Tôi làm việc, tôi hạnh phúc: Làm gì để hòa thuận với đồng nghiệp?
19/03/2018
[ThaiHaBooks] Như các bạn đã biết, thời gian làm việc tại công sở của mỗi người chúng ta trung bình là 8 tiếng, tức là 1/3 thời gian trong ngày. 1/3 tiếp theo dùng cho việc ngủ ngủ và giải trí, 1/3 thời gian còn lại dành cho gia đình.
Thời gian tại cơ quan của mỗi người ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người đó. Nếu một người tại cơ quan làm việc hiệu quả, mang lại niềm vui cho người đó thì gần như chắc chắn cuộc sống của người đó tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc.
Thông qua cuốn sách Tôi làm việc, tôi hạnh phúc, Đại sư Pomnyun Sunim đã chỉ ra những cách thức, phương pháp khác nhau để làm việc vui vẻ, hiệu quả chứ không bị áp lực đè nặng và chi phối.
Một trong những điều tôi tâm đắc nhất trong cuốn sách là làm thế nào để làm việc với người đồng nghiệp khó chịu, không hợp với mình. Trong một cơ quan, công ty có rất nhiều người với những cá tính khác nhau nên không thể trách khỏi việc bất đồng ý kiến, quan điểm. Tôi đã và đang áp dụng những điều mà Đại sư Pomnyun Sunim chỉ bảo trong cuốn sách như sau:
Thứ nhất, khi làm việc với người làm việc không hợp với mình, tôi luôn đặt mình vào vị trí của người đó để hiểu nguyên nhân tại sao họ lại có cách ứng xử như vậy. Phải đặt mình vào hoàn cảnh của người ta, tìm hiểu người ấy như thế nào, có đang gặp phải khó khăn gì không. Biết đâu nếu tôi là họ, tôi sẽ ứng xử còn tệ hơn thế. Đứng trên quan điểm đó, nếu ai có hành xử không phù hợp thì tôi sẽ dễ dàng thấu hiểu và cảm thông với họ. Bản chất con người đều muốn sống chan hòa, hạnh phúc với nhau. Từ nhận thức đó tôi đã thay đổi hoàn toàn ứng xử và mối quan hệ với các đồng nghiệp cũng cải thiện hơn nhiều.
Và khi đồng nghiệp có hành động không phù hợp với mình thì cũng đừng nên phân bua, tranh cãi đúng sai với họ. Như Đại sư Pomnyun Sunim dạy trong cuốn sách thì “Bản thân chúng ta không thể thay đổi được Nghiệp của mình thì vì sao lại muốn thay đổi Nghiệp của người khác?”. Chúng ta cần mở rộng tấm lòng để thấu hiểu và chấp nhận, thích nghi với những người trong cùng môi trường làm việc.
Thứ hai, “Người làm chủ cuộc sống của mình là ai?” Để có thể vừa làm việc, vừa có hạnh phúc thì theo chúng ta phải làm chủ cuộc sống của chính mình. Để có thể làm được điều đó, ta không nên phán xét bất kỳ một ai. Đôi khi quan điểm của mình có thể đúng với người này, thời điểm này nhưng lại sai với người khác, thời điểm khác. Chính vì không có đúng, có sai rõ ràng nên đừng phán xét người khác, để tránh những mâu thuẫn với mọi người xung quanh.
Khi nhận thức được tự mình phải làm chủ cuộc sống của chính mình thì gặp bất kỳ trường hợp khó khăn nào tôi cũng không e sợ. Tôi tự tin rằng mình làm chủ cuộc sống của mình chứ không phải hoàn cảnh bên ngoài, hay do tác động từ người khác.
Thông qua cuốn sách Tôi làm việc, tôi hạnh phúc, Đại sư Pomnyun Sunim đã đem đến cho tôi một cách nhìn mới về cách ứng xử với mọi người trong cùng môi trường làm việc, từ đó hiệu quả công việc được cải thiện đáng kể. Và đúng như tựa đề của cuốn sách, nếu chúng ta có thể vừa làm việc, vừa có được cả hạnh phúc thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Khắc khoải
16/11/2016(Thân tặng chị Huyền Jet và các thành viên CLB Yêu SáchThái Hà) Ai cũng có cái gì để mà nhớ để mà lưu luyến vấn vương, bạn có thể...

Thư mời tham dự tọa đàm “Made in VietNam và Câu chuyện văn hóa đọc”
21/11/2016Tọa đàm "Made in VietNam và Câu chuyện văn hóa đọc" sẽ được diễn ra vào lúc 18h00 ngày 01/04/2015 tại Hội trường B1 - Đại học Sư phạm Hà...

Thư gửi Bác – Người Thầy của Con
23/05/2017[Thaihabooks] Kính gửi Bác Tiến Sĩ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng! Con là Vũ Mạnh Tuân - Sinh viên năm 3 của Học viện Cảnh sát nhân dân. Lời...

Bài cảm nhận về cuốn sách : “Trồng hoa không cho mọc rễ”
20/11/2016[CLBYSTHB] Một buổi tối tràn đầy năng lượng trong những ngày đầu xuân Bính Thân, thật yên bình, tôi đã được đọc cuốn sách “Trồng hoa không cho mọc rễ”...