[ThaiHaBooks] Đây là một cuốn sách phân tích khả năng lãnh đạo qua cả lăng kính định lượng lẫn định tính. Nó thiết lập một góc nhìn lớn hơn về lãnh đạo toàn cầu bởi lãnh đạo cần phải thấu hiểu cả chiến thuật lẫn chiến lược. Nó cũng chỉ ra rằng thách thức lớn nhất nằm ở khả năng giải phóng tiềm năng của sự thay đổi phía trước mà không vùi dập những ai không muốn hoặc không thể tham gia.
Cuốn sách không chỉ nói về những gì đã xảy ra, hay những gì sắp xảy ra, mà còn về những gì đang xảy ra với lối tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh của các nhà lãnh đạo. Bằng cách để họ dành thời gian suy nghĩ và trang bị cho họ cả kính viễn vọng để nhìn xa cũng như kính lúp để soi vào các chi tiết, chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích họ tạo ra những kết quả tốt hơn và giảm thiểu tình trạng mù lòa trong kinh doanh.
Trong Chương 1, chúng tôi mở đầu bằng việc nói về sự thay đổi hành vi do quá tải dữ liệu gây ra, sau đó kết lại chương với thông tin cho thấy việc này có thể khiến tư duy của chúng ta hướng tâm và thiên não trái như thế nào.
Tương tự, trong Chương 2, chúng tôi tiết lộ thông tin về nền kinh tế thế giới như nó vốn có, chứ không phải như nó đã có. Nhiều quan điểm phổ biến về nó hiện đã trở nên lỗi thời một cách vô vọng. Chúng ta vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả do các biện pháp đo lường kinh tế khẩn cấp từ cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Nợ toàn cầu, dù công hay tư, hiện đã cao gấp ba lần GDP toàn cầu. Bản chất thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới vẫn đang che mắt các nhà lãnh đạo và khiến họ mắc phải những sai lầm và hiểu sai vấn đề. Chương này xem xét bối cảnh và những cảnh báo về hiện tượng gia tăng những kết quả bất ngờ như sự quay trở lại của lạm phát và chi tiêu quốc phòng cao chưa từng có. Một lần nữa, chúng tôi cũng đưa ra liên hệ mở rộng.
Trong Chương 3, chúng ta sẽ xem xét những tác động của Internet đến hành vi và liên hệ nó với làn sóng thiếu kiên nhẫn ngày càng gia tăng. Chúng tôi sẽ cho thấy sự gia tăng của hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khía cạnh định tính trong cuộc sống của chúng ta như thế nào. Tính tức thời của Internet đang tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả cao. Nó cũng tạo ra sự thiếu kiên nhẫn, không chắc chắn và bất bình đẳng.
Trong Chương 4, chúng ta xem xét kỹ hơn sự thay đổi mang tính triết học. Tất nhiên, những lợi ích to lớn của trí tuệ và hiểu biết được chia sẻ có thể dẫn đến sự lạc quan. Đồng thời, bất chấp lượng thông tin dồi dào, một số người lại chọn cách phớt lờ nó, dẫn đến sợ hãi, tức giận và hoài nghi. Đây là một ví dụ điển hình về hiệu ứng “chồng chập”. Điều này có thể dẫn đến một cái nhìn lạc hậu và không tưởng về thế giới tương lai.
Trong Chương 5, chúng ta sẽ xem xét các cơ sở hạ tầng và địa chính trị của thế giới, đồng thời xem xét các mục tiêu của phương Đông và phương Tây đang hội tụ như thế nào. Chúng ta sẽ thấy sự trỗi dậy của các quốc gia như Mexico và việc Trung Quốc thực hiện một vành đai, một con đường, một vòng tròn sẽ thay đổi mọi thứ ra sao. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể các trường hợp về Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nga và Trung Đông. Siêu liên kết giữa họ với nhau khiến không một nhà lãnh đạo toàn cầu nào có thể hiểu được những thay đổi hằng ngày nếu không trang bị cho mình một tầm nhìn nhạy bén tình huống về thế giới.
Trong Chương 6, chúng ta sẽ thấy sự ra đời của các công nghệ chưa từng xuất hiện sẽ thay đổi mọi thứ hơn nữa ra sao. Chúng tôi sẽ xem xét các cơ hội lãnh đạo do các công nghệ mới triệt để mang lại và cách thế giới có thể thay đổi hơn nữa. Chúng tôi kết nối các điểm nhiều hơn nữa để xem công nghệ đang đưa chúng ta đến đâu.
Trong Chương 7, chúng ta sẽ khám phá một trong những xu hướng từ Chương 6, đó là công nghệ đang làm gián đoạn các mối quan hệ ở mọi cấp độ như thế nào. Năng lực lãnh đạo bị đe dọa mạnh mẽ trong lĩnh vực này vì mục tiêu chính của nó là thống nhất mục đích. Chương này chủ yếu phân tích các tác động của giới đến nhiều xu hướng toàn cầu.
Trong Chương 8, chúng tôi sẽ mở rộng ra tất cả các khía cạnh từ đầu cuốn sách đến giờ để thấy thế giới trong thế kỷ 21 đã đảo ngược sâu sắc các giá trị của thế kỷ trước đó như thế nào. Điều này cho thấy môi trường “trong gương” về cơ bản đã thách thức tất cả các khía cạnh của lãnh đạo ra sao.
Cuối cùng, trong Chương 9, chúng ta sẽ tìm hiểu xem giờ đây các nhà lãnh đạo trên thế giới cần gì để thấu hiểu tương lai. Chúng tôi sẽ phân tích bản chất nghịch lý cơ bản của sự thay đổi. Các nhà lãnh đạo không thể chỉ tìm cách đạt được những kết quả tích cực của sự thay đổi; họ cũng phải giảm thiểu tổn thất do thay đổi phía trước gây ra. Mà khả năng cao là những tổn thất mới là yếu tố quyết định số phận của họ.
Về tác giả:
Chris Lewis là một doanh nhân, cựu nhà báo, người sáng lập LEWIS, một trong những tổ chức sáng tạo lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1995, công ty của ông hiện có 25 chi nhánh văn phòng và 500 nhân viên.
Tiến sĩ Pippa Malmgren là nhà kinh tế học, doanh nhân. Từng là cố vấn tổng thống của Nhà Trắng, bà hiện đang cố vấn cho chính phủ Anh và các tổ chức tài chính và quân sự lớn nhất thế giới.
Mục lục:
Chương 1: Hiểu rõ hậu quả của quá tải
Chương 2: Hiểu rõ một loại hình kinh tế mới
Chương 3: Hiểu rõ một loại hành vi mới
Chương 4: Hiểu rõ một triết lý mới
Chương 5: Hiểu về địa chính trị và cơ sở hạ tầng mới
Chương 6: Hiểu rõ Data Sphere
Chương 7: Hiểu về giới tính
Chương 8: Hiểu một thế giới mới
Chương 9: Câu chuyện của các nhà lãnh đạo toàn cầu
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!