[Thaihabooks] Sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Cecil B. Currey viết, sau khi thăm Việt Nam về năm 1997 đã được Đại tướng tiếp ở nhà riêng. Tác giả là giáo sư sử học đã giảng dạy lịch sử tại trường Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) được đánh giá là một trong những sử gia xuất sắc về lịch sử chiến tranh đã viết ba cuốn sách về Việt Nam. Tác giả dựa vào nhiều nguồn tư liệu của ta và cả của tình báo nước ngoài (có nhiều dữ kiện không đảm bảo chính xác, cần phải lược bỏ hoặc biên tập lại) tiếp xúc với nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội.
Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở Anh, Trung Quốc, Braxin. ở Pháp, sáu năm sau khi cuốn sách ra mắt độc giả ở Mỹ, mới có nhà xuât bản Phebus -một nhà xuất bản địa phương nhận xuất bản sau khi bảy nhà xuất bản khác (trong đó có nhũng nhà xuất bản lớn) từ chối, không hẳn vì trong sách có những đoạn nói về giai đoạn sau 1954, mà vì sách có những chi tiết về nội bộ ta, nói về giai đoạn chống Pháp có sự đánh giá rất cao về tướng Giáp, lại do người Mỹ viết, có thể chạm đến sĩ diên của giới quân sự truyền thống Pháp, thêm một lẽ nữa là cho tới nay, giới nghiên cứu Pháp chưa viết một cuốn sách nào nói riêng về tướng Giáp mà chỉ xuất bản nhưng bản dịch về hồi ức hay những luận văn quân sự của tướng Giáp do Việt Nam xuất bản.
Võ Nguyên Giáp được xem như là gương mặt quân sự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Một thế kỷ đầy ắp những tướng lĩnh không được đào tạo chính quy, cũng như Giáp, không hề qua trường lớp đào tạo về quân sự khác hơn là trên chiến trường hay qua nghiên cứu sách vở. Những chiến công của Võ Nguyên Giáp quả là huy hoàng không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị.. Bởi lẽ, cần nhắc lại rằng, trong cuộc chiến tranh cách mạng, những mối quan tâm đều cả hai mặt chính trị và quân sự và xét đến cùng, trước hết là về chính trị, Tướng Giáp không phải là một quân nhân được lệnh đánh thắng trong cuộc chiến tranh mà không quan tâm đến tầm vóc chính trị của cuộc xung đột và tính mục đích của nó.. Hơn thế, một phần quan trọng trong các quan điểm quân sự của ông được vận dụng trong thực tế chiến đấu là kết quả của các sự lựa chọn chính trị. Quân đội nhân dân là sản phẩm của chiến tranh toàn dân. Khi so với Mao Trạch Đông, đôi khi người ta đã hạ thấp sự đóng góp của tướng Giáp vào lý luận chiến tranh cách mạng. Đó là không biết đến việc tướng Giáp và người Việt Nam đã nhấn mạnh sự kết hợp đấu tranh giữa nông thôn và thành thị, một quá trình, đến một lúc nào đó, có vai trò chủ yếu.. Còn về nhân tố có tính quyết định, là nhân tố cho phép tranh thủ thời gian – và về phương diện này, tướng Giáp đã tỏ ra đặc biệt xuất sắc – đó là khả năng động viên và tổ chức quần chúng.
Đó là điều mà tác giả Cecil B. Currey, sau một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và khó khăn đã chỉ cho chúng ta, qua cuốn sách của ông, biết rõ hành trạng của tướng Giáp, con người đã đánh thắng người Pháp và tiếp đó người Mỹ cũng phải chấp nhận thua cuộc. Chắc hẳn là trong cuốn sách của ông, phần nói về giai đoạn chống Mỹ – là giai đoan rõ ràng là ít được người Pháp biết đến – sẽ nói rõ hơn.
Ngoài ra, tác giả cũng tiết lộ cho chúng ta sự đấu tranh quyết liệt giữa các thế lực đối lập nhau trong ban lãnh đạo Việt Nam về đường lối, và trong đó, Giáp đôi khi là nạn nhân Cuối cùng và trên hết, tác giả đã phục dựng một cách xuất sắc quan điểm riêng của người Việt Nam về chiến tranh dù được tiến hành chống Pháp hay chống Mỹ.
Cố gắng của tác giả không phải tự nhiên mà có, và có lẽ sẽ làm ngạc nhiên những ai quen xem xét và giải quyết các vấn đề xuất phát từ một quan niệm một chiều – đó cũng là quan niệm của chúng ta vẫn tồn tại trong năm mươi năm qua. Vì lý do đó, chúng tôi xin cảm ơn ông Jean-Pierre Sicre đã chấp nhận mạo hiểm xuất bản cuốn này bằng tiếng Pháp, một cuốn sách bổ ích nhưng có thể gây phiền lòng một số người, sau khi có đến bảy nhà xuất bản – trong đó có những xuất bản lớn – đã từ chối không muốn lao vào một công việc phiêu lưu đó. Chắc chắn tôi không phải là người đầu tiên nhận xét thấy xu hướng phân cấp về đia phương trong việc xuất bản sách đang phát triển ở Pháp. Dù sao, Việt Nam đã là một bộ phận trong đế quốc Pháp, và Điện Biên Phủ là một trận giao tranh trong đó quân đội Pháp là một bên tham chiến và đã chiến đấu một cách dũng cảm. Tìm hiểu hành động của con người đã đánh bại quân đội Pháp. Đó cũng chính là làm sáng tỏ hơn lịch sử của chúng ta.
Mục lục:
Phần thứ nhất : Trên quê hương An Xá 1911-1940
Chương 1. Trở thành một nhà cách mạng.
Chương 2. Chúng tôi không biết đấu tranh như thế nào.
Chương 3. Họ đặt hy vọng chung vào một sự nghiệp.
Phần thứ hai: Hà Nội 1941-1946
Chương 1. Không mềm không ấm
Chương 2. Mỗi người dân là một người lính
Chương 3. Niềm vui vô hạn của chúng tôi
Chương 4. Hoan nghênh những người bạn Mỹ
Chương 5. Chúng tôi phải viện đến vũ khí
Chương 6. Chúng tôi phải thực tế
Chương 7. Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng
Phần thứ ba: Điện Biên Phủ 1946-1954
Chương 1. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
Chương 2. Đây là một cuộc chiến tranh cực kỳ gian khổ
Chương 3. Chúng tôi phải lội qua ba chục con suối
Chương 4. Mồ hôi và cơ bắp của những người lính chúng tôi
Chương 5. Giữa chiến trường
Phần thứ tư: Sài Gòn 1955-1991
Chương 1. Đảng đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng
Chương 2. Tuyệt đối giữ bí mật và an toàn là khẩu hiệu của chúng tôi
Chương 3. Chỉ có các triết gia mới nói đến quy luật
Chương 4. Washington không nhìn thấy cuối đường hầm
Chương 5. Sông có thể cạn núi có thể mòn
Chương 6. Họ đã đặt chúng tôi trong mồ hàng chục lần
Chương 7. Kỷ niệm không bao giờ phai lạt
Chương 8. Một sự đánh giá
Hai phụ lục :
1. Tóm tắt lịch sử Việt Nam
2. Thống kê thiệt hại của hai bên trong cuộc chiến<
Giới thiệu tác giả:
Cecil B. Currey (1932-2013) là Giáo sư sử học quân sự, từng giảng dạy tại Đại học South Florida. Ông đã viết về Việt Nam từ những năm 1981, đồng thời là tác giả của nhiều đầu sách về lịch sử chiến tranh, quân đội Hoa Kỳ, và đặc biệt là chiến tranh Việt Nam.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!