Chào mừng bạn đã đến với Thái Hà Books!

Sự suy thoái của Phương Tây – Cú chuyển mình của châu Á

15/01/2019 Sự suy thoái của Phương Tây – Cú chuyển mình của châu Á

Sự phát triển và suy thoái của phương Tây

Nửa cuối những năm 1800, theo Maddison (1995), châu Á chiếm hơn 60 phần trăm tổng sản phẩm xã hội (GDP) toàn cầu. Khu vực này có số dân và diện tích lớn nhất trong số các châu lục và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Những cuộc cách mạng công nghiệp đã mang đến cho phương Tây công nghệ và quân sự tân tiến để thống trị phần còn lại của thế giới trong thời kỳ của Chủ nghĩa Đế quốc từ cuối thế kỷ 19 đến nửa thế kỷ 20. Chiến tranh và các thỏa thuận ép buộc đã biến châu Á thành cơ sở sản xuất và nguồn nguyên liệu thô cho người tiêu dùng phương Tây.

Phương Tây nắm giữ và tiếp tục lèo lái con tàu chở vận mệnh kinh tế và chính trị. Cuộc Đại Suy Thoái (1929-1940) kéo theo Thế chiến II (1939-1945), sau đó là cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và khối Xô viết (1945-1991). Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ. Nước Mỹ trở thành siêu cường duy nhất.

Hai mươi năm sau, nước Mỹ vẫn giữ vững vị trí số một. Ngày 11 tháng 9 năm 2001, lực lượng khủng bố Hồi giáo đã đánh sập Trung tâm Thương Mại Tế Giới, tòa nhà biểu tượng của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Và năm 2008 cuộc Đại Suy Thoái đến với nước Mỹ và các nước đồng minh châu Âu khi xảy ra sự sụp đổ thị trường vốn.

Ngày nay, nước Mỹ chứng kiến bạo lực tiếp diễn ở Syria và Afghanistan, sự đe dọa vũ khí hạt nhân của Iran, tình trạng hỗn loạn xã hội và xung đột quân sự ở Trung Đông và châu Phi. Còn trong số các nước đồng minh truyền thống ở châu Âu thì: khủng hoảng nợ và tình trạng suy thoái đe dọa lan rộng ra toàn cầu. Những khó khăn của châu Âu càng trở nên phức tạp khi Crimea sáp nhập vào nước Nga trong tháng 3 năm 2014, châm ngòi cho các đòn trừng phạt kinh tế từ Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ, châu Âu sẽ bị cuốn vào các vấn đề đó trong một thời gian dài. Trong lúc ấy, một cuộc cách mạng dịch chuyển sức mạnh kinh tế thế giới từ Mỹ và các nước châu Âu sang châu Á đang hiện ra.

CHÂU Á CHUYỂN MÌNH SỰ CHUYỂN DỊCH CHO MỘT “THẾ KỶ CHÂU Á”

Vì thế nước Mỹ đã quay trở lại với châu Á, khu vực tương đối ổn định về chính trị và kinh tế phát triển. Chỉ vài ngày sau khi thắng cử nhiệm kỳ hai vào tháng 11 năm 2012, Tổng thống Barack Obama đã chọn châu Á cho chuyến công du đầu tiên của mình, điều đó cho thấy chiến lược trọng tâm mới của Hoa Kỳ – ““xoay trục” sang châu Á”, trong đó Washington đang tăng cường các mối quan hệ với khu vực này khi nhận ra sức ảnh hưởng của nó về mặt kinh tế và chính trị đối với toàn cầu đang tăng lên.

Sự vươn lên của châu Á

Sau Thế Chiến II, “phép màu Nhật Bản” (1955-1990) đã đưa châu Á trở lại bản đồ kinh tế thế giới. Mô hình định hướng xuất khẩu của Nhật Bản được nhiều quốc gia châu Á học tập như Hàn Quốc, Đài Loan và những “con hổ ASEAN” bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Khi các nước phát triển phải đối mặt với nợ công cao và thâm hụt ngân sách lớn trong giai đoạn hậu Đại Suy Thoái, các nền kinh tế châu Á vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối. Trong tổng số khoảng 11 nghìn tỉ đô la ngoại hối dự trữ của thế giới, các nước châu Á nắm giữ hơn 60%.

Tuy nhiên, có vẻ như nhiều vấn đề sắp xảy ra. Các ngân hàng trung ương Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp tiền tệ trái quy tắc – tỉ lệ lãi suất xấp xỉ bằng không và chính sách nới lỏng định lượng QE (bản chất là việc in tiền mới) – để kích thích các nền kinh tế sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chính sách này đã bơm khoảng bốn nghìn tỉ đô la Mỹ vào hệ thống tài chính toàn cầu, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Các dòng vốn đã gây ra những đợt tăng giá các tài sản và nâng giá đồng tiền của gần như tất cả các nước châu Á có thặng dư tài khoản vãng lai. Mầm mống các cuộc khủng hoảng kinh tế của khu vực trong tương lai đã xuất hiện. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi trong tháng 11 năm 2012, ngay cả IMF, vốn lâu nay vẫn phản đối việc kiểm soát vốn, đã chấp nhận cho Philippines áp dụng việc kiểm soát vốn theo cách riêng. Tháng 2 năm 2014, chủ tịch mới của Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ, Janet Yellen, tiếp tục con đường của người tiền nhiệm là cắt giảm chương trình “nới lỏng định lượng”. Vào tháng 5 năm 2013, lần đầu tiên Fed gợi ý gián tiếp về sự cắt giảm tiền tệ và thị trường chứng khoán tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á kể cả Ấn độ và Indonesia. Châu Á điều chỉnh đời sống sau QE như thế nào?

Mời độc giả đón đọc kỳ 2: Sự vươn mình của toàn châu Á.

(Trích Châu Á chuyển mình – ThaiHaBooks phát hành!)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Cụ bà 97 tuổi ‘sành Internet nhất Việt Nam’ lên báo nước ngoài

Cụ bà 97 tuổi ‘sành Internet nhất Việt Nam’ lên báo nước ngoài

29/05/2017

[Zing.vn] Gần 100 tuổi, cụ Lê Thi vẫn "lướt" Facebook, Skype thành thạo hàng ngày, nhiệt tình bình luận trên các diễn đàn mà cụ yêu thích và đặc biệt...

“Đạo Phật của tuổi trẻ” cuốn sách không thể thiếu của mọi gia đình!

“Đạo Phật của tuổi trẻ” cuốn sách không thể thiếu của mọi gia đình!

17/02/2017

Tôi 32 tuổi - một người theo chủ nghĩa vô thần, luôn tâm niệm trong đầu "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" ^^. Duyên lành giúp tôi tìm...

Những số liệu rùng mình: Chúng ta đang sống hay đang hủy hoại cuộc sống? (P1)

Những số liệu rùng mình: Chúng ta đang sống hay đang hủy hoại cuộc sống? (P1)

05/06/2019

[ThaiHabooks - SOHA] Epicurus, nhà triết học Hy lạp, đã viết: "Nếu bạn muốn tăng chỉ số hạnh phúc của con người, đừng nhằm vào mục đích tăng tài sản....

Đừng nhìn ra quá xa – Hãy nhìn ngay dưới chân bạn

Đừng nhìn ra quá xa – Hãy nhìn ngay dưới chân bạn

01/10/2019

Có một câu nói là: “Tre có đốt trên đốt dưới” Như các bạn đã biết, thân tre có rất nhiều đốt, chính vì có những đốt ấy mà cây...