Khác

Tết Việt

Tác giả: Khác   |   Tủ sách: Văn hóa - Giáo dục
127,200₫ 159,000₫
-20%
(Tiết kiệm: 31,800₫)
  • 100% sách bản quyền
    100% sách bản quyền
  • Ship COD toàn quốc
    Ship COD toàn quốc
  • Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
    Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
  • Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi
    Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền thiêng liêng, trọng đại, mang nhiều ý nghĩa, là dịp chúng ta cần thể hiện những tập truyền quý báu có màu sắc dân tộc cũng như các dân tộc khác trong dịp Tết của họ.

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gần tám mươi năm Pháp thuộc, văn hóa, phong tục ngoại lai đã xâm nhập, tràn ngập vào Việt Nam, nhất là nơi thành thị và giới thượng lưu. Xã thôn Việt Nam đã đóng vai trò thành trì ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai. Vì thế những gì lưu truyền ở thôn quê Việt Nam có thể dễ là phong tục có tính cách Việt Nam hơn. Trên mảnh đất này, người Việt chiếm đa số, nhưng dân tộc Việt Nam gồm nhiều sắc dân khác, vì thế gia tài chung sẽ phong phú nếu có sự đóng góp các tinh túy của các sắc dân.

“Tết Việt” sẽ cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều về “Tết” từ Bắc vào Nam đến các vùng lân bang Việt Nam thông qua bài viết của các tác giả như Vương Hồng Sển, Bửu Kế, Phạm Văn Sơn….

Cuốn sách đã ghi lại những dấu ấn một thời hoạt động sôi nổi của một số sinh viên, trí thức Sài Gòn, đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa Việt Nam.

Trích đoạn sách hay:

Hương vị Tết miền Nam

Tuy cùng một gốc nhưng nước Việt ta, Bắc – Nam – Trung, vẫn thưởng Tết không đâu giống với đâu: Tết trong Nam mộc mạc sơ sài, không như Tết miền Trung và ngoài Bắc, trước đây giữ nhiều lễ phép và kiêng cữ. Tuy không lạnh lẽo đến có tuyết rơi giá phủ, nhưng Trung và Bắc, có đủ xuân – hạ – thu – đông, bốn mùa phân biệt: Các thi ông ngoài nớ hơn chúng tôi ở trong Nam vì được hưởng xuân trọn vẹn, khi chén rượu ấm lòng, khi câu thơ phấn khởi, khi nhấp chén trà hương đượm… và ngoài ấy mới thấy chiếc áo ngự hàn bằng dạ bằng nhung có mãnh lực làm tăng giá trị con người và cũng làm khổ con người bằng cách bắt buộc mọi người phải tùy theo túi tiền, săn sóc và chạy theo từ cái “ăn no mặc ấm”. Nhưng đã là “ăn Tết” đúng theo ý nghĩa tục lệ ông bà để lại, thì đâu đâu cũng như nhau, dùng dịp Tết nhứt để mừng đoàn tụ gia đình, tưởng niệm cúng vái tổ tiên đã khuất, há đợi gì: “Xuân từ trong ấy mới ban ra”.

(Trích Cảm tưởng về Tết trong Nam – Tác giả Vương Hồng Sển)

Các nghi lễ triều đình Nguyễn

Các nghi lễ của triều đình Huế hoặc tổ chức tại đàn Nam Giao, hoặc tại Tịch Điền, tại các lăng, các chùa, nhưng phần lớn thì ở trong Hoàng thành. Những nghi lễ này ta có thể chia thành hai loại. Một loại có tính cách thường xuyên, tổ chức vào một thời kỳ nhất định, còn một loại có tính cách bất thường, không dự liệu từ trước.

(Trích Nhìn qua các nghi lễ triều đình Nguyễn – Tác giả Bửu Kế)

Giai thoại về câu đối tết

Theo lệ thường niên gần cuối tháng Chạp, thành thị cũng như thôn quê, đâu cũng xôn xao sắm Tết, ngoài món nêu cao pháo điện, giò chả bánh chưng, người ta vẫn không quên được món câu đối đỏ. Các nhà yêu văn mỗi khi nhắc đến chuyện câu đối đỏ thì cũng không quên nhắc đến câu đối của cụ Nghè Chu viết cho người chủ mành Nghệ trước đây già nửa thế kỷ mà ai cũng phải ca tụng là câu độc đáo, chẳng những từ đấy về trước, mà cả từ đấy về sau, chẳng còn câu nào có thể sánh kịp!

(Trích Giai thoại về câu đối tốt – Tác giả Tô Nam Nguyễn Đình Diệm)

Các tục lệ ngày xuân

Ngày 30 Tết (tháng Chạp), dân đốt pháo. Pháo ngày xưa chưa có làm bằng giấy bọc thuốc nổ như ngày nay mà là những ống lệnh chứa thuốc nổ và có ngòi. Người ta đốt pháo ở ngoài cổng, ngoài ngõ hay ngoài sân rồi sửa soạn giết gà giết lợn làm cỗ cúng ông bà luôn ba ngày liền. Mồng 5 Tết, trong cung vua có bày tiệc khai hạ. Từ quan đến dân đều đi lễ chùa, viếng đền đài, vườn hoa và phong cảnh trong địa phương. Tháng Hai, quan cho dựng xuân đài, mướn phường chèo đến hát xướng ca múa cho mọi người cùng dự. Ngoài ra, có đặt các trò chơi công cộng như đánh vật, chọi gà và đánh cầu lấy giải thưởng. Đúng ngày Lập xuân, vua cắt người tông trưởng cầm roi vút vào con trâu đất (thổ ngưu) do mục đích khuyến nông rồi vua quan vui vẻ bước vào cung ăn yến.

(Trích Cổ nhân và các tục lệ ngày xuân – Tác giả Phạm Văn Sơn)

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm đã xem

HỎI ĐÁP - BÌNH LUẬN