Đây có thể xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Chúng đã trở thành tư liệu quý giá để người đời nay có thể bổ sung, đối sánh, mà qua bao nhiêu binh biến và thời gian, nhiều di tích, nhiều tác phẩm đến nay đã không còn.
Thông tin tác giả:
Léopold Michel Cadière (1869 – 1955): Linh mục thuộc Hội truyền giáo hải ngoại. Oong sớm sang Việt Nam và truyền giáo tại các vùng Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Điểm đặc biệt, ông nổi tiếng với vai trò sáng lập Hội Đô thành Hiếu cổ và Tập san của Hội Đô thành Hiếu cổ (B.A.V.H), từ đó cho ra đời những công trình nghiên cứu để đời về văn hóa, lịch sử, dân tọc học, khảo cổ học… Ông tha thiết mãi được gắn bó với quê hương thứ hai cho đến ngày được yên nghỉ ngàn thu trên đất Kim Long (Huế).
Edmond Gras là nhân viên đặc biệt của Ngân khố Trung kỳ ở Huế, người đại diện cho Ủy ban Quảng bá du lịch Trung kỳ, lại có những khảo sát về nghệ thuật công phu, nhưng nhận xét tinh tế.
Thông tin sách:
Bản Đặc biệt – bìa cứng
Chọn số từ 09 – 99 (các số đã được chọn: từ 10 – 19; 26; 54; 71; 74; 99)
Tác giả: Léopold Michel Cadière, Edmond Gras
Khổ: 17x24cm
Số trang: 466 trang
Giá: 789.000đ
Bản Siêu đặc biệt:
Nếu như Washi (Hòa chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Nhật, Hanji (Hàn chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Hàn quốc (không chỉ cụ thể một loại nguyên liệu nào), thì Trúc Chỉ là danh từ để định danh một loại hình giấy – nghệ – thuật, nghệ – thuật – giấy mới của Việt Nam
Nghệ thuật Trúc Chỉ khởi phát từ ý niệm mang đến cho “giấy” một khả năng mới: thoát khỏi thân phận làm “nền” cho các thao tác sáng tạo khác, để trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân, độc lập.
Với ý nghĩa hình tượng cây tre/trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt, Trúc chỉ được Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý định danh vào tháng 4 năm 2012, và được Họa sỹ Phan Hải Bằng, Giảng viên Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế cùng các cộng sự nghiên cứu và sáng tạo nên. Trúc Chỉ được khai sinh từ văn hóa Huế, văn hóa Việt.
Năm 2019 Thái Hà Books đã phối hợp cùng với Vườn Trúc Chỉ của họa sỹ Phan Hải Bằng đem nghệ thuật Trúc Chỉ vào 06 bìa sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế”. 06 ấn bản Trúc Chỉ này được đấu giá với tổng số tiền thu được 133.5 triệu. Toàn bộ số tiền này được ủng hộ cho Quỹ Văn hóa Huế.
02 ấn bản được đấu giá online:
– Ấn bản “Phúc lành và trường thọ” với mức giá cao nhất là 11.000.000đ
– Ấn bản “Qui” với mức giá cao nhất là 7.500.00đ
02 ấn bản được đấu giá tại Huế:
– Ấn bản “Phượng” với mức đấu giá cao nhất là: 33.000.000đ
– Ấn bản “Long mã” với mức đấu giá cao nhất là: 21.000.000đ
01 ấn bản được đấu giá tại Hà Nội:
– Ấn bản “Chữ Thọ ẩn hiện giữa hoa văn” với mức đấu giá cao nhất là 19.000.000đ
01 ấn bản được đấu giá tại Tp.HCM
– Ấn bản “Hoa lá hóa rồng” với mức đấu giá cao nhất là 42.000.000đ
Công ty cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!