Nhật Tuyết

Phụ nữ tự do, tình yêu và hạnh phúc

Tác giả: Nhật Tuyết   |   Tủ sách: Newme Chữa lành, Sách hợp tác xuất bản
95,200₫ 119,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 23,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Chia sẻ của tác giả Nhật Tuyết gửi tới bạn đọc qua cuốn sách Phụ nữ tự do, tình yêu và hạnh phúc.

“Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm và yêu mến Phụ nữ tự do, tình yêu và hạnh phúc. Đây là cuốn sách đầu tay mà tôi dành nhiều tâm huyết. Cũng là nữ giới nên như bao người, không ít lần tôi được nghe những lời khuyên: “Phụ nữ không cần phải học nhiều, không cần phải kiếm tiền giỏi, chỉ cần đảm đang, ngoan hiền, biết chăm sóc chồng con, vun vén hạnh phúc gia đình là đủ”.

Quan niệm về một cuộc đời hạnh phúc, viên mãn của phụ nữ từ trước đến nay thường được gói gọn trong một chu trình đơn giản: lớn lên, tìm kiếm một tình yêu, rồi lấy chồng, sinh con, ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình, làm chỗ dựa cho đàn ông phát triển sự nghiệp.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cũng với hàm ý: vai trò của đàn ông là tập trung phát triển sự nghiệp, làm những chuyện đại sự và là trụ cột gia đình; còn phụ nữ là phái yếu, chỉ cần lo các việc nhỏ như nấu nướng, dọn dẹp; quán xuyến việc nhà; chăm sóc con cái. Để có một tình yêu đẹp hay một gia đình hạnh phúc, đa số phụ nữ thường phải chấp nhận hy sinh, lùi lại phía sau, làm hậu phương cho chồng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, nam nữ đều bình đẳng trên mọi phương diện. Ta không thể ràng buộc nữ giới trong những tiêu chuẩn “phụ nữ gia đình” một cách gò bó, cứng nhắc. Bất kể là nam hay nữ, ai cũng đều xứng đáng được sống một cuộc đời rực rỡ theo cách riêng của mình. Ngoài vai trò làm vợ, làm mẹ, nhiều phụ nữ ngày nay cũng có những khao khát lớn hơn trong cuộc sống. Họ cũng có những ước mơ, đam mê cháy bỏng và mong muốn được làm việc, cống hiến, theo đuổi con đường sự nghiệp riêng của mình. Song, chính những định kiến về vai trò của giới trong xã hội đã tạo nên nhiều áp lực, rào cản và thách thức cho nữ giới trên hành trình chinh phục ước mơ. Bên cạnh đó, không phải cô gái nào cũng may mắn tìm được một người đàn ông đủ bao dung, thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành, ủng hộ mình, nên đôi khi, trắc trở trong chuyện tình cảm cũng là một “hậu quả” thường thấy ở các cô nàng mang nhiều hoài bão. Việc cân bằng giữa công việc, sự nghiệp và vẹn toàn gìn giữ tình yêu, hạnh phúc trong hôn nhân luôn là mối bận tâm hàng đầu của phụ nữ ngày nay. Hy vọng rằng, các độc giả nữ sẽ tìm thấy sự đồng cảm và câu chuyện của chính mình trong cuốn sách này”.

MỤC LỤC:

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI

Phụ nữ luôn bị lệ thuộc vào đàn ông

Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng?

Con gái đến tuổi phải lấy chồng?

“Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”

“Xuất giá tòng phu”

Là phụ nữ, phải hy sinh?

Nữ quyền là nguyên nhân dẫn đến ly hôn?

CHƯƠNG 2: TỰ DO VÀ NHỮNG ĐÁNH ĐỔI

Dễ mâu thuẫn, bất đồng quan điểm

Những hạnh phúc bỏ lỡ

CHƯƠNG 3: NHỮNG SAI LẦM DỄ ĐÁNH MẤT HẠNH PHÚC

Hãy luôn là chính mình?

Quá theo đuổi sự hoàn hảo

Vật chất hay tình cảm

Tự do thái quá

Con cái phải sống theo ước mơ của mẹ?

Làm mẹ đơn thân

Đừng sống bất cần, hãy luôn tin vào tình yêu

Lời kết

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

“Xuất giá tòng phu”

Cách đây vài năm, một người chị từng chia sẻ với tôi rằng: “Sau này lấy chồng, ngoài việc xem xét tính cách, sự hòa hợp giữa hai người, em cũng nên cân nhắc cách cư xử của họ hàng, người thân, gia đình nhà chồng. Vì em cònphải sống với gia đình nhà chồng em cả về sau này nữa”. Thật vậy, cuộc sống hôn nhân đôi khi không chỉ là chuyện giữa hai vợ chồng mà còn bị tác động ít nhiều bởi họ hàng, nội ngoại hai bên, đặc biệt là nhà chồng. Nhiều chàng trai có thể rất yêu và nỗ lực theo đuổi một cô gái nhưng khi quyết định kết hôn, anh ta chỉ muốn cưới người phụ nữ phù hợp với nếp sống gia đình mình mà thôi. Nếu chẳng may gặp phải những ông chồng không đủ bản lĩnh bảo vệ vợ trước những xoi mói của họ hàng, người thân, đặc biệt là mẹ chồng; phụ nữ sẽ rất khó được sống theo ý mình sau khi về chung nhà.

Tại nhiều vùng miền ở nước ta, đặc biệt là ở các gia đình còn có tư tưởng trọng nam, vai trò của phúc riêng tư của hai vợ chồng. Không ai muốn “làm dâu trăm họ”1 để phục tùng, làm hài lòng cả gia đình chồng. Nhiều cô nàng còn sẵn sàng phản kháng, đáp trả khi họ hàng, người thân có những đòi hỏi, yêu cầu quá đáng. Đây cũng là một vấn đề dễ làm các cặp đôi tranh cãi, bất đồng nếu người chồng không biết cách cư xử khéo léo. Tôi từng đọc đâu đó câu: “Kết hôn là cả hai tách ra khỏi gia đình vốn có để cùng nhau xây dựng gia đình mới, chứ không phải là anh tách em ra khỏi gia đình em, rồi nói với em đó là gia đình anh, máu mủ của anh”.

Dẫu biết rằng, phụ nữ cũng nên có sự thích nghi phù hợp với văn hóa nhà chồng nhưng điều đó không có nghĩa đàn ông được quyền bắt ép vợ phải thay đổi theo ý nguyện của họ hàng, người thân, dòng họ. Ý nghĩa thực sự của hôn nhân không phải người vợ thường không được tôn trọng. Đàn ông luôn được gắn với trách nhiệm cúng bái, thờ phụng ông bà tổ tiên; báo hiếu cha mẹ; quan tâm, lo lắng cho anh chị em trong nhà. Và lấy vợ trở thành một nghĩa vụ mà phái nam phải làm để tìm kiếm một người bạn đời phù hợp, cùng gánh vác trọng trách gia đình theo đúng nghĩa. Tiêu chí một cô gái biết “yêu anh, yêu cả tông ty họ hàng” là điều mà đa số các chàng trai tìm kiếm. Song, đa số phụ nữ ngày nay lại mưu cầu nhiều hơn vào tình yêu và hạnh phúc riêng tư của hai vợ chồng. Không ai muốn “làm dâu trăm họ” để phục tùng, làm hài lòng cả gia đình chồng. Nhiều cô nàng còn sẵn sàng phản kháng, đáp trả khi họ hàng, người thân có những đòi hỏi, yêu cầu quá đáng. Đây cũng là một vấn đề dễ làm các cặp đôi tranh cãi, bất đồng nếu người chồng không biết cách cư xử khéo léo. Tôi từng đọc đâu đó câu: “Kết hôn là cả hai tách ra khỏi gia đình vốn có để cùng nhau xây dựng gia đình mới, chứ không phải là anh tách em ra khỏi gia đình em, rồi nói với em đó là gia đình anh, máu mủ của anh”. Dẫu biết rằng, phụ nữ cũng nên có sự thích nghi phù hợp với văn hóa nhà chồng nhưng điều đó không có nghĩa đàn ông được quyền bắt ép vợ phải thay đổi theo ý nguyện của họ hàng, người thân, dòng họ. Ý nghĩa thực sự của hôn nhân không phải là để làm tròn nghĩa vụ với gia đình, làm hài lòng cha mẹ hay sinh con đẻ cái, mà cả hai tìm đến nhau là để có người san sẻ niềm vui, sớt chia nỗi buồn và cùng nhau xây dựng hạnh phúc.

Công ty cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN